Nghiên cứu dài nhất lịch sử của ĐH Harvard đã tìm ra 6 yếu tố đảm bảo cho một cuộc sống hạnh phúc
Sau nghiên cứu kéo dài 80 năm, ĐH Harvard đã tổng hợp được 6 yếu tố giúp cho con người có một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh hơn, trong đó không bao gồm sự giàu có như nhiều người lầm tưởng...
.
Nghiên cứu về sự phát triển của con người (The study of Adult Development) của ĐH Harvard đã kéo dài 80 năm trên gần 1.000 người cao tuổi ở Mỹ. Có 3 nhóm đối tượng được đưa vào theo dõi bao gồm 268 sinh viên tốt nghiệp ĐH Harvard sinh năm 1920, 456 nam giới bị thiệt thòi về mặt xã hội sinh vào khoảng những năm 1930 và 90 phụ nữ trung lưu có năng khiếu, sinh ra vào những năm 1910.
Đây được coi là nghiên cứu lâu dài nhất về tiến trình phát triển của người trưởng thành trên thế giới. Từ những số liệu khổng lồ này, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp được 6 yếu tố chung nhất để bạn có một cuộc sống mạnh khỏe và hạnh phúc hơn, bao gồm:
1. Không hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích
Nghiên cứu chỉ ra rằng, lạm dụng rượu bia là nguyên nhân chứ không phải hệ quả của sự căng thẳng, trầm cảm… Lạm dụng các chất kích thích cũng không liên quan đến tuổi thơ không hạnh phúc mà thậm chí là dấu hiệu cho thấy một tương lai u tối.
Bên cạnh đó, những người không hút thuốc lá hoặc bỏ thuốc sớm có tốc độ lão hóa chậm hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nam giới tầm 50 tuổi nghiện thuốc lá nặng (hút nhiều hơn 1 gói/ngày trong suốt 30 năm) tuổi thọ thấp hơn hẳn so với những người bỏ thuốc sớm ở năm 45 tuổi (tức là hút nhiều hơn 1 gói/ngày trong suốt 20 năm). Đó là chưa kể đến những bệnh tật mà thuốc lá mang lại.
2. Số năm giáo dục có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Sẽ không có gì ngạc nhiên khi trung bình nam giới xuất thân từ ĐH Harvard khỏe mạnh, hạnh phúc hơn những người có hoàn cảnh khó khăn, không được ăn học tử tế. Nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn là nếu họ đi học và tốt nghiệp ở tuổi 70 thì họ cũng không kém gì những người 70 tuổi tốt nghiệp Harvard từ khi còn trẻ.
Điều này hoàn toàn không phụ thuộc vào thu nhập hay IQ mà nó ở những thói quen tốt khi kiên trì theo đuổi tri thức. Càng học nhiều, tiếp cận nhiều thông tin hữu ích thì họ càng có những thay đổi tích cực trong lối sống như ngừng hút thuốc, hạn chế rượu bia, ăn uống khoa học…
3. Tuổi thơ hạnh phúc
Trong quá trình trưởng thành, chúng ta phải trải qua rất nhiều dấu mốc và bị ảnh hưởng bởi rất nhiều hoàn cảnh. Tất nhiên, ai cũng muốn có một gia đình hạnh phúc, một tuổi thơ đủ đầy nhưng thực tế khó khăn hơn nhiều.
Nghiên cứu cũng chứng minh một thời thơ ấu ấm áp có xu hướng đem đến cho người ta tương lai tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Nhưng nếu không may mắn có được một người cha giàu có hay một gia đình hoàn hảo thì sao?
Bất kỳ sự thiết sót nào cũng có thể bù đắp và nếu bạn thiếu thốn tình yêu thương thì một người bạn đời hay những người bạn bè tin cậy chính là “liều thuốc” để đánh bại quá khứ. Ở độ tuổi nào chúng ta cũng cần có tình yêu thương và nếu nó đến, đừng ngần ngại mà nhận lấy. Vì muộn còn hơn không bao giờ.
.
4. Giá trị của các mối quan hệ
Một trong những sai lầm của chúng ta khi nói về các mối quan hệ là gì? Đó là không tìm cách để tạo ra những cái mới trong khi cái cũ dần biến mất. Trong nghiên cứu của ĐH Harvard, năng khiếu xã hội – hay còn được gọi là trí thông minh cảm xúc có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của một người.
Làm cho người khác vui vẻ, giúp đỡ mọi người và được hồi đáp, cân bằng các mối quan hệ… chính là một phần để có được cuộc sống hạnh phúc lâu dài. Dù ở tuổi 50 thì những mối quan hệ vẫn không ngừng được mở rộng, sự trưởng thành về tình cảm vẫn đang chờ bạn khám phá.
5. Các kỹ năng đối phó với thất bại
Bạn có thừa nhận rằng, khi gặp khó khăn hay thất bại, việc đầu tiên bạn thường làm là tìm cách đổ lỗi cho những người xung quanh mà không phải bản thân mình. Nhưng điều này có kéo dài được lâu? Nó có đem lại kết quả nào tốt đẹp?
Vậy làm thế nào để bạn đối phó với các vấn đề không thể tránh khỏi đó?
Đổ lỗi cho người khác, sống bị động, tiêu cực, phủ nhận, ảo tưởng… chính là những yếu tố dẫn đến cuộc sống tồi tệ. Những hành vi này có thể làm giảm cảm giác tồi tệ trong chớp nhoáng nhưng lại âm ỉ dẫn đến một tương lai u tối. Thay vào đó, những người hạnh phúc lựa chọn đối diện với khó khăn bằng lòng vị tha, sự thăng hoa, kiềm chế và sự hài hước. Đây là 4 kỹ năng đối phó với thất bại mà bạn nên học để có một cuộc sống tươi sáng.
6. Hãy cho đi
Chia sẻ là một cách để lan truyền hạnh phúc, dù ít hay nhiều. Bạn có thể chỉ là những người bạn tâm đầu ý hợp, nhưng cũng có thể trở thành một nhà tư vấn, cố vấn hay huấn luyện viên cho những người cần được chia sẻ.
Bạn có thể dành hết tuổi trẻ để xây dựng nền tảng cuộc sống vững chắc nhưng trong những năm sau, đừng ngần ngại để chia sẻ với người khác những gì bạn có và những gì bạn đã học được.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015