10 bí quyết cân bằng công việc và gia đình
10 bí quyết đơn giản được tổng hợp từ các nữ doanh nhân thành công trên thế giới, hy vọng các bà mẹ doanh nhân Việt
Ai cũng đồng ý với quan điểm, đàn ông thành công trong sự nghiệp hơn phụ nữ vì họ không vướng bận việc tề gia nội trợ và làm mẹ.Điều này luôn đúng dù cho xã hội có phát triển hiện đại đến đâu (nó chỉ sai nếu đàn ông sinh nở!). Làm thế nào đề vừa là một doanh nhân thành đạt vừa là một người mẹ tất không phải chuyện dễ dàng. Rất nhiều nữ doanh nhân cùng chia sẻ mọt băn khoăn: "Trong lúc làm việc, tôi cảm thấy lẽ ra giờ này tôi nên ở bên cạnh các con. Nhưng khi ở bên cạnh con, tôi lại nghĩ lẽ ra lúc này mình phải làm việc". Tuy nhiên, họ vẫn thành công trong công việc và trong việc chăm sóc con cái, dù chưa bao giờ hết phân vân.
Cô Lisa Druxman, nhà sáng lập kiêm CEO của Stroller Strldes, Công ty chuyên về chăm sóc sức khỏe, vóc dáng và làm đẹp cho phụ nữ, là cộng tác viên của nhiều tờ báo lớn, đã tổng hợp 10 bí quyết cân bằng giữa công việc và chăm sóc con cái dành cho nữ doanh nhân. Chúng không phải đúng trong mọi lúc và với mọi người nhưng chắc chắn bổ ích cho nhũng ai biết điều chinh nó phù hợp với bản thân.
1. Sắp xếp nơi làm việc ngăn nắp
Tại sao việc này lại quan trọng? Vì thời gian ở vân phòng của bạn cực kỳ quý, bạn phải tận dụng để giải quyết tất cả công việc. Đừng phí thời gian vào những việc như lục tìm file hồ sơ, ngó nghiêng mấy cái email rác hay thậm chí phí thời gian đi tìm cây viết. Hãy sắp xếp bàn làm việc thật gọn gàng, khoa học và đảm bảo những thứ thường dùng luôn nằm trong tầm tay.
2. Lên kế hoạch
Có người ghi chép bằng giấy, có người sứ dụng điện thoại di động, PDA... nhưng những bà mẹ doanh nhân thành công đều có
3. Mẹ và con cùng làm việc
Điều này áp dụng cho phòng làm việc tại nhà bạn. Khi con còn nhỏ, hay giữ bé tránh xa phòng làm việc, che chắn cẩn thận máy vi tính, khóa kỹ tủ hồ sơ nếu không muốn các hợp đồng của Công ty bị bôi đầy sáp. Thay vào đó, tạo cho bé một chỗ vui chơi ngay bên cạnh và phải đảm bảo bạn có thể kiểm soát được bé. Khi bé lớn hơn, có thể cho bé giúp mẹ bằng những việc nhỏ như bóc các bao thư, bỏ giấy vụn vào sọt rác, sắp xếp các vật dụng nhỏ...
4. Luôn sẵn sàng "trực chiến"
Là doanh nhân, ngày làm việc cửa bạn không chi có 8 tiếng. Đừng bao giờ nghĩ, bên ngoài văn phòng bạn có thể hoàn toàn dành cho gia đình. Vì vậy, việc tận dụng các cuộc hẹn, tiếp xúc đối tác trong giờ làm việc là rất quan trọng. Những công việc giấy tờ còn lại có thể "ăn gian" giải quyết ở nhà.
5. Làm vài việc nhà vào buổi tối
Sau một ngày dài làm việc và chăm sóc con chắc chán bạn gần như mệt lả, nhưng hãy cố gắng tập thói quen dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị đồng phục đi học cho con, lau chùi bàn ghế... sau đó tập thể dục nhẹ trước khi đi ngủ. Sáng mai với bao nhiêu việc phải làm cho một một ngày mới, bạn sè hiểu rằng chút nhọc công tối hôm qua đắc dụng như thế nào.
6. Thu sếp thời gian
Đừng áy náy khi bạn không tự tay nấu cho con bữa sáng (mặc dù đây thực sự là cảm giác
7. Ngày cho gia đình
Một nữ doanh nhân chia sẻ, ngày thứ ba luôn là ngày kinh khủng nhất trong tuần đối với cô khi người giúp việc không đến được và chồng cò phải học thêm buổi tối. Sau một thời gian vật lộn với ngày thư ba, cô quyết định nghỉ hẳn vào thứ ba. Cô làm việc nhiều hơn vào tối thứ hai và ngày thư tư, nhưng bù lại cô có hơn một ngày dành cho gia đình và cho bản thân vào thứ ba.
8. Tập trung vào việc đang làm
Cái khó của nhiều bà mẹ là lúc làm việc mà trong đầu luôn suy nghĩ ai sẽ đón con, lúc nào đi mua tủ quần áo mới...Hãy lên danh sách những việc cần làm, những việc làm bạn phân tâm và giải quyết từ từ. Một khi đã liệt kê ra được những điều làm bạn lo lắng, bạn sẽ tự nhiên thôi nghĩ nhiều về nó và thấy mọi việc đơn giản hơn.
9. Đề nghị chồng cùng tham gia
Hãy đề nghị chồng bạn chia sẻ việc nhà và phân chia rõ ràng. Đừng quên cảm ơn anh ấy vì điều đó. Thực tế, không phải người đàn ông nào cũng cho rằng nội trợ là việc của họ. Họ luôn sẵn lòng làm, nhưng người vợ khôn ngoan phải biết tận dụng sự sẵn lòng đó.
10. Chăm sóc bản thân
Đừng quá tham công tiếc việc và quá cầu toàn. Hãy nhớ rằng, giấy tờ, hợp đồng cần xem xét vẫn đến đều đều dù bạn có chết vì kiệt sức. Công việc thì vô tận nhưng sức khỏe thì có hạn, nên hãy luôn nhớ một lời khuyên cũ rích: Bạn phải chăm sóc chính mình thì mới đủ sức khỏe chăm sóc con cái, gia đình, nhà cửa và công việc.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường