Bùi Văn Nam Sơn (1947 - )

10:55 CH @ Thứ Sáu - 23 Tháng Mười, 2009



Bùi Văn Nam Sơn
(sinh 1947)

Dịch giả xuất sắc, triết gia gốc gác, tận tình

- Ông sinh năm 1947 tại Vĩnh Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam
- Từ 1964-1968: Học triết học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn
- Từ năm 1968, sang Đức du học, học khoa Triết, Đại học J. W. Goethe, Frankfurt/M, CHLB Đức. Ông là học trò ruột của hai nhà triết học hàng đầu thế giới còn sống hiện nay là Karl Otto Apel và Habermas.
- Ông là một người uyên bác, biết thành thạo nhiều thứ tiếng: Hy Lạp, Đức, Anh, Pháp, Hoa; một bộ óc khổng lồ về tri thức triết học.
- Ông đã dịch và hiệu đính nhiều tác phẩm triết học và khoa học xã hội. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, khoảng 15 tác phẩm do ông dịch, chú giải, hoặc giới thiệu, chú thích, hiệu đính… được giới học thuật và bạn đánh giá rất cao.
- Ông đã dày công dịch và chú giải ba quyển Phê phán nổi tiếng của nhà triết học Đức I. Kant: "Phê phán lý tính thuần túy" (2004, tái bản 2007), "Phê phán năng lực phán đoán", "Phê phán lý tính thực hành" (2007) và "Hiện tượng học Tinh thần" của G.W.F. Hegel (2006).
- Năm 2008, ông cho ra mắt bản dịch và chú giải quyển Khoa học Lôgíc của Hegel (NXB Tri thức, 2008).
- Cảm nhận về ông là một người cực kỳ tâm huyết, yêu nghề và thật gần gũi.

Đôi dòng tự bạch của tác giả

- Kant viết: "Khai minh là việc con người đi ra khỏi sự không trưởng thành do chính mình tự chuốc lấy". Không trưởng thành là sự bất lực không biết dùng đầu óc của mình mà không có sự hướng dẫn của người khác.

Vì thế, ông bảo: khẩu hiệu của sự Khai minh là: "Sapere aude!" (Latin: "Hãy dám biết!"), hãy có gan dùng đầu óc của mình. Con người rất thích ở yên trong tình trạng không trưởng thành, vì mọi việc đã có người khác chỉ dẫn, sắp đặt, lo liệu. Thoát khỏi "xiềng xích êm ái" ấy, con người thấy bơ vơ, lúng túng, vì không quen suy nghĩ và vận động tự do. Một cuộc cách mạng có thể lật đổ kẻ độc tài nhưng không phải dễ dàng mang lại sự cải cách đích thực về lề lối tư duy.

-Muốn tiếp thu những giá trị vĩnh cửu và tiên tiến đích thực, phải có nền tảng, phải cần thời gian, chỉ đừng để mất thời gian vì đi đường vòng. Những giá trị ấy độc lập với dân tộc, chính trị. Tự mình đóng cửa thì hạn chế tầm nhìn, chỉ có hại cho mình thôi. Bởi lẽ, mình không đọc sách thì sách đâu có chết! Niềm tin được củng cố thực sự khi được so sánh và thử thách với các tư tưởng khác.

- Ngày nay, triết học không còn là đặc sản của những "thiên tài" cô độc hay của những triết gia chuyên nghiệp. Triết học sẽ dần dần trở thành món ăn tinh thần quen thuộc cho mọi người (tất nhiên người ta vẫn có thể sống mà không cần triết học cũng như có thể hô hấp và tiêu hóa mà không cần biết đến môn sinh lý học!). Nó gắn liền với sự phát triển của khoa học và với lối sống hiện đại, tức với lối sống có suy nghĩ và có cái nhìn toàn diện. Lý thuyết khoa học là sự trừu tượng cấp một; triết học là sự trừu tượng cấp hai, thế thôi. Càng có năng lực tư duy trừu tượng, càng dễ tự định hướng trong mớ bòng bong của cuộc đời muôn mặt.

