Xung quanh vấn đề giảm giá sách và tỷ lệ phát hành

03:51 CH @ Thứ Tư - 24 Tháng Mười Hai, 2003

“Suốt 5 năm tôi làm việc ở Bộ Văn hóa - Thông tin, chưa bao giờ “ông xuất bản”, “ông in” và “ông phát hành” ngồi lại với nhau như hôm nay. Trước hết chúng ta phải hiểu nhau đã và hãy nói với nhau tất cả để giá sách đến tay bạn đọc trong năm 2004 phải giảm” - đó là lời “kêu gọi” của Chủ tịch Hiệp hội Xuất bản Phan Khắc Hải tại hội thảo về “Giải pháp giảm giá sách và tỷ lệ phát hành” do Cục Xuất bản tổ chức....

Tồn tại thị trường sách “giá ảo”

Giám đốc NXB Khoa học - kỹ thuật Tô Đông Hải đưa ra một con số khiến người yêu sách phải bất ngờ: 60% sách trên thị trường được xuất bản dưới hình thức liên doanh giữa các NXB với tư nhân. Con số này nói lên một thực tế: quyền quyết định giá bìa, tỷ lệ phí phát hành... do tư nhân quyết định. Các NXB thừa nhận nguyên nhân chính gây nên giá sách cao là do tỷ lệ phí bị “thả nổi”. Trong thời bao cấp, tỷ lệ phát hành phí được quy định là 26%, nay đã bị đẩy lên tới 50%, thậm chí 60 - 70%. Luật Xuất bản năm 1993 quy định tư nhân chỉ được phép tham gia vào hai lĩnh vực: in và phát hành nhưng trên thực tế tư nhân đã thao túng cả 3 khâu: xuất bản, in, phát hành. Bằng các “chiêu” tạo ra giá ảo, chiết khấu ảo để thu về lợi nhuận thật, lực lượng tư nhân mới thực sự đóng vai trò quyết định và điều tiết thị trường sách chứ không phải là Nhà nước, và càng không phải là các NXB!

Cũng theo các NXB, nguyên nhân làm cho thị trường sách thêm nhức nhối là tình trạng mua sách cũ với chiết khấu cao đối với các loại sách đưa vào thư viện. “Tiền ngân sách chỉ “vỗ béo” cho tư nhân và một số cán bộ nhập sách. Bởi thế mới xảy ra chuyện một số cán bộ thư viện không quan tâm giá sách cao hay thấp mà chỉ xem được “lại quả” nhiều hay ít. Hậu quả là sách ở các thư viện chất lượng sa sút, cơ cấu sách nghèo nàn” - ông Trần Tấn Ngô, Tổng giám đốc Tổng công ty Phát hành sách bảo vậy.

“Chân kiềng” nào đẩy giá sách lên cao?

Không trực tiếp tham dự cuộc hội thảo trên nhưng Bộ trưởng Bộ VH-TT Phạm Quang Nghị đề nghị các NXB phải chỉ ra thế “chân kiềng” nào trong 3 nhà: xuất bản-in-phát hành là gốc rễ đẩy giá sách lên cao. Ông Lê Thế Nghĩa - Chủ tịch Công đoàn In Việt Nam cho rằng ngành in đứng ngoài cuộc “mổ xẻ” này: “Trong 3 khâu của hoạt động xuất bản, ngành in là nghề cực nhọc nhất và có mức thu nhập thấp nhất. Không thể hạ thấp giá công in hơn nữa. Giá in sách đã nằm dưới giá sàn rồi”. Các NXB thì phản ứng: “Trong hoạt động xuất bản hiện nay, “luật chơi” chưa bình đẳng. Nhiều nhà phát hành cũng nhảy vào làm sách. Các công ty phát hành phải “chơi” cho đẹp”. Còn nhà phát hành thì biện minh: “Một trong hai nhiệm vụ lớn của ngành phát hành là phục vụ chính trị, vì vậy cơ cấu nhập sách của ngành phải đa dạng, phục vụ mọi đối tuợng, mọi lĩnh vực cho các vùng miền. Sách nhập của ngành có chiết khấu thấp, chiếm từ 70-80% tổng lượng sách phát hành”.

