GS lý luận phê bình, dịch giả văn học Việt Nam đương đại
- Sinh ngày 21 tháng 7 năm 1930 tại Nam Định, trong một gia đình truyền thống Nho học kết hợp với Tây học.Quê quán: làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. - Sau năm 1945, ông cùng gia đình đi tản cư kháng chiến, học trường trung học chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng và được gửi đi đào tạo ở Liên Xô. - Năm 1959 ông làm nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công Tiến sĩ Văn học chuyên ngành lý luận, phê bình tại Đại học Tổng hợp Moskva, Liên Xô. -Ông đã từng dạy ở các trường Đại học Sư phạm Vinh, Đại học Văn hóa, Trường Viết văn Nguyễn Du. Ông nhiều năm làm hiệu trưởng "Trường bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du". - Từ năm 1983, với nền tảng văn hóa và nhãn quan triết mỹ của mình, ông đã nhiệt thành sổ súy cho sự đổi mới sáng tác văn học ở Việt Nam, phê phán những bất cập trong hệ thống lý luận quan của Zdanov. Chính ông là người phát hiện, nâng đỡ và bảo vệ các cây bút Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài... ngay từ khi họ mới xuất hiện trên văn đàn.
Ông là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
Ông là đồng chủ bút với Huỳnh Sanh Thông, Trương Vũ ra tạp chí Vietnam Review (phát hành ở Mỹ trong 2 năm 1996, 1997)
Tác phẩm đã xuất bản
“Ngọn gió thổi những chiếc lá bay qua đại dương”, Tập ký Maiacôpxki. Con người, cuộc đời và thơ (Khảo cứu. Tuyển dịch.1976) Maiacôpxki. Hài kịch. (dịch, 1984) Văn học Xô Viết đương đại (khảo cứu, 1987) Văn học - học văn (tiểu luận và phê bình, 1992) Văn học và học văn (tiểu luận và phê bình, 1997) Văn học gần và xa (tiểu luận, 2000) Triết lí văn hóa và triết luận văn chương (Khảo cứu, 2006) Văn hóa và văn minh -Văn hóa chân lý và văn hóa dịch lý (2007) Hoàng Ngọc Hiến. Tuyển tập chọn lọc (2008) Xác lập cơ sở cho đạo đức, Bàn về tính hiệu quả (dịch từ sách của Francois Jullien) Minh triết phương Đông và triết học phương Tây (Tuyển tập những công trình của nhà triết học đương đại Pháp F.Jullien, NXB Đà Nẵng, 2004)
Suy nghĩ về Nghề Văn
Những bài phê bình hay làm người đọc yêu văn học. Yêu văn học là yêu những giá trị tinh thần, sự khô cạn của tình yêu này đương là một trong những sự khốn cùng của thế giới hiện đại. Cũng như các thể loại văn học khác, viết phê bình không thể thiếu cảm hứng. Người viết phê bình là người có những chủ kiến mạnh mẽ (về các vấn đề nhân sinh, cũng có khi là những vấn đề học thuật). Cảm hứng phê bình nảy sinh khi chủ kiến của nhà phê bình ngẫu nhiên cộng hưởng đâu đó với tác giả và tác phẩm nào đó. Nhưng chủ kiến của nhà phê bình là sản phẩm của sự suy nghĩ, có ý thức đồng thời có gốc rễ vô thức (có những kinh nghiệm cá nhân và những kinh nghiệm cộng đồng được tàng trữ ở đây) Nhà phê bình không thể không tìm hiểu tác giả, tác phẩm mình phê bình, sự tìm hiểu này có thể làm thay đổi chủ kiến của nhà phê bình nhưng cuối cùng thì viết phê bình vẫn là bộc lộ chủ kiến của mình. Octavio Paz hoàn toàn có lý: Đối với nhà phê bình, bài thơ là điểm xuất phát để đi đến một văn bản khác, văn bản của mình