Làm thế nào để trở thành “tổ sư” về quản trị

06:16 CH @ Thứ Ba - 24 Tháng Mười, 2006

Họ là những siêu sao trên bầu trời doanh thương. Không có Hội nghị nào về quản trị được xem là có giá trị mà lai vắng bóng họ. Họ lên xuống sân khấu vẫy tay với cử tọa và cử tọa nuốt lấy từng lời của họ. Họ là những tổ sư về quản trị kinh doanh, những lý thuyết gia đã nổi danh và làm giàu nhờ thuyết giảng về thực hành kinh doanh.

Họ là ai và làm thế nào mà đạt tới địa vị đó?

Peter Drucker, người được xem là " tổ sư của các tổ sư” vềe quản trị, người sáng lập ra lý thuyết quản trị, không nhận mình là tổ sư mà thích tụ gợi mình là một nhà báo hoặc là "kẻ đứng bên lề" nhu trong cuốn tiểu sử tự thuật của ông.

Tuy nhiên, làm chủ được những điều tưởng chừng mâu thuẫn là nghệ thuật của các tổ sư và Drucker biết điều đó. Ở tuổi 90, ông vẫn còn mê hoặc được cử tọa mặc dù hiện giờ ông chủ yếu thuyết giảng qua các Hội nghị vidéo. Khó có thể trở thành tổ sư về quản trị mà không viết sách và Drucker là tác giả của hơn 30 cuốn sách. Còn Warren Bennis, hiện giờ ở tuổi 75, một trong những tên tuổi lớn đầu tiên của thế hệ lý thuyết gia về quản trị sau Thế chiến II, đã viết l8 cuốn sách, chủ yếu về đề tài lãnh đạo. Đó cũng là một điều kiện khác nữa để trở thành tổ sư về quản trị, phải có một lĩnh vực chuyên môn và bám chặt lấy nó, trở thành chuyên gia gia về lĩnh vực đó.

Thù lao lớn

Trong lĩnh vực xuất bản sách, tổ sư về quản trị Tom Peters còn thua nhiều người khác, tuy vậy cuốn In Search of Excehence (Đi tìm sự tuyệt hảo)viết chung với Robert Waterman là một trong nhũng cuốn sách về quản trị bán chạy nhất trong những năm l980 với hơn 5triệu bản bán khắp thế giới. Nó đã đẩy Tom Peters lên hàng những tổ sư về quan trị được săn đón nhất vào cuối những năm l980 đầu l990. Ông hiện vẫn còn có thể ra giá thù lao cho một buổi nói chuyện lên đến gần 100.000USD. Tom Peters cũng là người đã hoàn thiện các động tác vẫy tay, đếm bước trên sân khấu y như các ngôi sao ca nhạc Elvis Presley và Tom Jones. Hơn bất cứ ai khác, Tom Peters đã đưa yếu tố trình diễn vào trong nghệ thuật cưa các tồ sư về quản trị, qua đó ông chẳng những làm cho cử tọa hào hứng mà còn có thể ra giá thù lao cao hơn.

Ngày nay phần lớn các bậc tổ sư về quản trị sắp xếp các cuộc thuyết trình của họ thông qua các đại diện. Và giá ít khi khi dưới 50.000USD. Chỉ có khi tổ chức từ thiện mời thì giá thấp hơn.

Con đường trở thành tổ sư

Con đường trỏ thành tồ sư thường bắt đầu từ một công trình nghiên cứu quan trọng. Cuốn sách của Peters và Waterman xuất phát từ một dự án nghiên cứu tại tổ chức tư vấn về quản trị Mckinsey, nơi mà ông Peters là lãnh đạo chính nghiên cứu về hiệu quả tổ chức. Một đặc điểm trong cuốn Đi tìm sự tuyệt hảo, được lặp lại nhiều lần về sau, là lối nói mô hình: mô hình “7S” trong tổ chức (structure, strategy, Systems, Skills, Staf, Style and Shared Values - Cấu trúc, Chiến lược, Hệ thống, Kỹ năng, Nhân sự, Phong cách và Chia sẻ giá trị).

Với một số vị tổ sư, tư vấn vẫn là nguồn thu nhập quan trọng mặc dù phần lớn những tổ sư thế hệ 1990 có mối quan hệ chặt chẽ với các trường Đại học, một phần có lẽ vì các trường dạy kinh doanh ngay càng trở nên trội bật. Rosabeth Moss Kanter chẳng hạn, vừa dạy kinh doanh ở Đại học Harvard vừa tư vấn và viết sách. Nhờ có được đào tạo về xã hội học, bà có thể tập trung vào khía cạnh quần chúng của việc kinh doanh. Bản thân hoạt động kinh doanh cũng có thể làm nảy sinh những tổ sư về quản trị. Bill Gates, người đứng đầu Microsoft, cũng viết sách và thuyết trình trước các Hội nghị, nhưng ảnh hưởng của những người lãnh đạo kinh doanh như Bill Gates thường dựa trên thành công của công cuộc kinh doanh của họ hơn là trên một triết lý về quản trị.

Tuy nhiên các nhà kinh doanh vẫn thích nghe chuyện của những doanh nghiệp thành công. Juhan Richer, Tổng Giám đốc của Công ty chuyên về âm thanh của Anhlà Richer Sounds nói rằng ông có thể đòi tới 100.000 bảng Anh cho một giờ nói chuyện. Chẳng có gì xấu cả, ông nói: tôi nghiệm ra rằng tôi càng đòi tiền cao, người ta càng nghe tôi.