“Giá sách cao chưa phải là vấn đề, hay nói đúng hơn chưa phải là cái gốc của vấn đề, mà việc tăng phát hành phí vô tội vạ mới là tệ nạn đáng báo động. Nếu không chấn chỉnh ngay vấn đề này thì hoạt động xuất bản, phát hành sẽ rơi vào bế tắc.”

Ông Lê Nguyên Đại - Giám đốc Công ty tư nhân Thời Đại

Sự thiếu đồng thuận giữa các NXB, giữa NXB với cơ quan quản lý đã đẩy cuộc hội thảo vào bế tắc. Thứ trưởng Trần Chiến Thắng không nén được thất vọng: “Chúng tôi hy vọng sự ngồi lại giữa 3 nhà qua cuộc hội thảo này sẽ hạ được giá sách cho bạn đọc, qua những ý kiến phát biểu, chưa thể có đủ lý và căn cứ để đi đến kết luận gì”. Còn những người yêu sách sẽ đặt câu hỏi: Nhà nước hay các ông chủ tư nhân sẽ điều hành thị trường sách trong thời gian tới?

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nỗi xấu hổ của sách

    03/04/2016N.Q.DDịch ẩu, dịch "trộm", dịch lấy được, in lấy được đang là một "đại nạn" trong ngành xuất bản sách. Đại nạn này hiện đã phát triển đến mức nhiều độc giả xem sách xong phải xấu hổ. Đơn giản là họ bị lừa...
  • Người Sài Gòn "bạo" tay mua sách

    05/07/2005Năm 2003, nhà sách Trí Tuệ đưa về một bộ Đại từ điển Phật học Huệ Quang (cảo bản) 10 tập, giá 1,5 triệu đồng. Tưởng bán chậm, ai ngờ cuối cùng lại...thiếu hàng!
    Trên thực tế không chỉ có sách nghiên cứu giá đắt như vậy mà vẫn hút hàng, các loại sách khác cũng đang bán rất chạy trên thị trường thành phố...
  • Sách Việt Nam và con đường hội nhập

    05/07/2005Hội sách TP.HCM lần 3 đang diễn ra tưng bừng tại TP.HCM. Đi hội và tự hỏi, chừng nào sách Việt hội nhập thị trường quốc tế? Có thể nói thị trường sách năm nay đang khởi động, hứa hẹn nhiều đổi mới. Trong đó vấn đề hội nhập là nỗi ưu tư của nhiều đơn vị xuất bản, phát hành sách cả tư nhân lẫn quốc doanh.
  • Không nên độc quyền in sách giáo khoa

    16/12/2003Ngân AnhSách giáo khoa (SGK) - linh hồn của sự nghiệp giáo dục. Hiện nay, SGK đang chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, đó là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên cách chỉ đạo làm sách, đặc biệt là vấn đề in sách, đang gây nhiều dư luận...
  • Bao giờ sách là vàng?

    12/11/2003Ánh NgọcNói đến sách, người ta được gợi ngay đến cảm giác về sản phẩm thiêng liêng của trí tuệ, về "túi khôn" của cả loài người. "Sách quý như vàng", câu thành ngữ này thể hiện phần nào sự trân trọng của con người dành cho sách. Nhưng có mấy ai biết nâng niu giá trị của từng bụi vàng làm nên một kho tàng tri thức quý báu?
  • Phát hành sách tư nhân thao túng thị trường xuất bản

    09/10/2003Theo ông Phan Khắc Hải, chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, lượng sách bán ra từ hệ thống phát hành sách tư nhân lên đến trên 10 triệu bản/ năm, chiếm hơn 2/3 đầu sách ấn bản trên toàn quốc hiện nay. Trong đó, nhiều đơn vị đã cho in số lượng sách lớn gấp 5-10 lần số được ghi trong giấy phép xuất bản...
  • xem toàn bộ