10 kỹ năng học sinh trung học cần biết khi vào đại học

08:49 CH @ Thứ Bảy - 04 Tháng Tám, 2018
Ai cũng nghĩ khi xong trung học, học sinh đã sẵn sàng để trở thành sinh viên đại học. Các sinh viên mới và cha mẹ đều bỏ nhiều thời gian để chọn trường và lo giải quyết thủ tục nhập học mà hoàn toàn không biết các em có những kỹ năng cần thiết cho đại học hay chưa.
.
Theo bài viết của tác giả Nathaniel Haynesworth trên LinkedIn, thành công trong đại học đòi hỏi rất nhiều thứ, nhiều hơn những gì sinh viên từng được dạy ở trung học. Ông trích Giáo Sư David Conley, một người chuyên viết sách dạy sinh viên những kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho đại học, cho rằng sự sẵn sàng cho đại học có nghĩa là những gì sinh viên được dạy trước khi vào đại học và những kinh nghiệm cá nhân họ tiếp thu được sẽ giúp mình đối đầu với những khó khăn ở đại học ra sao.
.
Dưới đây là 10 kỹ năng mà tác giả Haynesworth cho rằng sinh viên nên có trước khi vào đại học:
.
1- Sắp xếp cuộc sống. Sắp xếp thời gian có thể được coi là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của đời sinh viên. Tuy nhiên, không chỉ có thời gian thôi, sinh viên còn phải biết sắp xếp nhiều khía cạnh khác của cuộc sống. Biết cách sắp xếp nhiều khía cạnh này sẽ giúp sinh viên thành công trong những năm đại học và sự nghiệp sau này.
.
2- Biết cách giao tiếp. Sinh viên cần phải rèn luyện kỹ năng nghe và biết cách biểu lộ bản thân để trò chuyện một cách hiệu quả với bạn học, bạn cùng phòng và các giáo viên.
.
3- Hợp tác, làm việc theo nhóm.Biết làm việc với người khác ngày càng trở nên quan trọng hơn vì sinh viên sẽ phải hoàn tất nhiều dự án, nhiều bài tập theo nhóm. Sinh viên nên biết cách làm việc hiệu quả trong nhóm và điều khiển nhóm được vì đây là một kỹ năng cần thiết cho mai sau.
.
4- Biết tư duy phản biện và giải quyết vấn đề. Khi học đại học, sinh viên không chỉ cần phải nhớ và thuật lại những gì được dạy hay những kiến thức trong sách giáo khoa mà còn phải biết phân tích tư duy phản biện và biết cách phân tích những kiến thức đó. Kỹ năng này rất cần thiết cho học vấn và cho cuộc sống.
.
5- Biết các kỹ năng học. So với thời trung học, các sinh viên mới vào đại học sẽ làm việc một mình nhiều hơn và phải học nhiều kiến thức trong một học kỳ hơn. Chính vì vậy, sinh viên cần phải biết sắp xếp thời gian, công việc, biết đọc cẩn thận, biết chuẩn bị cho các bài kiểm tra và cần phải biết viết luận văn.
.
6- Chịu được sự thiếu rõ ràng. Không phải điều gì dạy ở đại học cũng trắng đen, cũng rõ ràng. Sinh viên cần phải nhận ra được sự thiếu rõ ràng trong những kiến thức được dạy, phải tìm cách để vượt qua những chỗ “màu xám” để không bị bỡ ngỡ và có thể hiểu được sự tinh vi của kiến thức và của các giáo sư.
.
7- Suy nghĩ sáng tạo. Khi đi học, sinh viên thường hay nghe giáo viên khuyên “think outside the box” tạm dịch là suy nghĩ sáng tạo và không rập khuôn. Kỹ năng này rất quan trọng vì các giáo sư thường đòi hỏi sinh viên phải đào sâu vào kiến thức và phải biết cách áp dụng. Lối suy nghĩ không rập khuôn sẽ giúp sinh viên tìm ra những cách mới để tiếp thu và áp dụng kiến thức.
.
8- Biết làm việc một mình. Tuy làm việc theo nhóm là một phần quan trọng của những năm đại học, nhưng phần lớn là sinh viên sẽ phải làm việc một mình. Vì vậy, những sinh viên mới vào đại học nên lưu ý và biết cách theo dõi công việc vì chỉ có bản thân mình chịu trách nhiệm cho công việc. Các sinh viên quen cách làm việc một mình và biết cách sắp xếp công việc sẽ bớt phần nào vất vả hơn khi học đại học.
.
9- Biết nghe và làm theo hướng dẫn. Khả năng suy nghĩ sáng tạo, không rập khuôn rất cần thiết, nhưng sinh viên còn phải biết nghe theo hướng dẫn của các giáo sư, dù là đơn giản hay phức tạp. Các hướng dẫn này gồm có cách giáo sư muốn sinh viên hoàn tất những bài tập, thời hạn nộp bài và sinh viên phải làm việc theo những hướng dẫn này.
.
10 -Làm việc tích cực, siêng năng. Những sinh viên lúc nào cũng làm việc tích cực, siêng năng học hành không chỉ học hỏi được nhiều hơn và thành công hơn, mà còn sẽ cảm thấy thỏa mãn với những năm đai học của mình hơn.
(Nguồn: nguoi-viet.com)
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kỹ năng mềm - “bài toán khó” của người Việt trẻ

    28/11/2016Vũ Quỳnh HươngPhong cách sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... đó là những “kỹ năng” thuộc về tính cách, không mang tính chuyên môn, nhưng lại là cực kỳ cần thiết cho con người trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, mọi lứa tuổi.
  • Khái niệm kỹ năng sống đang bị hiểu sai

