A dua

01:15 CH @ Thứ Sáu - 02 Tháng Mười Một, 2018

Chúng ta sống trong một xã hội mang tính cộng đồng cao nên thường thấy số đông làm thế nào là ta muốn a dua theo ngay với quan điểm thà dại bầy hơn khôn độc, nhưng hệ quả theo đuôi này nhiều lúc chẳng được lòng ta và xót xa cả lòng người! A dua có nghĩa là làm theo, bắt chước do dại dột, mù quáng hoặc do có dụng ý không tốt và động cơ chủ yếu của a dua đều bắt nguồn từ ý muốn kiếm lợi cho bản thân.

Tiếu lâm xưa kể có hai anh chàng ở gần nhau, một nghèo nhưng hay chữ và một giàu nhưng dốt đặc. Một lần anh nghèo đến dinh quan xin học bổng, quan thử tài bằng cách bắt ứng tác một bài thơ. Anh chàng nhìn thấy con ngựa trắng gần đấy bèn vịnh luôn: Bạch mã mao như tuyết - Tứ túc cương như thiết - Tướng công kị bạch mã - Bạch mã tẩu như phi (đại ý ngựa lông trắng như tuyết, bốn chân cứng như sắt, quan lớn cưỡi ngựa trắng, ngựa trắng phi như bay). Quan nghe xong rất hài lòng, thưởng cho anh chàng tiền và thóc, lúc nhấc quang gánh lên thấy chưa cân, anh chàng lém lỉnh than rằng: Nhất bên trọng, nhất bên khinh, quan bèn cho thêm thóc để cân bằng. Biết chuyện, anh giàu nổi lòng tham bèn xin anh nghèo truyền lại hết nội dung bài thơ, các câu đối đáp để học thuộc lòng rồi hôm sau cũng đến dinh quan xin tiền học. Quan cũng yêu cầu ứng tác thơ, nhưng lúc đó không có con ngựa trắng mà chỉ có một bà cụ đang quét sân, anh chàng bèn gượng đọc: Bà cụ mao như tuyết - Tứ túc cương như thiết - Tướng công kị bà cụ - Bà cụ tẩu như phi! Quan nổi giận thét lính nọc ra quất 30 roi vào mông, anh chàng vẫn cố thều thào nốt câu nhất bên trọng, nhất bên khinh thế là quan ra lệnh đánh thêm 30 roi nữa vào lưng cho cân bằng!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bắt chước, sáng tạo và… ăn cắp

    22/10/2015Văn Như CươngGiờ tập viết của học sinh lớp một. Cô giáo dặn dò: "Các em hãy nghe kỹ lời cô nói, làm cho đúng những điều cô làm mẫu. Phải bắt chước cơ mà viết cho đúng...". Và bây giờ các em đang tập viết một chữ cái vào vở của mình.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: học bề ngoài, khách sáo

    27/09/2015Vương Trí NhànNgười mình vốn có cái thiên tính dễ đồng hóa, nghĩa là có tư cách, dễ am hiểu dễ thu nạp lấy những gì khác lạ với mình, dễ đem những điếu hay điều dở của người ngoài mà hóa làm của mình, nhưng cái tài đồng hóa đó thường thường chứa cái khóe tinh, biết xem xét và bắt chước của người, phảng phất ở bề ngoài, chứ không thấu triệt được đến chỗ căn để, chỗ tinh túy
  • Từ bầy đàn đến cá nhân - Sự chuyển đổi hệ giá trị

    24/09/2015Phạm Bích SanSáng tạo bao giờ cũng là sáng tạo cá nhân, còn những hoạt động cộng đồng chỉ là sự tổ chức ra các điều kiện cho cá nhân sáng tạo...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tính toán thiển cận, mê tín gây lãng phí, không chuyên nhất, dễ dãi tiếp nhận

    05/08/2015Vương Trí NhànNgười An Nam vốn có cái thiên tính dễ đồng hóa, dễ am hiểu, dễ thu nạp lấy những cái khác lạ với mình, dễ đem những điều hay điều dở của người mà hóa làm của mình, nhưng cái tài đồng hóa đó thường thường chỉ là cái khóe tinh, biết xem xét và bắt chước của người, chỉ phảng phất ở bề ngoài chứ không thấu triệt được đến chỗ căn để cho tinh túy...
  • Hình mẫu

    15/06/2015Nguyễn Hữu TháiHình mẫu là gương tiêu biểu về nhân cách và hoạt động của những con người mà ta có thề lấy làm chuẩn noi theo để tiến lên trong cuộc sống. Thường thì họ là những người thành công và hoạt động chân chính trong các lĩnh vực sinh hoạt khác nhau trong đời thường và là các nhân vật xuất sắc mà các phương tiện truyền thông đại chúng hay đề cập đến...
  • Sành điệu Internet - “Bầy đàn” & Văn hóa đọc

