Vũ Hoàng Chương (1916-1978)
- Ông sinh ngày 5-5-1916 ở Nam Ðịnh, nguyên quán ông là làng Phù Ủng, huyện Đường Hào nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên. Năm 1941, ông bỏ sở hỏa xa đi học toán tại Hà Nội, rồi bỏ dở để đi dạy ở Hải Phòng. Trong suốt thời gian này, ông không ngừng viết thơ, viết kịch. Thi phẩm của Vũ Hoàng Chương được nổi tiếng nhất là tập Thơ Say xuất-bản năm 1940. Sau đó trở về Hà Nội lập Ban kịch Hà Nội cùng Chu Ngọc và Nguyễn Bính. Năm 1942 công diễn vở kịch thơ Vân muội tại Nhà Hát Lớn và gặp gỡ Đinh Thục Oanh, chị ruột nhà thơ Đinh Hùng, thành hôn năm 1944. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, về Nam Định, diễn vở kịch thơ Lên đường của Hoàng Cầm. Kháng chiến toàn quốc nổ ra, đi tản cư cùng gia đình về Thái Bình, làm nghề dạy học. Nhà thơ họ Vũ đã cho ra đời thêm mấy tập thơ nữa là: Mây (1943), Rừng Phong (1954); một tập kịch thơ Vân Muội, Trương Chi, Hồng Diệp (1944). Đến 1950, gặp lúc quân Pháp càn đến, ruồng bắt cả nhà, hồi cư về Hà Nội, dạy toán rồi chuyển sang dạy văn và làm nghề này cho đến 1975. Sau năm 1954, ông tiếp tục sáng tác không ngừng cho đến khi ông mất. Các tác phẩm giai đoạn này là các tập thơ Tâm Sự Kẻ Sang Tần (1961), Lửa Từ Bi (1963), Ta Đợi Em Từ 30 Năm (1970), Chúng Ta Mất Hết Chỉ Còn Nhau (1973)... Ông từng được vinh danh là "Thi bá" Việt Nam. Sau 1975 bị bắt giam ở Chí Hòa, do bệnh nặng Ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn. Thơ ông hoài cổ, giàu chất nhạc, với nhiều sắc nét Đông Phương dù ông lớn lên giữa cao trào Thơ Mới Theo Tạ Tỵ, thơ Vũ là "tiếng thở dài của phương Đông trầm mặc". Người đời nói về ông - "...Ý giả Vũ Hoàng Chương định nối cái nghiệp những thi hào-xưa của Đông Á: cái nghiệp say. Người say đủ thứ: say rượu, say đàn, say ca, say tình đong đưa. Người lại còn "hơn" cổ nhân những thứ say mới nhập-cảng: say thuốc phiện, say nhảy đầm. Bấy nhiêu say sưa đều nuôi bằng một say sưa to hơn mọi say sưa khác: say thơ.... cái say sưa của Vũ Hoàng Chương là một thứ say sưa có chừng mực, say sưa mà không hẳn là trụy lạc, mặc dầu từ say sưa đến trụy lạc đường chẳng dài chi. Nhưng trụy lạc hay say sưa đều mang theo một niềm ngao ngán. Niềm ngao ngán ấy ta vốn đã gặp trong thơ xưa. Duy ở đây có cái vị chua chát, hằn học, và bi đát riêng... (Hoài Thanh - Hoài Chân, "Thi nhân Việt Nam") Vũ Hoàng Chương từ lúc khai bút đến khi gác bút, là hiển lộng duy nhất của Thơ Mới, vượt tất cả những tài năng của Thơ Mới, cả Bắc lẫn Nam, khai triển thêm các kích thước khác, trở thành thi bá của thế kỷ XX của Việt Nam. Những gì Hoài Thanh Hoài Chân viết về Huy Cận, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư trong THI NHÂN VIỆT NAM, xuất bản năm 1941, xét ra không cần viết thêm nữa. Những người đó đã lên tới đỉnh từ trước đó. Từ đó về sau, họ không hay hơn, nếu không nói là ngược lại. (Viên Linh, "Chiêu niệm Văn chương") Biến cái ác (hiểu theo nghĩa triết học) thành cái đẹp, Baudelaire đã tạo nên một tác phẩm có tính chất cách mạng: Những bông hoa của cái ác. Nâng nỗi chán chường lên thành nghệ thuật, đó là đóng góp, chí ít cũng ở Việt Nam, của Vũ Hoàng Chương, tính chất “suy đồi” (hiểu theo nghĩa nổi loạn) và hiện đại của thơ ông” (Đỗ Lai Thúy).
| Thơ đã xuất bản Nhổ neo rồi thuyền ơi! Xin mặc sóng” - Vũ Hoàng Chương bắt đầu bài thơ mang tính “cương lĩnh tinh thần” của tuổi trẻ một thời như vậy. Kể từ khởi sự mọc răng Lũ chúng ta lạc loài dăm bẩy đứa Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ Men đã ngấm bọn ta chờ nắng tắt Bài viết về Vũ Hoàng Chương Vũ Hoàng Chương và Những Vần Thơ Lẻ Thi sĩ Vũ Hoàng Chương suốt đời say chưa tỉnh |
Nội dung khác
Bạch Thái Bưởi - Khẳng định doanh tài nước Việt
28/08/2015Bộ sách Đạo kinh doanh Việt Nam và Thế giớiDịch giả Phan Quang Định - Người giải mã bí ẩn của các giấc mộng
20/11/2012Giao HưởngNguyễn Duy Cần (1907-1998)
24/03/2012Đào Trinh Nhất (1900-1951): từ một nhà báo sáng danh đến một học giả khả kính
20/02/2012Nguyễn Đình ChúVũ Bằng (1913-1984)
31/01/2012Bùi Văn Nam Sơn (1947 - )
23/10/2009Trần Đức Thảo (1917- 1993)
27/09/2009Trần Thái Đỉnh (1921-2005)
26/09/2009