Xã hội có thể phát triển được không?

08:40 CH @ Thứ Sáu - 25 Tháng Chín, 2015

Tôi tạm liệt kê 8 vấn đề viết dưới đây ( và liệu số 8 có gắn với chữ 'Phát' được không, như giới 'kinh dịch' đi mây về gió vẫn phán)? Tâm tôi mong mỏi: môi người gạch bỏ được đi một đoạn trong đó ( bằng giá trị của mình, hoặc quan sát thấy hiện thực phổ biến hay hơn). Dù thế nào tất cả chúng ta đều tin tưởng: nhất định xã hội sẽ phát triển!


1. Khi muôn sự bất cập hiển hiện về mọi mặt, mọi cấp của quản lý xã hội và trong đời sống nhân dân thường ngày, nhưng lại chưa thể có lực lượng thực nhận về mình trách nhiệm chính cùng năng lực ưu trội dám nhìn nhận vào sự thật bản chất nguyên nhân chủ quan dẫn đến sai lầm để cải hoá... Đã thế thậm chí lại quay lưng để dấn đi tiếp cách cũ... Các giới chỉ có thể than 'biết rồi, khổ quá, nói mãi' rồi cam tâm an phận thủ thường trong sự phải chung sống với tình trạng xuống cấp tất cả


2. Khi những bài diễn văn, nghị quyết, tổng kết của các cấp lãnh đạo vẫn 'bổn cũ' như bao nhiêu chục năm nay... tốn kém cơ man thời gian và tiền bạc, nhưng không thể thoát ra được những câu từ khuôn sáo, trống rỗng, hư huyễn vô thưởng vô phạt, chẳng chuyển đạt nổi được tinh thần 'đức nhiệm' , một tầm vóc gì tương xứng với cương vị của người phát ngôn... đáng ngại thay khi như thế lại được coi là 'tư tưởng chỉ đạo' nhưng thực ra bao người nghe mà ngán ngẩm, một số quay ra liều nghĩ, loạn làm theo cách của họ


3. Khi có nhiều quan chức lẫn thường dân, thời chiến cùng hô hát bài 'bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình' , nay dù đã thời bình nhưng người người vẫn nhiễm 'ca từ ấy' tiếp tranh sa vào 'giấc mơ con xé nát cuộc đời con' bởi quanh quẩn ở mưu cầu 'vinh thân phì gia' ? Liệu có hơn lũ Khỉ chỉ biết chăm chăm cho miếng ăn, cái ổ của riêng vợ chồng con cái nhà nó? Khi những danh như 'đại gia/ đại quan / sao hot / nhà đẹp / siêu xe / hàng hiệu...dường như là 'chuẩn thành đạt'của nhiều lớp người mới. Nhiều người thường thì 'tầm nhìn tương lai cuộc đời' là 'sổ hưu'


4. Khi nền giáo dục duy trì trong sách giáo khoa đầy các bài văn cũ mòn, kiến thức giáo điều tụt hậu....còn tồn nhiều giảng sư, với học hàm cao nhờ cách 'phi trí thức' mang những phương pháp sư phạm áp đặt một chiều, làm những đề tài 'chán hơn cả sự quan liêu' , mẹo nghĩ những bài thi viển vông và đánh đố, cốt thêm tầm quan trọng, địa vị và thu nhập của họ, hơn là nghiên cứu phát triển, và tạo ra nhân tài. Bao nhiêu thế hệ học sinh bị 'suy tâm kiệt trí' vì phải gánh những chương trình đạo tạo không đạt được chuyên nghiệp và thực làm


5. Khi hệ thống truyền thông đồ sộ, 'nặng bao cấp' , còn rất xa với tiêu chí của nghề nghiệp là 'sự thật! sự thật nhanh hơn! sự thật vì xã hội' để trở thành kênh thông tin thường xuyên, thiết yếu, đáng tin, kip thời cho mọi giới tham khảo, nhìn nhận....thì hàng ngày đầy rẫy tít được giật đọc khiến đau tâm xám trí....nhằm câu like săn rating... Khá hơn thì đi theo đưa truyền các hình ảnh, gương mặt, câu nói từ những diễn đàn được người ta tổ chức kiểu 'pr, hoặc giải ngân, hoặc trình diễn...' gì đó... Điều hay của cuộc sống thì hời hợt theo 'motip' cũ thiếu thuyết phục, chìm trong 'nồi lẩu' thoả mãn những gu chỉ ưa hình thức


6. Xã hội hay tôn tạo nên những giá trị hư ảo từ thánh nhân đến 'nhân vật' nổi tiếng, hao tốn nhiều thứ để chạy theo mê tín và huyền hoặc. Có khuynh hướng gậm nhấm quá khứ, 'ăn mày dĩ vãng'... Rủ nhau đến tương lai bằng 'hội chứng bầy đàn' đầu cơ từ làm ăn đến bước đi cuộc đời...do ảnh hưởng của đồn thổi, mơ mị về 'hung cát' gắn với những quẻ bói, lẻo luận theo những chòm sao ảo , cùng đoán dựa vận hội theo đặc tính của 12 con Giáp thô sơ