- "Đối với nước ta, công cuộc tu thư ngày càng bức thiết để nhanh chóng lấp khoảng trống về học thuật, bù lại những quãng thời gian và cơ hội đã bị bỏ lỡ, nhằm tiếp cận một cách toàn diện hơn, chính xác hơn các trào lưu tư tưởng và thành tựu khoa học trên thế giới. Việc dịch sách kinh điển là con đường ngắn nhất trong việc tiếp phát văn hóa".

- "... người học cần tiếp xúc với tác phẩm đầu nguồn của khoa học thế giới. Đây là điểm yếu của nền học thuật VN, vì ta đang thiếu nhiều công cụ cơ sở cho người học. Phần tôi, vẫn tiếp tục cố gắng đóng góp một phần nhỏ vào tủ sách cùng với nhiều người khác."

...

Phỏng vấn, viết về tác giả

“Thỉnh thoảng gặp ông già cũng thú!”
Dịch giả, nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn:"Tự đóng cửa là tự hại mình"

Phỏng vấn dịch giả Bùi Văn Nam Sơn: Triết học không còn là đặc sản của những "thiên tài"…

Bùi Văn Nam Sơn: Kẻ lữ hành theo chân các triết gia
“Trà dư tửu hậu” và triết học
Luyện nội công song song với học quyền cước

Trả lời câu hỏi "Nhân vật trong tuần" (SáchHay.com)
Bùi Văn Nam Sơn trải lòng với sinh viên (eVan)
Phát biểu nhân nhận giải thưởng dịch thuật

Điểm sách

Đọc lại; Bàn về Tự do của John Stuart Mill

Đọc Thấy Phật của Cao Huy Thuần: Nhật diện Phật, nguyệt diện Phật

Mấy lời giới thiệu bộ sách "101 triết gia" - Sự cần thiết của 1 bộ từ điển các triết gia

Giới thiệu cuốn "Cháu ông Rameau”: Rameau giữa chúng ta

Triết học Kant , Hồi niệm và viễn cảnh

Alexis de Tocqueville và sự trầm tư về nền dân trị

Cùng với Trần Hữu Quang, Giới thiêu Đạo đức Tin lành và Tinh thần của chủ nghĩa tư bản, Max Weber

"Emile hay về giáo dục", Một triết lý giáo dục nhân bản : dạy và học làm người


Suy ngẫm

Tương lai của Khai Sáng?
Từ hiện đại đến hiện đại hóa
Triết học và/về tính hữu hạn

Lyotard với tâm thức và tình cảnh hậu - hiện đại

Muốn học phải có sách

“m.E” và Đối Thoại Triết Học

“Giàu mà không yêu chuộng chữ nghĩa, đạo lý thì khó mà giàu... bền được!”

Tinh thần đại học của Wilhelm von Humboldt

Triết học đương đại và triết học về thời đương đại

Bao giờ có những "dịch trường"?

Vẫn mãi trường tồn những giá trị văn hóa và tinh thần chân chính, vĩnh hằng

Văn chương trong viễn tượng hậu-siêu hình học

Hành trình mỹ học triết học từ Platon đến Adorno

Nguyên hình Nữ Chúa trên ngày phù du

Đạp thanh hội cũ hào hoa

"Tiến hoá" như một sơ đồ lý giải (Nam Dao)

Dữ quân nhất dạ thoại…

Tin và đáng tin

“Viên đá đỉnh vòm ” của tòa nhà triết học Kant

"Phê phán lý tính thực hành" và sự phản tư đạo đức học

Triết học và / về tính hữu hạn

Muốn học phải có sách

Hưng ư thi

"Bách khoa thư các khoa học triết học”: Từ tham vọng hệ thống đến học thuyết về chân lý và tự do

" Tiến hóa" như một sơ đồ lý giải ?


FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: