5 nguyên tắc để làm việc tốt
Cùng một vị trí, một khối lượng công việc, nhưng có người lúc nào cũng tất bật, người lại làm như chơi. Sau đây là những nguyên tắc giúp bạn giải quyết tốt lượng công việc được giao.
Không “ôm” việc: Có thể điều này tốt cho bạn ở mặt nào đó, nhưng lại làm ảnh hưởng đến tiến độ chung, tinh thần đồng đội. Mỗi người một tay sẽ mang lại kết quả nhanh hơn và giúp đồng nghiệp gắn bó với nhau.
Biết tận dụng điện thoại: Chỉ cần ngồi một chỗ bạn vẫn có thể “đi” được nhiều nơi, nhận nhiều thông tin. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng công cụ này. Có những cuộc giao tiếp đòi hỏi bạn phải đến tận nơi, không chỉ để gặp đối tác mà còn tạo lập mối quan hệ, kiểm chứng, xem xét nhiều vấn đề liên quan. Có nhiều người đã “hố” to khi tin hoàn toàn vào những lời qua điện thoại.
Chủ động trong mọi tình huống: Đừng bao giờ ngồi chờ việc đến tay mới làm. Như thế chẳng khác nào bạn tự đặt mình vào thế bị động, không làm chủ được thời gian. Là người nắm rõ đường đi của từng việc, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát, đốc thúc và hoàn thành nhiệm vụ của mình để đẩy nhanh tiến độ chung.
Biết sắp xếp: Điều này nghe có vẻ đơn giản, ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng làm được. Thông thường, mỗi người đều phải có kế hoạch làm việc cụ thể cho một tuần, một tháng hoặc quý, thậm chí cả năm. Theo đó, bạn hoàn toàn có thể chủ động thu xếp những gì cần làm trước, sau và hoàn thành từng điều một.
Trong trường hợp này, người khéo léo sẽ biết cách nắm bắt thời cơ thuận lợi để... vượt rào, kết hợp “tiêu diệt” nhiều việc cùng lúc. Tuy nhiên, cần lưu ý, sự vượt rào phải nằm trong giới hạn cho phép, không thể tùy tiện vì có thể ảnh hưởng đến những người khác.
Đừng vội đầu hàng: Khi nản chí, bạn chẳng làm được gì ra hồn. Công việc đã ùn tắc lại càng bí lối. Như chiếc xe chạy trên đường, muốn đến đích, bạn phải vượt qua nhiều chướng ngại vật. Điều quan trọng là tìm cách vượt qua.
Đừng chọn sự đánh đổi bằng cách gây tai nạn cho người khác để tìm an toàn cho mình. Bạn cần biết cách chấp nhận lùi lại hoặc đứng yên, nhưng luôn ý thức đó chỉ là giải pháp tạm thời.
Đôi khi, thành công không phải là đạt được mọi điều mong muốn. Vì thế, bạn hãy mỉm cười với những gì đã làm được, dù nhỏ. Đây cũng là cách tự khích lệ tiếp thêm năng lực cho mình.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường