Ý nghĩa quan niệm sinh tử "Lục đạo Luân hồi"

07:31 CH @ Thứ Bảy - 21 Tháng Năm, 2016

Lục đạo là 6 nơi ở của chúng sinh trong vòng luân hồi: cõi trời, cõi người, cõi Atula, cõi súc sinh, cõi quỷ đói, cõi địa ngục. Phật giáo cho rằng, tất cả chúng sinh chưa được giải thoát, dưới sự thúc đẩy của nghiệp lực đều phải lưu chuyển sinh tử trong Lục đạo. Chúng sinh luân hồi đều ở trong biển khổ vô biên.

- Chúng sinh cõi trờiđược xem là khoái lạc nhất, không phải lo lắng về cơm áo, không phải vì cuộc sống mà phải bôn ba, tuổi thọ rất dài. Nhưng họ cũng có phiền não, khi lâm trung sẽ gặp "năm tướng suy của người trời", và những khoái lạc của một đời hưởng thụ sẽ tan biến triệt để.
- Chúng sinh cõi ngườicó 8 loại phiền não cơ bản: sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tăng hội, cầu bất đắc, ngũ ấm thịnh. Cuộc đời cũng có nhiều khoái lạc nhưng cũng sẽ gặp phải phiền não vô tận.
- Chúng sinh cõi Atula tuy có phúc báo lớn như của người trời, nhưng tâm sân hận của họ quá mạnh dẫn đến trong tâm luôn bị ngọn lửa sân hận thiêu đốt, không ngày nào được an ổn.
- Chúng sinh cõi Súc sinh thường là ngu si vô minh, phải trải qua nỗi khổ của cá lớn nuốt cá bé, súc sinh có phúc báo lớn một chút tuy không bị đói khát nhưng không thể thoát khỏi nỗi khổ bị con người sai khiến
- Thống khổ lớn nhất của quỷ đói là đói khát, ngày ngày không ngừng tìm kiếm thức ăn nhưng lại khó có thể hấp thụ được, chỉ có thể ôm bụng đói mà bôn tẩu khắp nơi.
- Khổ nạn của chúng sinh địa ngục còn gấp ngàn vạn lần năm cõi trên. Trên núi đạo, dưới biển lửa, nhạy vạc dầu chính là cảnh tượng thường thấy của chúng sinh cõi địa ngục. Khủng khiếp hơn nữa, tuổi thọ của chúng sinh địa ngục cực dài, lên đến ngàn vạn năm, khổ nạn dường như không có hồi kết thúc.



Chúng sinh dưới tác dụng của tâm niệm tham dục, sân hận, ngu si từ vô thủy đến nay tạo nên vô số ác nghiệp, theo lý luận nhân quả nghiệp báo, không ai có thể thoát khỏi vận mệnh của luân hồi. Tinh thần của "Lục đạo Luân hồi" trong Phật giáo là thoát khỏi sự trói buộc của luân hồi, kích thích thái độ quan tâm sâu sắc đối với sinh mệnh của mình.

Phật giáo cho rằng, rơi vào một cõi nào trong 6 cõi có liên quan đến tâm niệm, tình cảm, nhận thức của chúng sinh. Luân hồi cũng có thể xem là ảo tướng tinh thần hư vọng không có thực. Thiên Thai tông cho rằng, chúng sinh nếu sinh khởi một tâm niệm sân hận mãnh liệt, đó chính là một nhân của cõi địa ngục, sinh khởi tâm tương ứng với tâm ngu si chính là nhân của cõi súc sinh. Vì thế chúng sinh luân hồi trong 6 cõi, thực chất là tuần hoàn trong tình cảm nội tại của bản thân.

Tương truyền thời kỳ Nam Bắc triều Lương Vũ Đế yêu cầu thiền sư Chí Công đưa ông đến thiên giới và địa ngục. Thiền sư bèn lớn tiếng quát mắng Lương Vũ Đế. Nhà vua vô cùng tức giận bèn rút kiếm chém Thiền sư. Thiền sư tránh sang bên và nói: "Đây chính là địa ngục". Lương Vũ Đế bèn nhận ra sai lầm, vội vàng xin lỗi Thiền sư. Thiền sư Chí Công liền từ sau cột trụ bước ra cười nói: "Đây chính là thiên giới".

Lục đạo hay Lục giới cũng có thể xem là 6 loại tâm cảnh hoặc trạng thái tình cảm khác nhau. Tình hình đối ứng của lục đạo và tình cảm trong Phật giáo là: Sân hận đối ứng với địa ngục, dục vọng đối ứng với quỷ đói, vô tri đối với súc sinh, ngũ giới đối ứng với cõi người, hiếu chiến đối ứng với Atula, thập thiện đối ứng với cõi trời. Tình cảm của con người luôn nằm trong trạng thái biến đổi thiện ác, khởi phục bất định, từ đó dẫn đến tính không ổn định của hiện tượng sinh mệnh tuần hoàn không ngừng nghỉ. Cho nên, muốn vượt qua nỗi khổ luân hồi, dựa trên giáo huấn của Phật giáo, phải bắt đầu từ huấn luyện tâm tính, điều tiết tình cảm.

Vì thế, giải thoát khỏi sự trói buộc của luân hồi trong quan niệm của Phật giáo kỳ thực là một hành động quan tâm chăm sóc đối với sinh mệnh của con người (đặc biệt là quan tâm chăm sóc lúc lâm chung). Hãy thử tưởng tượng, khi thần thức sắp tan biến, lựa chọn cõi thiện nhiều hưởng lạc hay cõi ác nhiều thống khổ, sẽ thúc dục người lâm chung "tự khảo tra linh hồn mình". Đây là một lần phát hiện lại giá trị của sinh mệnh, có thể khiến người chết nhìn thấy rõ nhân tố không ổn định của hiện tượng sinh mệnh, khiến cho sinh mệnh dần dần đạt đến trạng thái ổn định an tường, đồng thời cũng thúc đẩy người sống khi tại thế xác lập phẩm tính của mình để khi cái chết đến không thấy sợ hãi bởi tứ đại phân chia, linh hồn tiêu tán.

Quan trọng hơn nữa, vượt qua sự câu thúc của luân hồi cũng là nội hàm chân thực trong quan niệm về giá trị sinh mệnh "dĩ giác vi bản" (lấy giác ngộ làm gốc) của Phật giáo. Người lâm chung trong thời khắc sinh tử nguy nan, thức tỉnh cảnh giới sinh mệnh của bản thân, quay về với lạc viên sinh mệnh tự do tịnh độ. Lúc này, sau khi tỉnh ngộ sẽ giống như câu nói của thiền sư Vĩnh Gia đời Đường: "Trong mộng rõ ràng có 6 cõi, tỉnh giấc đại thiên cũng rỗng không", ảo tướng có liên quan đến 6 cõi biến mất, thân tâm không có bất kỳ chướng ngại nào, từ đó mà miễn trừ được nỗi khổ sinh tử mộng ảo điên đảo, có thể lai khứ tự do trong đại thiên thế giới. Đây chính là một loại giải thoát, càng có sự chăm sóc đầy đủ về giá trị tinh thần của sinh mệnh.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quan niệm về nhận thức trong triết học phật giáo Việt Nam

    09/08/2019TS Triết học Nguyễn Đức DiệnQuá trình hình thành quan niệm lý luận về nhận thức luận trong các học thuyết triết học thường diễn ra thông qua mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Trong triết học Phật giáo, giữa bản thể và nhận thức có quan hệ không tách rời. Biểu hiện của quan hệ ấy ở chỗ tính “không” của bản thể, cũng như tính vô thường, nhân quả của thế giới hiện tượng chỉ được nhận thức thông qua mối quan hệ với “tâm”.
  • Ý nghĩa hoa sen trong Phật giáo

    11/05/2019Bàng ẨnHoa sen đẹp hương thơm tinh khiết, nên được mọi người ưa chuộng. Ấn Độ giáo có truyền thuyết cho rằng lúc khởi đầu vũ trụ một hoa sen mọc lên từ rốn của thần Vishnu, giữa hoa có Phạm thiên ngói kiết già. Hoa sen lại là một trong tám biểu tượng của Phật giáo, khó có thể kể hết kinh sách Phật giáo nói về hoa sen, sau đây chỉ là khái lược...
  • Giá trị của Phật giáo trong thế giới tân tiến hiện đại

    04/12/2017Ðại Ðức Kodo Matsunami, Hoà Thượng Thích Trí Chơn chuyển ngữChúng ta thấy rằng những tiện nghi tân tiến không giải quyết được những vấn đề thiết yếu cho đời sống chúng ta. Một số đông người đang đau khổ vì những lo nghĩ vật chất cũng như tinh thần đã làm lay chuyển căn bản cuộc sống của họ. Ðời sống chúng ta còn luôn bị đe dọa không dứt bởi những làn sóng bất an và sợ hãi...
  • Tái sinh và luân hồi theo quan điểm Phật giáo

    21/08/2015Câu chuyện cháu bé ở Vụ Bản theo những người trong cuộc đã được nhiều người đưa lên phương tiện truyền thông. Đây là một vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu tâm linh khá thú vị cần được nghiên cứu nghiêm túc mới có thể kết luận được...
  • Tư duy hướng nội của Phật giáo và vai trò của nó trong tư duy của người Việt

    09/03/2014Hoàng Thị ThơTư duy hướng nội của Phật giáo không chỉ là một sản phẩm đặc thù của lịch sử tư duy Ấn Độ, mà còn là một trong những đặc trưng nổi bật của tư duy phương Đông. Thực chất của tư duy hướng nội là sự nhận thức hướng vào trong, để tâm tĩnh lặng và nhờ đó, “thấy được sự vật như chúng tồn tại”. Đó chính là cơ sở của giáo lý giải thoát của Phật giáo. Đồng thời, bài viết chỉ ra rằng, do Việt Nam tiếp thu Phật giáo khá sớm nên sự ảnh hưởng của tư duy hướng nội tới tư duy người Việt trong lịch sử là khá đậm nét và phổ biến...
  • Văn hoá giáo dục Phật Giáo

