Lên lịch làm việc

05:28 CH @ Thứ Tư - 26 Tháng Bảy, 2006

Có đôi khi, vì quá nhiều việc mà bạn không biết phải làm việc nào trước, việc nào sau. Thời gian và công việc cứ “lộn tùng phèo”, chẳng thể kiểm soát vì việc này chưa xong lại phải lo giải quyết việc khác. Kiểu làm việc này không thể mang lại hiệu quả và luôn gây bực bội.

Lập một lịch trình làm việc là một quá trình bạn sắp xếp thời gian thích hợp cho từng công việc, là việc lên kế hoạch để đạt được mục tiêu trong khoảng thời gian hoạch định. Bằng thói quen phác thảo kế hoạch làm việc, bạn sẽ có rất nhiều thuận lợi trong việc quản lý thời gian của mình:

- Hiểu rõ điều mình thật sự mong muốn đạt được, đương nhiên mơ ước là vô vàn nhưng bạn sẽ phải cân nhắc cái gì là thật sự đáng để hy sinh thời gian vì nó.

- Tận dụng hết mọi nguồn thời gian sẵn có: bạn biết đấy, ai cũng có 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần và 3 năm để học cấp 3, nhưng có những người trong 18 năm học đã có thể nói được 3 ngoại ngữ, có người không xong nổi tú tài. Ngoài sự chênh lệch về khả năng tiếp thu, sự khác biệt ấy còn phụ thuộc vào cách sử dụng thời gian của mỗi người.

- Dành đủ thời gian cho những điều quan trọng mà bạn chắn chắn rằng mình phải đạt được. Một người sống có kế hoạch có thể là một người bận rộn nhưng không bao giờ là một người quay mòng mòng với núi công việc và luôn chép miệng: "Ôi, tôi không có thời gian".

- Luôn có những khoảng thời gian dự trù cho những việc bất ngờ cần giải quyết gấp. Bạn có một kế hoạch, và có thể nó đã được điền kín, nhưng thế không có nghĩa là bạn từ chối đi thăm ông ngoại bị bệnh. Kế hoạch chỉ đem lại hiệu quả nếu đấy là một kế hoạch linh hoạt.

- Giảm khả năng bị stress vì bạn có thể làm chủ cuộc sống của mình một cách hợp lý.

Những công cụ để hỗ trợ việc bạn lập kế hoạch, đó là nhật ký, sổ tay, lịch làm việc, đương nhiên bạn không thể ghi thời khóa biểu của mình lên… não bộ rồi. Dù bạn có tự hào về trí nhớ của mình đến đâu thì cũng nên viết nó ra nếu không bạn lại phung phí khoản thời gian vừa tiết kiệm được để… nhớ ra lịch làm việc của mình.

Sau đây là những bước đơn giản để lên một kế hoạch:

- Đầu tiên bạn nên bắt đầu bằng việc tìm kiếm thời gian rảnh cho những dự định của mình. Đương nhiên bất kỳ ai cũng luôn phải dành thời gian cho những hoạt động thường nhật, ngoài chúng ra, hãy tận dụng thời gian còn lại để làm những gì bạn muốn.

- Kế đến, lấp đầy những hoạt động bạn cần làm vào những khoảng thời gian đấy. Song song với quá trình này là bạn phải luôn luôn để tâm đến trình tự ưu tiên của chúng. Sự ưu tiên ấy có thể là do sở thích của bạn, có thể phụ thuộc ở chính bạn, phụ thuộc vào mối tương quan giữa những việc lớn và nhỏ. Đôi khi phải biết hy sinh cái này vì cái kia.

- Dành ra những khoảng thời gian cần thiết giải quyết sự cố. Điều này lại phụ thuộc vào kinh nghiệm của bạn. Bạn đang thực hiện một công việc có tính rủi ro cao hoặc một công việc mới, hãy dành thời gian dự phòng nhiều lên.

- Kế hoạch đã lập cần linh hoạt, hoàn toàn có thể thay đổi vào giờ chót. Vâng, vì bạn đâu phải là một cái máy. Nhưng lý do để thay đổi kế hoạch nên hợp lý. Ví dụ, bạn không thể hoãn gặp đối tác chỉ vì hôm nay mặt bạn mới nổi mụn.

Sắp đặt một lịch trình làm việc tức là bạn đang lên kế hoạch cho việc sử dụng thời gian của mình. Có một kế hoạch cụ thể bạn vừa tránh được những căng thẳng trong công việc vừa làm việc hiệu quả hơn.

