10 kiểu khẩu nghiệp tuyệt đối phải tránh xa

07:33 SA @ Thứ Hai - 07 Tháng Sáu, 2021

1. Đa ngôn (nhiều lời)


  Bệnh từ miệng mà vào. Hoạ từ miệng mà ra. Vì thế không nên nói quá những đa ngôn tất thất (Nói nhiều) ắt sẽ có sai sót. Trong cuốn (Mặc Tử) có ghi chép rằng. Học trò của Mặc Tử từng hỏi Ông? Nói nhiều có lợi không? 


Mặc Tử trả lời : Ếch nhái kêu suốt ngày đêm , kêu nhiều đến mức mỏi miệng . Nhưng nào có ai nghe chúng kêu , sáng sớm nay nhìn thấy một con Gà Trống. Mặt trời vừa ló rạng . Nó liền cất tiếng gáy, cả Thiên hạ chấn động người người lục đục trở dậy.


  Vậy kêu nhiều, nói nhiều có gì tốt đẹp? Chỉ vào những lúc hợp lý nhất. Ta cất tiếng nói mới có tác dụng mà thôi.


2. Khinh ngôn (Nói năng khinh suất)


  Lời nói một khi được nói ra , tuyệt đối không nên khinh suất, thiếu thận trọng . Nếu nói ra mà phải đính chính, sửa lại, thà rằng không nói còn hơn. Những người nói năng khinh suất luôn phải đối mặt với sự chỉ trích và xấu hổ.


 Không nên dễ giải hứa hẹn với người khác, bởi một khi không làm được. Bạn sẽ trở thành người thất tín bội tín.


3. Cuồng ngôn 


Làm người nên nhận thức được khinh - trọng trong từng tình huống & hoàn cảnh. Một khi đã nói ra những lời cuồng ngôn, thiếu suy nghĩ bạn sẽ phải hối hận về sau. 


Thứ mà con người có thể thể hiện trước mặt người khác nhiều nhất. Chính là ngôn từ và hành động. Đặc biệt là ngôn từ. Thế nên khi nói năng cuồng ngôn là một điều tối kỵ.


Cuồng ngôn sẽ gây ra sự khó chịu cho đối phương, gây ra thù hận... và dễ rước họa vào người.


4. Trực ngôn


Những lời nói quá thẳng thắn trong nhiều trường hợp cũng gây rắc rối, thế nên, thay vì nói thẳng, hãy tìm một cách nói mềm mại hơn những lời nói lạnh như băng. Hãy cho thêm chút nhiệt ...


 Hãy để ý đến lòng tự tôn của đối phương. Chúng ta sẽ biết nên nói thế nào cho vừa lòng nhau. 


5. Tận ngôn 


  Nói năng cần phải hàm xúc và phải để lại đường lui cho đối phương. 


 Những người sống biết người biết ta sẽ không bao giờ nói lời Tận ngôn. Thay vào đó họ sẽ để lại cho người khác vài (Lối thoát) lưu lại chút Khẩu đức cho bản thân. Ngay cả khi trách người cũng không nên khắt khe đến mức đến mức không để cho một đường lui, dành cho Họ một lối thoát, lòng bao dung của mình sẽ được mở rộng.


6. Lậu ngôn ( tiết lộ chuyện cơ mật)


(Sự dĩ mật thành. Ngữ dĩ lậu bại) Câu nói này ý chỉ một việc thành hay bại, một phần là do khả năng giữ kín bí mật cá nhân hay tổ chức. Tuyệt đối đừng để lọt ra ngoài. 


Lậu ngôn là vấn đề về nhân phẩm và hậu quả của nó, thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức khó lường. Khi sự việc chưa xác định được rõ ràng, tốt nhất không nói lời khẳng định để tránh những ảnh hưởng xấu.


7. Ác ngôn


Không nên dùng những lời lẽ vô lễ, ác ý để làm tổn thương người khác.


Cổ Ngữ nói (Đao sang dị một . Ác ngữ nạn tiêu ) ý chỉ vết thương do đao kiếm gây ra có thể sẽ mai một phôi pha. Nhưng những lời nói ác ý thì mãi găm sâu vào lòng người khác, chẳng thể nào gạt bỏ lãng quên một cách dễ dàng. Những tổn thương trong tâm lý, gọi là ác ngôn gây ra luôn luôn đau hơn cả vết thương trên thể xác.


8. Căng ngôn


Căng ở đây nghĩa là kiêu căng , tự cao tự đại. Những người thường xuyên dùng những lời lẽ này, không phải là để kiêu ngạo hẳn là người vô tri, dù họ thuộc nhóm nào đi nữa. Thì cách ăn nói Căng ngôn cũng bất lợi cho quá trình trưởng thành của Họ. Thậm chí khiến người khác ghét bỏ.


9. Sàm ngôn


 Sàm ngôn chỉ những lời nói xấu sau lưng người khác. Người hay nói những lời Sàm ngôn phần lớn điều là kẻ tiểu nhân. 


Nhà triết học thời Đông Hán (Vương Sung từng nói - Sàm ngôn thương thiện) ý chỉ những lời nói xấu sau lưng sẽ bị vùi dập những đều lương thiện tốt đẹp.


Một người có Khẩu đức tuyệt đối, không nói xấu người khác. Bởi hậu quả của việc này thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức khiến cho Thiên hạ không thể Thái Bình.


10. Nộ ngôn


Nộ ngôn là những lời nói được thốt ra sẽ làm tổn thương người khác rất nhiều.