    17/11/2014Nguyễn MinhVăn hóa đọc xem ra là vấn đề có vẻ trầm trọng, kéo theo nhiều băn khoăn, phiền não của những người tâm huyết với sách. Người ta mở biết bao nhiêu Hội thảo, diễn đàn trên báo bay trong... hội trường để bàn về việc làm sao cho sách in, báo in "trụ” được trong cuộc cạnh tranh dữ dội với lnternet. Tràn ngập trong những cuộc hội họp ấy là lời than phiền về tương lai của sách và luận điểm người ta đưa ra nhiều nhất là: Internet sẽ “nuốt chửng" sách in truyền thống, thật đáng lo ngại!
  • Văn hóa bắt chước

    22/04/2014Phong DoanhXu thế hội nhập bắt nguồn từ nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, trí tuệ và lao động một cách hợp lý hơn trên cả phạm vi càng rộng càng tốt để phục vụ cho nhu cầu khám phá càng nhiều những thú vui trong tiêu xài và hưởng thụ của con người vốn dĩ đã bắt đầu tăng tốc từ cuộc cách mạng công nghiệp cách đây vài thế kỷ. Con tầu "tiện nghi và xa xỉ" đó đang băng về phía trước mông lung, tàn phá nặng nề thiên nhiên và cả đạo đức...
  • Mạng Internet cộng đồng tấn công giới trẻ

    19/05/2009Anh Xuân - Lê MinhTrong 2 năm gần đây, mạng Internet cộng đồng phát triển bùng nổ cả về tốc độ, số lượng và quy mô. Bên cạnh ý nghĩa kết nối bạn bè, chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc... thì số đông mạng Internet cộng đồng hiện nay đang thương mại hoá. Để làm được điều này, mạng xã hội đã "tấn công" giới trẻ bằng nhiều chiêu thức nguy hiểm để moi tiền và hút khách, kéo theo đó là những tệ nạn rất cần phải kiểm soát.
  • Đừng bắt chước và nhại lại người khác

    15/11/2006Vũ HuyếnTrên một tin, một bài báo, trên một bức ảnh hay một phóng sự, chỉ nên nói một điều, nhấn mạnh một chủ đề. Nếu không các bài báo sẽ trở thành một thứ “lẩu thập cẩm” ăn nhiều là chán. Vấn đề nêu ra không sai nhưng không rõ, không nổi bật. Đó là thứ hạng của các bài viết ẩu hoặc của các tay viết thường “chỉ sợ độc giả không hiểu mình".
  • Từ chuyện “chôm” của công đến ý thức cộng đồng

    20/09/2006Hữu VinhVụ trộm hơn 3,4 tấn thép trụ cầu Vĩnh Tuy của nhóm thanh thiếu niên mới đây được ưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng có vẻ như không mới. Đơn giản là vì những vụ trộm cắp tương tự như vậy cũng đã xảy ra và số tiền mà bọn trộm thu được không lớn nhưng hậu quả về mặt kinh tế thì thật khó lường...
  • Tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay

    04/05/2006TS. Hoàng KimQuá trình thực thể sinh học - xã hội trở thành con người cũng là quá trình có sự kết hợp giữa tính cộng đồng và tính cá nhân, nói rộng hơn, là giữa tính xã hội và tính cá nhân. Triển khai nghiên cứu đề tài, các tác giả Viện Tâm lý học đã đặt nó trong bối cảnh của thời đại ngày nay, khi quá trình hội nhập đã trở thành xu thế chung mang tính toàn nhân loại...
  • Cái tánh di truyền của dân tộc ta

    31/08/2005X.T.T. (Tiếng Dân, số 179, ngày 15-05-1929)Trong mục “Lật chồng báo cũ” chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với độc giả trích đoạn các bình luận về đạo đức xã hội của các nhà văn hóa thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945 trên các báo chí công khai. Trước hết là một số bài của báo Tiếng Dân do nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút...
  • Hãy tự xét mình

    18/01/2004Hoàng TámMấy năm gần đây người ta hay nhắc đến cuốn sách "Người Trung Quốc xấu xí" của Bá Dương (bản dịch Nguyễn Hồi Thủ), nói việc người láng giềng phương Bắc tự soi gương để nhận diện "cái xấu xí" của mình, "tự sỉ" mong sửa chữa để vươn lên. Bá Dương cũng nêu tấm gương của những người ở Mỹ và Nhật đi trước ông, viết sách tự phê phán "cái xấu xí" của mình.
  • xem toàn bộ