11 câu nói của Stephen Hawking tiết lộ cách suy nghĩ của một thiên tài

09:51 CH @ Thứ Năm - 15 Tháng Ba, 2018

Năm 21 tuổi, Stephen Hawking bị mắc bệnh xơ cứng teo cơ và liệt gần như hoàn toàn. Với nghị lực phi thường, ông đã vượt qua bệnh tật và trở thành nhà vật lý thiên văn học lừng danh thế giới.

Câu chuyện về cuộc đời của Hawking được coi như một huyền thoại và nhiều câu nói của nhà bác học này rất đáng để mọi người đọc và suy ngẫm.

Dưới đây là 11 câu nói nổi tiếng của 'ông hoàng' thiên văn học này:

1. Về khuyết tật

Lời khuyên của tôi cho những người khuyết tật khác là: hãy tập trung vào những thứ mà khuyết tật không thể ngăn cản bạn làm tốt, đừng bao giờ hối tiếc về những khiếm khuyết đó. Bạn không nên để bị 'vô hiệu hóa' về tinh thần cũng như thể chất."

2. Về mục tiêu

"Mục tiêu của tôi rất đơn giản. Đó là hiểu được hoàn toàn về vũ trụ, tại sao nó như thế và tại sao nó lại tồn tại."

3. Về sự hài hước

"Cuộc sống sẽ là bi kịch nếu nó không có gì vui."

4. Về chỉ số IQ của ông

"Tôi không có ý tưởng nào về điều này. Những người tự mãn về chỉ số IQ của họ là những kẻ thua cuộc."

"Những kẻ thông minh thường khá điên rồ trong mắt những người thiển cận."
"Kẻ thù lớn nhất của kiến thức không phải là sự ngu dốt mà là những ảo tưởng về sự hiểu biết của mình."

5. Về những điều ông nghĩ hàng ngày

"Phụ nữ. Họ hoàn toàn là một bí ẩn."

6. Lời khuyên của ông dành cho 3 đứa con của mình

"Một, hãy nhớ nhìn lên các vì sao và đứng nhìn xuống chân của mình. Hai, không bao giờ từ bỏ làm việc. Làm việc cho con ý nghĩa và mục đích, và cuộc sống sẽ trống rỗng nếu không có nó. Ba, nếu con đủ may mắn để tìm thấy tình yêu, hãy nhớ rằng mình có nó và đừng vứt bỏ nó đi."

7. Về lý do tại sao ông lại viết cho một đối tượng phổ biến

"Tôi đã đặt rất nhiều nỗ lực vào việc sáng tác cuốn sách 'A Briefer History' (Lược sử thời gian) tại thời điểm tôi bị bệnh nặng do viêm phổi vì tôi nghĩ rằng điều đó rất quan trọng cho các nhà khoa học trong việc giải thích các vấn đề của họ, đặc biệt trong vũ trụ học. Hiện nay, nó giúp đưa ra câu trả lời cho nhiều câu hỏi về tôn giáo trước đây."

8. Về lý thuyết dây

"Khi chúng ta hiểu về lý thuyết dây, chúng ta sẽ biết vũ trụ bắt đầu như thế nào. Nó không ảnh hưởng nhiều đến cách chúng ta sống, nhưng điều quan trọng là chúng ta hiểu được mình đến từ đâu và kỳ vọng tìm thấy điều gì khi khám phá về nó."

9. Về sức khỏe của ông

"Lần đầu tiên được chẩn đoán mắc bệnh ALS, mọi người nói tôi chỉ có thể sống được hai năm nữa. Bây giờ là 45 năm sau đó, tôi vẫn đang sống khá tốt."

10. Về Chúa

"Thiên Chúa có thể tồn tại, nhưng khoa học có thể giải thích vũ trụ mà không cần phải có một Đấng sáng tạo."