Nói không nghĩ , bị cảm xúc lấn át lý trí dẫn đến những lời nói tức tối giận dữ không chỉ khiến người khác khó chịu mà bản thân người nói ra câu đó cũng khó có thể vui vẻ. 


Thế nên khi giận dữ. Hãy lấy một tờ giấy và một cây bút nghĩ gì - và quyết định gì... Hãy viết ra , sau một vài ngày. Hãy xem lại (sản phẩm) lúc trước nếu vẫn duy trì suy nghĩ cũ, vậy thì hãy làm theo. Còn nếu cảm thấy đó chỉ là cách suy nghĩ lúc giận thì hãy đem tờ giấy đó đốt đi để cuộc sống nhẹ nhàng hơn. 


Tôi yêu cuộc sống .


   (Sưu tầm)

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nghiệp là gì?

    20/02/2021Uyên Bích sưu tầmMôn đồ hỏi “Nghiệp là gì?”, Đức Phật trả lời bằng một câu chuyện khiến bao người thức tỉnh. Câu chuyện mà Đức Phật kể cho các môn đồ đã khiến nhiều người nhận ra, dù chưa làm điều gì có hại cho người khác, nhưng họ đã vô tình tạo nghiệp cho chính bản thân...
  • Tình yêu thương và sự tôn trọng

    12/03/2020Cậu lại ích kỷ và rất hay nổi nóng, tới nỗi chẳng ai muốn kết bạn với cậu cả. Mỗi khi giận dữ, cậu nói những điều chẳng tốt đẹp gì, làm tổn thương những người xung quanh...
  • Lập ngôn của vài loài

    23/06/2019Nguyễn Tất ThịnhTôi có một số bài mượn chuyện ‘động vật nói về con người’ . Trong bài tiếp này bày tỏ thêm : con người chúng ta nên ‘phản tỉnh’ như thế nào khi lắng nghe Thiên Nhiên và rũ bỏ những điều chưa được từ mình, đồng thời đối xử xứng đáng với các giá trị thực đóng góp thực cho cuộc sống con người...
  • Bí mật và sức mạnh ẩn chứa trong 'Ngôn từ' của Sartre

    09/02/2018Hòa Bình“Ngôn từ” của Jean Paul Sartre được mệnh danh là cuốn hồi ký khó đọc nhưng vẫn bán chạy nhất thế giới...
  • Nghiệp nặng và sự cứu độ của Đức Phật

    21/05/2016Nguyễn Xuân ChiếnTrong cuộc sống và cả trong những buổi đàm luận chuyện đạo, chúng ta thường nghe những người xung quanh hay thốt lên hai chữ “nghiệp nặng”. Từ ngữ này được sử dụng để kết thúc một câu chuyện đời, một mẫu tin thời sự, hoặc để phê phán hành vi kém cỏi của một cá nhân nào đó...
  • Lố nhố một đám đông lộn xộn

    23/02/2016Nhà văn Vương Trí NhànNông thôn, làng quê, người nông dân… nghĩ tới xã hội Việt Nam là phải nói ngay tới cái bộ phận thiết yếu đó. Có lẽ bởi vậy mà trong truyện dài “Thiếu quê hương” ( in lần đầu năm 1940, Nhà xuất bản Hội Nhà văn tái bản năm 2006), mặc dù lấy đô thị hiện đại là địa bàn chủ yếu của các nhân vật, song cuối truyện nhà văn Nguyễn Tuân cũng phải một lần đưa họ về làng quê.
  • Cái giá của tức giận

    02/06/2015Trần Ngọc Bảo (dịch)Tâm sân hận là tâm muốn gây tổn hại và hủy diệt. Ngược lại, kham nhẫn là tâm biết kiềm chế, không gây tổn hại và hủy diệt. Rất khó đối trị lòng sân hận; rất khó phát triển lòng kham nhẫn. Kham nhẫn là đức tính duy nhất thắng được sân hận...
  • Kinh hoàng các thể loại sách ngôn tình

    01/06/2014Hồ Hương GiangCó khoảng 30 đến 50 tag được dán cho ngôn tình: đam mỹ, hủ nữ, cường thủ hào đoạt, phúc hắc nam, sủng, sắc, ngược tâm, ngược thân, sư đồ luyến…
  • Truyện ngôn tình Trung Quốc- “độc dược” bằng chữ

    29/05/2014Hiện nay, truyện ngôn tình đã phủ rộng ở khắp các thành phố từ Bắc đến Nam. Từ nhà sách, tiệm sách cũ đến các trang mạng... Có nhiều người từng coi đó là “thức ăn ngon” nhưng giờ đây, với thực tế những gì đang diễn ra thì loại truyện này chẳng giúp người đọc “bổ khỏe”.
  • Truyện ngôn tình loay hoay chống thoái trào

    21/08/2013Lam LinhSau nhiều năm làm mưa làm gió, tiểu thuyết diễm tình Trung Quốc đang đối diện với khả năng trở thành "món ngon ăn lâu cũng chán" tại thị trường Việt Nam...
  • Ngôn ngữ mới của nước Nam

    03/07/2009Phạm QuỳnhKhông thể chối cãi là hiện giờ đang có một ngôn ngữ mới của nước Nam đa dạng hơn, uyển chuyển hơn, đủ khả năng hơn cho sự diễn tả các tư tưởng mới và các quan niệm trừu tượng so với ngôn ngữ đó cách đây mười lăm, hai mươi năm.
  • xem toàn bộ