Nguồn:Dân Trí
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những bước đi nhỏ góp nhặt nên thành công lớn

    03/06/2015Dịch theo MSNKhi cuộc sống và những kinh nghiệm công việc của bạn thay đổi theo thời gian, bạn sẽ nhận ra - bạn có đạt được thành công như bạn mong muốn? Nếu không, thì vì sao? Hãy tự hỏi chính mình "Những gì đã bị tôi bỏ qua?".
  • Mục tiêu “nhỏ” để năm mới thành công to

    01/01/2015HR Vietnam/Carl MuellerĐến hẹn lại lên, những ngày cuối cùng của năm cũ luôn là khoản thời gian lý tưởng để chúng ta nghiền ngẫm về những điều đã qua và bắt đầu suy nghĩ về những mục tiêu cụ thể cho sự nghiệp trong năm mới....
  • Khắc phục thái độ làm việc lề mề

    27/09/2013Dịch theo Readers’ DigestThật lòng mà nói không có thuốc chữa cho thói quen làm việc lề mề. Một số chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu thói quen trì hoãn và làm hao phí thời gian đã thú nhận rằng hầu hết khách hàng tìm đến họ đều không khắc phục được thói quen tiêu cực đó.
  • Quản trị thời gian

    25/03/2006ThS. Vũ Quang VịnhThời gian có thể ví như tiền bạc, bạn phải học cách đầu tư thời gian chứ không học cách tiêu dùng thời gian. Đầu tư thời gian sẽ sinh lời, ngược lại, tiêu dùng thời gian sẽ mất đi...
  • 8 cách hay để bắt đầu một ngày làm việc

    06/03/2006Mỗi ngày làm việc đều bắt đầu khác nhau, bạn cần có sự khởi đầu tốt cho mỗi ngày làm việc đó để đạt hiệu quả, tuy nhiên bạn lại không biết nên làm gì trước tiên và bắt đầu nó như thế nào?
  • Những người trẻ nói về "làm việc chuyên nghiệp"

    04/02/2006Nguyễn Ngọc LinhChỉ cần đi bộ với người nước ngoài, cũng có thể biết là chúng ta vẫn còn chậm lắm” - Một cô gái 8X, đang làm việc trong ngành PR - đã nói như thế về “làm việc chuyên nghiệp” ở Việt Nam...
  • Hệ thống dẫn nước hay xô đựng nước?

    26/01/2006Trần Cao DũngBạn muốn xây dựng một hệ thống dẫn nước hay muốn khiêng hai cái sô?” "Bạn muốn lao động vất vả, hay làm việc bằng trí óc?”
  • Giới trẻ đang “chi tiêu” thời gian như thế nào

    12/10/2005Cảnh báo sự lây lan của virut ngủ. Nhiều người đã biết kéo dài thời gian của ngày. Có phải họ đang “cận thị” về tương lai của chính mình?
  • Để "quản lý" thời gian

    23/09/2005Thời gian có khi trôi vùn vụt mà bạn chưa kịp làm xong điều muốn làm? Có khi lại trôi qua thật nhàn rỗi? Bạn đã biết cách quản lý thời gian?
  • Lợi mỗi ngày được một giờ

    02/08/2005Số giờ cho mình hưởng mỗi ngày đã nhất định là 24, không thể kéo dài ra hay mua thêm được; muốn có một chút thời gian rảnh rỗi, thì ngoài giải pháp giản dị hoá lối sống chỉ còn có cách khéo tổ chức để làm cho mau xong - mà vẫn có kết quả, vẫn hoàn thành những việc không thể không làm.
  • Kỹ năng sinh viên: Ngẫu hứng và... tự phát!

    09/07/2005T. VyMột cuộc thăm dò trên 2.000 SV của nhóm SV nghiên cứu marketing - Margroup (khoa Thương mại du lịch - ĐH Kinh tế TP.HCM) cho một kết quả: tỉ lệ SV “hẻo” kỹ năng giao tiếp và những kiến thức bổ sung nói chung khác ở các trường ĐH, CĐ chiếm đến 80%.
  • Nguyên tắc SMART trong nghệ thuật quản lý thời gian hiệu quả

    06/07/2005Cuộc sống ngày nay với sự đòi hỏi ngày càng cao trong công việc bắt buộc chúng ta phải có kỹ năng làm việc tốt để có thể thích nghi được với nó, đạt được kết quả cao trong công việc cũng như cân bằng được cuộc sống cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, với quỹ thời gian bất biến thì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể giải quyết hài hoà được việc này. Mỗi ngày có 24 tiếng, một tuần có 7 ngày, 1 tháng có 30 ngày và một năm qua đi chỉ sau 365 ngày. Nhưng luôn luôn chúng ta cảm thấy thời gian đó chưa đủ và ta như những kẻ mắc tội đánh cắp thời gian của gia đình và cá nhân. Vậy thì tại sao trong một chứng mực thời gian nhất định, có người chẳng làm nên trò trống gì trong khi một số người làm được vô khối việc lớn lao to tát?
  • xem toàn bộ