20 điều về chữ CHÂN

03:57 CH @ Thứ Năm - 09 Tháng Bảy, 2015

CHÂN : là bản chất cốt lõi nhất của Sự vật, của Mình, của Đời sống... hội tụ ở đó mọi điều về sự giản dị nhất nhưng kỳ diệu 'thần thông bảo bối' cho vạn sự! Và vì thế khi chạm được đến Chân là Ta có 'chìa khoá Vàng' khai phát được năng lực tiềm tàng quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất từ Ta và cách mở cửa đi vào sự vật hiện tượng, trong đời sống hanh thông và an lạc!

Dưới đây tôi viết đôi dòng về 20 điều 'cảnh báo' ....

  1. Thấy biết nhiều mà không thấu Chân Kiến
  2. Kinh qua nhiều mà khúc khuỷu Chân Hành
  3. Suy xét nhiều mà rời xa Chân Thực
  4. Tiêu chí nhiều mà khiến xiên lệch Chân Chỉ
  5. Năng lực nhiều mà làm vỡ Chân Tâm
  6. Xử sự nhiều mà thiếu vắng Chân Tình
  7. Cơ hội nhiều mà không chọn đúng Chân Phương
  8. Nỗ lực nhiều mà đánh mất Chân Thân
  9. Thay đổi nhiều mà không vững vàng Chân Định
  10. Tuổi đời nhiều mà méo mó Chân Nhân
  11. Niềm tin nhiều mà không có Chân Tín
  12. Gắng tốt nhiều mà hồ nghi Chân Thiện
  13. Quan hệ nhiều mà gượng gạo Chân Thành
  14. Được thêm nhiều mà thù ghét Chân Chính
  15. Biện luận nhiều mà trơn tuột Chân Ngôn
  16. Cách thức nhiều mà không đạt Chân Pháp
  17. Tranh hơn nhiều mà vùi dập Chân Lý
  18. Sư chùa nhiều mà rối rắm Chân Kinh
  19. Luận thuyết nhiều mà quay lưng Chân Đạo
  20. Mưu cầu nhiều mà không thành Chân Quả


Có người bình luận: ôi giời anh nói thế...nhưng vấn đề là hành động cơ!
Vâng! Nhưng người hành động sai sống tồi không thể nói những lời như thế được!

Hơn nữa tôi và bạn đọc 'cảnh tỉnh' để phản tỉnh cho mình hay hơn chứ không hòng tuyệt hảo! Tư duy định hướng hành vi! Chứ không phải là 'chỉ nói'.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Cần chân thành và trung thực”

    03/09/2019Hồng Thanh QuangXác định tính cách một dân tộc qua năm bảy cái gạch đầu dòng là việc của khoa học. Còn trong thực tế, năm bảy cái gạch đầu dòng ấy lại “thiên biến vạn hóa” đến mức không thể nắm bắt nếu thiếu khả năng liên tưởng, phân tích, hình dung, định tính, định danh…
  • Kẻ thù của chân lý

    06/06/2015Nguyên CẩnTừ ngàn xưa, một trong những nơi thử thách bản lĩnh và trình độ của chính khách là nghị trường. Ở đó, những người đại diện cho cử tri đứng ra chất vấn các quan chức đứng đầu các cơ quan của chính phủ. Đây là tấm gương soi của nền dân chủ...
  • Chân và Giả

    06/06/2015Nguyễn Tất ThịnhTôi viết bài thơ này để động viên Chân Đạo: hãy cố như thế qua cuộc sống thật ngắn ngủi này...
  • Kẻ thù của chân lý

    18/02/2014Nguyên CẩnNhư Einstein đã từng cảnh báo “Kẻ thù lớn nhất của chân lý là sự ngạo mạn của quyền uy”. Nhưng luận lý nào cũng phải xuất từ trái tim trong sáng của người tham gia tranh luận.Vì dân phải là điểm quy chiếu cho mọi tranh biện và được lòng dân phải biết điều kiện tiên quyết muôn đời của một nền chính trị và dân sinh, là nguyên lý sống và hành động của từng chính sách dù thuộc hành pháp hay lập pháp...
  • Đi tới những chân trời khát vọng

    24/09/2013GS. Tương LaiVăn hoá là ngọn lửa thiêng liêng chiếu sáng hành trình của con người đi tìm chân trời trong sự phát triển vô cùng tận của lịch sử người. Nói đến “chân trời khát vọng”, Phạm Văn Đồng có gợi lên một ý rất hay: “Văn hoá là gợi, là mở, là không thoả mãn cái đã có, là đi tìm chân trời…”.
  • Chân lý của Tự do

    11/07/2012Hà YênHướng tới Tự do là khát vọng của nhân loại, Vì vậy Tự do được coi là một phạm trù Triết học. Góc nhìn để nhận thức Tự do cũng khá rộng, vì thế các Triết gia không ngừng tìm kiếm một định nghĩa Tư do theo góc nhìn và cách hiểu của mình trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể...
  • 6 chân lý cho người học vỡ lòng

    07/07/2010Đức UyNhiều người không thể làm chủ bản thân chỉ vì một lẽ là họ không hiểu tường tận điều gì đang xảy ra với họ, họ bị cuốn đi và ngay họ cũng chẳng muốn phân định...
  • Cờ tướng và chân lý mang tên tương đối

    13/06/2010Lê Lam SơnTôi là một người nghiện cờ tướng và là một kỳ thủ không phải hạng xoàng. Nhưng tôi vẫn không thể thắng tất cả các đối thủ từng gặp. Vì sao vậy? Câu hỏi này mãi ở trong đầu tôi cho đến một ngày...
  • xem toàn bộ