    09/12/2013Lý Kim HoaGiáo dục dù nghĩa rộng hay hẹp, dù quan niệm theo phương Đông hay phương Tây , dù truyền thống hay hiện đại đều có nghĩa là xây dựng văn hoá, đưa văn hoá lên tầm cao. Văn hoá cao trở lại tạo động lực cho giáo dục tiến nhanh tiến mạnh, đạt được nhiều thành quả tốt hơn nữa....
  • Tại sao Phật giáo gần như biến mất khỏi Ấn Độ

    16/07/2013Hoàng Phong dịchVào khoảng năm 525 trước Jésus, Đức Phật đã tiên đoán trước:
    “Hai ngàn năm trăm năm sau, tuy Phật giáo có khoảng 700 triệu tín đồ trên toàn thế giới, nhưng lại biến mất trên đất nước Ấn Độ, nơi mà trước đó Phật giáo từng là một trào lưu tình thần chính yếu, suốt cho đến thế kỷ thứ X. Tại sao lại xảy ra như thế ?
  • Phật giáo và những Dòng chảy Tư tưởng Hiện đại

    13/08/2010Quán Như Phạm văn MinhSau thế kỷ ánh sáng, thái độ trịch thượng và độc tài của khoa học không phải chỉ đối với tôn giáo mà còn đối với các khoa học ‘nhân văn’ khác. Những môn học nào không dùng lý trí và phương pháp thực nghiệm đều bị chê là ‘thiếu khoa học” hay khoa học ‘nửa vời’. Các nhà khoa học đắc thắng biến phương pháp khoa học thành ‘chủ nghĩa’ duy vật khoa học.
  • Văn hóa phật giáo nền tảng của văn hóa Việt Nam

    09/04/2010Thanh Tri thực hiệnGiáo sư Thái Kim Lan hiện đang dạy tại Đại học Ludwig- maximilian, Munich, Đức về Triết học và Phật học và là Chủ tịch Trung tâm giao lưu văn hóa Đức - Châu Á. Chúng tôi có buổi trò chuyện với Bà về những vấn đề của văn hóa Phật giáo Việt Nam.
  • Hệ thống thế giới quan Phật giáo - Các sơ đồ giáo lý

    26/08/2009O.O.Rozenberg- Nguyễn Hùng Hậu & Ngô Văn Doanh dịchTrước khi chuyển sang nghiên cứu những phần quan trọng nhất trong hệ thống thế giới quan Phật giáo, chúng ta cần phải xác định điểm xuất phát mà từ đó các Phật tử lập luận về những vấn đề xuất hiện trong khi suy tư triết học và chỉ ra cơ cấu chung của các hệ thống của họ. Sau đó, chúng ta mới đả động đến vấn đề đặt Phật giáo vào trào lưu triết học nào: Phật giáo là chủ nghĩa thực tại hay chủ nghĩa duy tâm, là duy vật hay duy linh hay là một trào lưu nào khác.
  • Những vấn đề triết học Phật giáo - Siêu hình học

    18/08/2009O.O.Rozenberg- Nguyễn Hùng Hậu & Ngô Văn Doanh dịchViệc nghiên cứu triết học Phật giáo trên cơ sở những văn bản hệ thống được giữ lại trong các bản dịch Trung quốc đã chiếu luồng sáng mới vào những vấn đề thế giới quan Phật giáo được biết ở Âu châu, đồng thời đặt ra một loạt những vấn đề mới mà cho đến nay vẫn còn chưa được đưa ra trong các công trình về Phật giáo. Nhiều cái đã không có thể biết vì hoặc thiếu những tài liệu, hoặc tài liệu hiện có không được sử dụng.
  • Nguồn gốc của loài người theo cái nhìn của Phật giáo

    05/05/2009Trưởng lão Thích Thông LạcLuật nhân quả đã xác định mọi tiêu chuẩn của mọi loài chúng sanh, nếu chúng sanh sống và tạo những tiêu chuẩn đó thì sẽ sanh làm loài vật đó, chứ không phải tiêu chuẩn đó mà làm loài vật khác được, có nghĩa là loài động vật đó sống thiện ở cấp độ thiện đó sẽ sanh làm loài chúng sanh đó, còn ngược lại sống ác ở cấp độ ác đó thì sẽ sanh làm loại chúng sanh đó. Luật nhân quả rất công bằng và công lý nên tiêu chuẩn thiện ác của nó rõ ràng, không thể sai khác được. Với trí tuệ vô hạn của đức Phật, Ngài đã thấu suốt luật nhân quả. Do đó Ngài dạy cho chúng ta cách thức sống năm tiêu chuẩn thiện để còn tiếp tục làm thân người thiện và chỉ có thân người thiện mới đủ trí tuệ thông minh rèn luyện tu tập chấm dứt khổ đau và luân hồi.
  • xem toàn bộ