11. Khi gặp khó khăn

"Chẳng tốt chút nào nếu bạn cảm thấy tức giận mỗi khi gặp phải khó khăn. Tôi tiếp tục suy nghĩ về vấn đề này nhưng có thể làm một việc khác nào đó. Đôi khi mất nhiều năm để tôi có thể nhìn ra con đường tiếp theo. Đối với trường hợp về 'Lỗ hổng thông tin và hộp đen', tôi đã cần đến 29 năm."

"Cuộc sống dù khó khăn đến đâu cũng có cách để giải quyết và đi đến thành công...Vấn đề là bạn đừng bỏ cuộc."

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 10 điều nên học từ Albert Einstein

    18/11/2018Tất cả những sự vĩ đại có khi được tạo nên từ những điều cực kì đơn giản trong cuộc sống.
  • EINSTEIN và TAGORE: Đối thoại về tính khách quan của chân lý

    23/08/2017Phạm Trần LêTrên bề mặt nội dung, về cơ bản cuộc trò chuyện giữa Einstein và Tagore là một màn tranh luận về tính khách quan của Chân lý/khoa học...
  • Thư của Albert Einstein gửi con gái về một nguồn sức mạnh vô hình

    22/04/2016Sau hai thập kỷ kể từ ngày Albert Einstein qua đời, con gái ông đã đồng ý công bố bức thư cảm động mà nhà khoa học đại tài đã viết cho bà. Nội dung bức thư có thể khiến ai trong chúng ta cũng phải bất ngờ và cảm động..
  • Albert Einstein: Đỉnh cao của khoa học và nhân văn

    15/03/2016Chu HảoEinstein đã vĩnh biệt chúng ta gần nửa thế kỷ rồi, nhưng tên tuổi và hình ảnh của ông sẽ mãi mãi sống cùng thời gian. Người đời sau sẽ vẫn cứ luôn luôn kinh ngạc trước trí tuệ siêu phàm của Einstein...
  • Albert Einstein và Giáo dục

    11/01/2016Nguyễn Ngọc ThuậnAnhxtanh đã phát biểu những tư tưởng của mình về một nền giáo dục căn bản cho xã hội hiện đại. Những tư tưởng đó được đăng rải rác ở nhiều nơi, chủ yếu vào những năm cuối đời và tập trung hơn cả là bài phát biểu của ông tại Albany, NewYork ngày 15/10/1936 nhân kỷ niệm 300 năm giáo dục Hoa Kỳ, rất đáng để chúng ta suy ngẫm và học tập...
  • Einstein - cuộc đời và sự nghiệp

    30/10/2014Sau khi Thế Chiến thứ hai chấm dứt, có một nhà đại bác học được toàn thế giới ca ngợi về một phương trình lừng danh nhất của Khoa Học, đó là phương trình cho biết năng lượng của vật chất: E=mc2. Trong hàng chục năm trời, E = mc2 vẫn chỉ là đề tài của các cuộc tranh luận về mặt lý thuyết, nhưng sự san bằng thành phố Hiroshima vào năm 1945 do quả bom nguyên tử đã chứng minh sự thật của phương trình đó...
  • Albert Einstein - nhà khoa học, nhà triết học

    28/10/2014Nguyễn Tấn HùngEinstein nổi tiếng không chỉ vì những cống hiến của ông cho khoa học, mà còn ở những quan điểm của ông về nhiều vấn đề chính trị - xã hội, tôn giáo, đạo đức. Ông nói về chiến tranh và hoà bình, về tôn giáo, về nhân quyền, về chủ nghĩa dân tộc...Quan điểm của ông được bày tỏ một cách thẳng thắn, không khoan nhượng, nhiều khi có vẻ khi có vẻ ngây thơ, những người ta chú ý đến ông, lắng nghe ông nói....
  • Einstein là nhà văn ?

    19/10/2014Ai cũng biết Albert Einstein là nhà bác học vĩ đại, cha đẻ của thuyết tương đối, nhưng nhiều người không biết rằng ông còn là một nhà văn đa tài.
  • Quan điểm của Albert Einstein về Chúa

    13/11/2013Albert Einstein có những quan điểm về Chúa cùng các quan điểm duy vật khác hết sức đúng đắn, sắc sảo, tính nhân bản sâu sắc. A. Einstein phủ định khả năng tồn tại của Chúa từ góc nhìn của bản thể luận và nhận thức luận...
  • Newton và Einstein, Hai người khổng lồ cô đơn

    03/09/2013Phạm Nguyễn Việt HưngCả Einstein lẫn Newton đều có trí tuệ vĩ đại khiến cho mọi người đều biết về những cống hiến của họ và ngoài đó nữa. Newton đã phát minh ra phép tinh vi tích phân, đã phát biểu các định luật của cơ học và đưa ra định luật vạn vật hấp dẫn. Còn Einstein đã đặt cơ sở cho hai toà nhà chọc trời của vật lý hiện đại, đó là thuyết tương đối hẹp và lý hiện đại, đó là thuyết tương đối hẹp và vật lý lượng tử, đồng thời cũng xây dựng một lý thuyết mới về hấp dẫn.
  • Nhà vật lý Albert Einstein và những lá thư chứa đầy bí mật bất ngờ

    31/08/2009Quách HòaLá thư trên của Einstein là một trong những tài liệu lần đầu tiên được công bố trong tập 12 của bộ toàn tập các tài liệu liên quan tới nhà bác học vĩ đại này. Lá thư được các nhân viên của Viện Kỹ nghệ California biên soạn và vừa được công bố trong mùa hè năm 2009. Trong bộ toàn tập có hơn 100 lá thư cũng như một số bài trả lời phỏng vấn và bài giảng của Albert Einstein.
  • Cơ Học Lượng Tử : từ quan điểm Einstein đến quan điểm tương quan

    09/10/2008CC. biên dịch và chú thíchTạp chí La Recherche số tháng 4/2008 có đăng bài báo của 3 tác giả Michel Bitbol, Anton Zeilinger, Markus Aspelmeyer, Carlo Rovelli & Matteo Smerlak nêu lên quan điểm sai lầm của Einstein về cơ học lượng tử và đưa ra một quan điểm mới về CHLT: Cơ học lượng tử tương quan (Relational Quantum Mechanics). Nội dung bài báo không chỉ liên quan đến CHLT mà đặt ra một vấn đề quan trọng trong nhận thức luận đối với thế giới khách quan...
  • Thời gian và “Những giấc mơ của Einstein”

    05/02/2007Y TrangCó một nhà triết học đã định nghĩa rằng: “Con người là con vật biết mình phải chết”. Đó là phẩm chất đặc biệt và cũng là nỗi suy tư lớn nhất của con người khi bắt đầu phải đặt các câu hỏi - phần lớn là vô vọng - về thời gian...
  • Tư duy phương Đông nhìn dưới ánh sáng học thuyết Einstein

    07/11/2005Nguyễn Huệ ChiĐột phá khoa học của thế kỷ XX được đánh dấu bằng việc khám phá ra thuyết tương đối của nhà vật lý học Albert Einstein ngay vào những năm đầu thế kỷ đã làm chấn động dư luận thế giới, nhưng ý nghĩa lớn lao của nó, theo tôi nghĩ, lại chính là sự tác động dây chuyền và có tính chất lâu dài trong suốt cả một thế kỷ, làm lung lay một phương pháp tư tưởng đã hằn sâu thành nếp, chiếm địa vị độc tôn trong nghiên cứu, có lúc gây bế tắc trì trệ cho nhiều ngành khoa học, không chỉ khoa học tự nhiên mà cả khoa học xã hội và nhân văn - phương pháp duy lý cổ điển [1] của phương Tây...
  • 6 cách để suy nghĩ như Einstein

    22/10/2005Nguyễn Bích Duyên (theo Futurist/Utne Reader)Làm thế nào các thiên tài cho ra đời những phát minh? Đâu là mối liên hệ giữa hai lối suy nghĩ, một đã tạo ra Mona Lisa với một đã phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn? Chúng ta học được gì từ cách thức suy nghĩ của những Galileo, Edison và Mozart trong lịch sử?
  • xem toàn bộ