7. Trong xã hội rất nhiều người bị quen lối phản ứng, hành xử lại với người phản biện mình theo tư duy 'hô hoán' kết hợp các kiểu ( em Chã + AQ + Chí Phèo ) : ông phê phán việc tôi làm là 'gây diễn biến dư luận hoặc kéo 'thế lực thù địch' đánh vào 'sinh mệnh chính trị của tôi' / ông phê bình tôi là muốn hạ bệ cả 'bố tôi' / ông có ý hạ bệ không tôn vinh được bố tôi là coi thường 'gia phả nhà tôi'.... Như thế là ông vừa là kẻ thù tổ chức của tôi lẫn của dòng họ tôi! Ông đã là 'ai' chưa mà dám thế?


8. Yêu 'Phật' , nhiều chùa chiền hoành tráng hoá, mà rất 'tham sân si' và sống cực đoan.... Mồm nói chuộng hoà bình, muốn 'làm bạn với tất cả' mà đầu luôn ám ảnh hoạch định ai là 'kẻ thù' , rất khó từ bỏ chuyện 'đánh nhau' ngày xưa.... Phân chia thế giới bằng yêu ghét cảm tính, định kiến kiểu 'bản sao' của thời đấu tranh giai cấp, người nghèo đấu tố người giàu! Chê văn hoá các nước 'tư bản' mỏng, méo...nhưng vồ vập muôn điều văn minh của họ, muốn được họ 'quan tâm đầu tư' các kiểu! Thích nước ngoài khen 'ngoại giao' như trẻ con quê nghèo xưa thich được dỗ cho bằng kẹo mút

...

Tám điều trên nếu tiếp tồn tại hoặc nhân bản lên thì chỉ đi đến sự tha hoá : từ xã hội đến cá nhân, các cá nhân làm thành xã hội ... Chúng ta muốn xây dựng xã hội tốt đẹp!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tại sao hai triều đại Lý Trần lại đạt được sự thịnh vượng?

    22/08/2014Hà Thủy NguyênThời kỳ cầm quyền của nhà Lý (1009-1225) và nhà Trần (1226-1400) là hai triều đại thịnh vượng nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay. Nhiều sách sử cho rằng triều đại nhà Lê mới là triều đại mạnh nhất, nhưng đa số người đọc đã bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm: sự thịnh vượng và tập trung quyền lực...
  • Con đường dẫn đến sự thịnh vượng

    16/08/2014Nguyễn Trần BạtCó một khát vọng giống nhau giữa các cộng đồng dân tộc là khát vọng về sự thịnh vượng. Mỗi một dân tộc lại được hình thành bằng một lịch sử riêng, do vậy, mỗi dân tộc lại có một con đường riêng đi tìm kiếm sự thịnh vượng nhưng trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ thì có gì chung giữa các con đường đi đến sự thịnh vượng của các dân tộc? Và nếu có thì con đường ấy như thế nào?
  • Nguồn gốc của Quyền lực, Thịnh vượng và Nghèo khó

    29/05/2014…Cái gì giải thích những sự khác biệt lớn này về nghèo khó và thịnh vượng và các hình mẫu tăng trưởng? Vì sao các quốc gia Tây Âu và các nhánh thuộc địa của chúng đầy người định cư Âu châu bắt đầu tăng trưởng trong thế kỷ mười chín, hầu như không nhìn lại? Cái gì giải thích sự xếp hạng dai dẳng về bất bình đẳng ở bên trong châu Mỹ? Vì sao các quốc gia Phi châu hạ-Sahara và Trung Đông đã không đạt kiểu tăng trưởng thấy ở Tây Âu, trong khi phần lớn Đông Á đã trải nghiệm tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nhanh dễ gây tai nạn?
  • Thúc đẩy sự thịnh vượng

    12/05/2009Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch kiêm TGĐ Investconsult GroupCó thể nói, trên thế giới có bao nhiêu quốc gia, có bao nhiêu dân tộc và có bao nhiêu con người là có bằng ấy ước mơ, bằng ấy khát vọng. Mỗi một ước mơ, mỗi một khát vọng đều xuất phát từ những hoàn cảnh lịch sử riêng. Nhưng mơ ước về sự thịnh vượng luôn là mục tiêu chung của con người. Và nơi khởi nguồn cho sự thịnh vượng chính là tầng lớp đặc biệt trong xã hội - tầng lớp trí thức.
  • Thịnh vượng sẽ đến nhanh hơn, nếu...

    10/10/2006TS Nguyễn Sĩ Dũng13 tháng 10 - ngày của các doanh nhân VN, một ngày lễ mới tròn một tuổi. Ngày lễ này được xác lập như vậy là rất muộn, nhưng có lẽ, cũng không thể sớm hơn. Bởi vì rằng trái cây cần thời gian để chín, con người cần thời gian để vượt qua những định kiến của mình...