Còn các tổ sư lý thuyết (không phải nhà kinh doanh) lại có vai trò là thuyết phục người nghe hoặc người đọc về lẽ khôn ngoan thông thường. Peter Drucker làm điều đó trong cuốn Concepts of the Corporation( Khái niệm Công ty), một nghiên cứu về Genenl Motors trong đó ông nói cách quen thuộc: một số sự thật khó nghe về cách điều hành Công ty.

Mỹ là mảnh đất màu mỡ cho sự nảy sinh của những tổ sư về quản tri. Tuy nhiên một số nước khác như Ấn Độ cũng đã bắt đầu có ảnh hưởng. Nhật Bản thì có KenichiOhmae và một số tên tuổi khác. Anh có Charles Handy, người ít diễn thuyết và thường tặng thù lao các buổi thuyết giảng cho các tổ chức từ thiện. Giống như nhiều tổ sư khác, ông thường kết thúc các buổi diễn thuyết bằng cách quen thuộc: tiếp thị cho cuốn sách của mình.

Hiện nay, đúng đầu trong danh sách những tổ sư loại I về chiến lược kinh doanh gồm những tên tuổi như Gary Hamel and C.K. Prahalad. Cuốn Competing for the Future(Cạnh tranh cho Tương lai) của Hamel vàPrahalad xuất ban năm l994 là một trong những cuốn sách về chiến lược quản tri bán chạy nhất trong thập niên vừa qua. Cuốn sách này bàn về công thức đơngiản đã được nâng lên đến mức hoàn thiện: chỉ ra cho các nhà lãnh đạo kinh doanh biết họ sai lầm ở đâu và gợi ý cách sửa chữa.

Giáo sư Hamel từng được trả 100.000 USD cho hai buổi nói chuyện, mỗi buổi chỉ 40 phút. Những nhà tổ chức Hội nghi cũng có lúc mời những tổ sư loại II nhưng là những ngôi sao đang lên như SumantraGoshal ở London Business Schonl hoặc ChristopherBartlettHarvard. Cuốn sách Managing Across Borders(Quản trị xuyên biên giới của họ nổi như cồn trong số các Công ty muốn vươn lên tầm quốc tế và họ ngày càng trở nên quen thuộc hơn với các nhà tổ chức Hội nghị. Jetfrey Piefier ở Đại học Stanford, Roben Stemberg ở Harvard and Constantinos Markldes ở London Business School cũng là những ngôi sao đang lên, nhưng họ cũng như nhiều tổ sư khác về quản tri đang phải vật lộn để thích ứng, tư tưởng của mình với nền kinh tế mớitrong đó những quy luật kinh doanh có thề thay đổi đau hôm sớm mai.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kiến thức = Nguồn lực quan trọng nhất

    28/10/2016Sơn NguyễnNhà quản trị học quan trọng nhất thế kỷ XX Peter Drucker đã qua đời hôm 11/11 vừa qua. Ông đã để lại một di sản tinh thần khổng lồ không chỉ gồm các quyển sách, tiểu luận kinh điển kinh tế, chính trị, quản trị học mà còn cả một khái niệm đã thành thực tế: quản trị học là một điều thiết yếu trong xã hội công nghiệp...
  • Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI

    30/08/2012Vũ Tiến Phúc (dịch)cuốn sách này chi bàn về những đề tài "nóng bỏng" của ngày mai mà thôi - đó là những đề tài thiết yếu, trọng tâm, có tính chất sống còn và chắc chắn sẽ là những thách thức chủ yếu của ngày mai. Những thách thức và những đề tài được Peter Drucker bàn luận ở đây đều là những vấn đề đang gặp phải ở tất cả các nước phát triển cũng như ở hầu hết các nước đang trỗi dậy...
  • Nghề giám đốc

    04/07/2006Nguyễn Tất ThịnhNhằm giúp bạn đọc có tài liệu tham khảo về vấn đề đào tạo giám đốc doanh nghiệp, vai trò, vị trí của giám đốc doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Nghề giám đốc của Thạc sĩ Nguyễn Tất Thịnh...
  • Peter Drucker: Người tôn vinh nghề quản trị

    28/11/2005Phạm Vũ Lửa HạPeter Drucker được xem là nhà tư tưởng lớn về quản trị và kinh doanh của thế kỷ 20. Hiếm có vấn đề nào mà giới kinh doanh làm, suy nghĩ hay đương đầu mà ông chưa bàn đến. Ông đã sáng chế nhiều thuật ngữ và cổ xúy cho những khái niệm (ví dụ như "quản trị theo mục tiêu") nay đã đi vào ngôn ngữ hàng ngày của giới kinh doanh. Và nhiều ý tưởng sáng tạo của ông đã thành những phần không thể thiếu của nghề quản trị...
  • Tại sao có người thành công, có người lại không?

    07/07/2005Võ Đắc KhôiTừ lâu lắm rồi, có một thắc mắc mà rất nhiều người thường nêu ra lúc trà dư tửu hậu: vì sao cùng trang lứa, cũng học hành đỗ đạt như nhau nhưng mức độ thành đạt mỗi người lại khác nhau?