    28/08/2015TS Vũ Thu Hương"Định nghĩa kỹ năng sống được hiểu thiên lệch dễ dẫn đến việc kết luận những phẩm chất đạo đức như: lòng dũng cảm, sự can trường… là kỹ năng sống, trong khi đây là các thái độ hành vi", TS Vũ Thu Hương nhận xét...
  • Kỹ năng tranh luận - Đánh giá từ các huấn luyện viên của Hồng Kông

    24/10/2014Ariel ConantMặc dù như thư ký Carrie Lam ChengYuet-ngor bình luận rõ ràng rằng “nó không phải là 1 cuộc tranh luận”, Young Post đã thu thập ý kiến từ những người có kinh nghiệm trọng tài để nghe các ý kiến của họ xem ai là người chiến thắng nếu buổi nói chuyện là cuộc tranh luận thông thường...
  • Công chức thiếu động lực và kỹ năng để làm việc tốt ?

    16/10/2014Theo điều tra của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, 43% cán bộ công chức và 33% công dân và doanh nghiệp cho rằng công chức không đủ trình độ và khả năng giải quyết công việc...
  • Sử dụng Ipad quá nhiều khiến trẻ mất kỹ năng sống

    03/05/2014Vân AnhMột tổ chức ở Anh mới cho biết, số lượng trẻ không có kỹ năng vận động cần thiết để chơi hay thực hiện các hoạt động thường ngày càng tăng. Nguyên nhân là do “nghiện” máy tính bảng và điện thoại thông minh...
  • Ông doanh nghiệp đi dạy kỹ năng sống…?

    20/11/2009Phan Quỳnh AnhNăm nào cũng vậy, cứ chủ nhật đầu tiên của tháng 11, hội học sinh MGU chúng tôi (Tổng hợp Lomonoxov, Matxcơva) lại tụ tập để nhớ về một thời tuổi trẻ trưởng thành nhờ Liên Xô, nhờ nước Nga vĩ đại.
  • Top 10 kỹ năng mềm thiết yếu

    29/08/2009TS Phan Quốc Việt, thạc sĩ Nguyễn Huy Hoàng
    Một nghịch lý rất khó lý giảilà:Người
    Việt Nam thường đạt giải cao trong các cuộc thi quốc tế (toán, vật lý,
    cờ vua, robotcom...), nhưng lại chưa thành đạt nhiều trong công việc.
    Năm nào nước ta cũng có rất nhiều giải vàng, giải bạc quốc tế - điều mà
    nhiều nước trong khu vực phải ghen tị.
    Nhưng mỗi khi nói về năng lực của lao động Việt Nam thì chắc chắn chúng ta dừng ở một vị trí đáng buồn. Tại sao lại thế?
  • Sinh viên với kỹ năng

    03/04/2009Nguyễn Thị Thùy DươngTheo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện 37% sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm. Chúng ta không thiếu việc làm mà đang thiếu sinh viên làm được việc. chương trình đào tạo không theo kịp sự phát triển của xã hội, không đào tạo ra người có thể làm được việc ngay. Do vậy, sinh viên mới ra trường thiếu quá nhiều kỹ năng để làm việc, đặc biệt các kỹ năng “mềm” như tư duy phân tích, tổng hợp, thuyết trình, giao tiếp hay làm việc đồng đội...
  • Rèn kỹ năng tự nhận thức

    22/12/2008Nguyễn Đăng Duy NhấtBài viết dưới đây sẽ làm rõ tầm quan trọng của sự tự nhận thức (self-awareness), đồng thời gợi ý một số kỹ thuật để nâng cao kỹ năng tự nhận thức. Kỹ năng này không chỉ giúp ích từng thành viên trong tổ chức mà còn tạo động lực để họ phát huy hết năng lực, đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Kỹ năng hội nhập

    10/10/2006Khả năng sáng tạo là một yêu cầu dành cho các ứng viên mong muốn có việc làm trong các ngành nghề của kinh tế tri thức bởi đây cũng chính là yêu cầu công việc hàng ngày của những nhân viên...
  • 9 kỹ năng “mềm” để thành công

    25/12/2005Phạm Thu ThúyBạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kĩ năng “mềm”...
  • Bản chất của nghệ thuật có giống với kỹ năng không?

    21/07/2005Một lúc nào đó trong thế kỷ 19, từ “nghệ thuật” bắt đầu được dùng chủ yếu cho một loại hình nghệ thuật – cái gọi là “nghệ thuật tạo hình”. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại không loại trừ những ngành như điêu khắc, âm nhạc, và thi ca khỏi danh sách các nghệ thuật của họ, nhưng họ cũng không tuyên dương những ngành nghệ thuật này như nghệ thuật tới mức loại bỏ hết mọi sự tạo tác khác của con người.
  • Kỹ năng sinh viên: Ngẫu hứng và... tự phát!

    09/07/2005T. VyMột cuộc thăm dò trên 2.000 SV của nhóm SV nghiên cứu marketing - Margroup (khoa Thương mại du lịch - ĐH Kinh tế TP.HCM) cho một kết quả: tỉ lệ SV “hẻo” kỹ năng giao tiếp và những kiến thức bổ sung nói chung khác ở các trường ĐH, CĐ chiếm đến 80%.
  • Kỹ năng Đọc sách và tài liệu

    11/08/2003Sách báo, tài liệu (gọi chung là sách) là kho tàng tri thức nhân loại được lưu lại cho các thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức rất quan trọng và vô tận đối với mọi người, đặc biệt làngười trí thức - trong đó có các bạn. Mọi thành công của con ngừơi đều là sự kết hợp của nỗ lực sức lực với tri thức lĩnh hội được từ thầy, từ cuộc sống, từ sách vở...
  • xem toàn bộ