Vũ trụ chúng ta đang sống chỉ là một giả lập ma trận?
Hôm qua đọc thấy bài "Thuyết âm mưu: Vũ trụ chỉ là khái niệm lừa dối không có thật" của bác Hassler, mình đã lên Google tìm hiểu cũng xin viết một bài góp vui. Mong AE cho biết suy nghĩ về vấn đề này: Vũ trụ chúng ta đang sống chỉ là một giả lập ma trận?
Cảnh trong bộ phim Matrix
.
Một câu hỏi lớn mà con người đã luôn đấu tranh để tìm kiếm câu trả lời từ rất lâu trước khi bộ phim The Matrix (Ma trận) ra đời đó là liệu con người đang tồn tại hay chỉ đang sống trong một thế giới ảo mô phỏng?
Cảnh trong bộ phim Matrix
.
Hay phimSword Art Online 3 Alicizationcũng về chủ đề này.
.
Trên thực tế, giả thuyết gây sốc này là sản phẩm tinh thần của Nick Bostrom, một giáo sư của Đại học Oxford (Anh). Ông đã đưa ra ý tưởng trên vào năm 2003, thu hút sự chú ý của cộng đồng khoa học.
Nhà nghiên cứu Martin Savage cho hay, nhóm của ông muốn kiểm tra giả thuyết đó. Nếu vũ trụ này chỉ là một sự mô phỏng của máy tính, phải chăng đang có vũ trụ khác dưới hình dạng tương tự, chuyên gia này đặt câu hỏi.
.
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì con người bắt đầu nghi ngờ về chính thế giới chúng ta đang sống. Khi mà nhiều nghiên cứu về vật lý vi mô và vĩ mô mới đã phủ nhận các lý thuyết cũ. Kết quả của các nghiên cứu mới về vật lý lượng tử đang làm lung lay niềm tin của chúng ta về cơ học căn bản. Bằng chứng chứng minh thế giới chúng ta đang sống là ảo ngày càng nhiều.
.
Tìm trên Youtube chủ đề thế giới ma trận thì có rất nhiều video chứng minh (không biết thật giả thế nào chứ nhìn cũng hay lắm).
Không như các giả thiết về trái đất rỗng, phẳng hay vuông gì đó, giả thiết vũ trụ ma trận thật sự thu hút nhiều sự quan tâm từ các nhà khoa học.
Sau sự ra đời của các trò chơi máy tính, chúng ta có hàng triệu người liên tục chơi và các trò chơi máy tính được cải tiến hay hơn mỗi năm. Chúng ta sẽ có nguy cơ phải đối diện giữa hiện thực và thực tế ảo.
Thực tế đã có nghiên cứu nghiêm túc cho câu hỏi Vũ trụ chúng ta đang sống có phải là thật ?
Tờ French Tribune đưa tin các chuyên gia của Đại học Washington (Mỹ) sẽ nghiên cứu khả năng thế giới này, và thậm chí cả vũ trụ, là sự tưởng tượng của một trí thông minh nhân tạo cấp cao.
Dù các máy tính hiện đại còn lâu mới bằng những siêu máy tính lý tưởng trong loạt phim Ma trậndo diễn viên Keanu Reeves thủ vai chính, giới chuyên gia ít nhất cũng có thể dựng được một mô hình vũ trụ với kích thước 100 nm, chỉ nhỉnh hơn hạt nhân của nguyên tử.
Cảnh trong phim Ma Trận
.
Vẫn chưa rõ nhóm của chuyên gia Savage sẽ áp dụng phương pháp phân tích đặc biệt gì để rút ra kết luận cuối cùng.
Ý kiến của các nhà kho học về chủ đề này:
.
+ Rich Terrile, một nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Lực đẩy phản lực của NASA chia sẻ quan điểm với Elon Musk. Ông tin rằng ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng thời gian, năng lượng hay không gian là liên tục, thì chúng cũng có một giới hạn nhất định. Vũ trụ của chúng ta là có thể được tính đếm và có giới hạn, các đặc điểm này cho phép chúng ta lập trình một mô phỏng vũ trụ.
+ Terrile nghĩ rằng với tốc độ phát triển của công nghệ hiện tại, chỉ trong vài thập kỷ nữa là chúng ta sẽ trở thành một thế giới với nhiều thực thể nhân tạo hơn là con người. Quan điểm này được đưa ra trong một ấn bản của tờ The Guardian.
+ Một lập luận khác của các nhà theo thuyết mô phỏng chính là vũ trụ có thể tính toán và được chia ra làm nhiều phần nhỏ (các thành phần hạ nguyên tử) giống như các điểm pixel trong video game, cùng từ một nguồn. Một số nhà khoa học cũng vừa đưa thêm một số suy luận cho rằng vũ trụ chúng ta dường như là được thiết kế bởi một trí tuệ cao cấp nào đó.
+ Kỹ sư Ray Kurzwil cho rằng toàn thể vũ trụ chúng ta có thể là một thí nghiệm khoa học của một học sinh trung học trong một vũ trụ khác.
+ Alan Guth, một nhà vũ trụ học tại MIT, thì vũ trụ của chúng ta có thể là thực, nhưng đồng thời cũng có thể là một loại thí nghiệm trong phòng thí nghiệm. Một tờ báo của Anh còn cho rằng có khả năng vũ trụ chúng ta được tạo ra bởi một siêu trí tuệ, giống như các nhà sinh học tạo ra các chủng vi sinh vật mới vậy.
+ Ignacio Morgado, giáo sư tâm lý tại viện Thần kinh học trường đại học Tự trị Barcelona, cho rằng “làm thế nào để hiểu và kiểm soát thế giới chính là tìm ra bộ não người tạo ra ảo ảnh, giúp chúng ta tồn tại?”. Theo tờ ABC của Tây Ban Nha đưa tin.
+ Morgada nói “mọi thứ chúng ta nhìn thấy là một ảo ảnh do bộ não chúng ta tạo ra. Tuy nhiên, đây là một ảo ảnh thực sự có chức năng giúp chúng ta thích nghi với thế giới.” “Ngay cả tình yêu cũng là một ảo ảnh. Nó là ảo ảnh do các phân tử của bộ não chúng ta tạo ra”.
+ Một nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng thế giới tuyên bố rằng, ông đã tìm thấy bằng chứng chứng minh sự rằng Chúa Trời tồn tại, thông qua các hạt lý thuyết.
+ Michio Kaku, Giáo sư Vật lý lý thuyết tại trường Đại học New York nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng thế giới, đã dựa trên công trình nghiên cứu kì lạ của ông về lý thuyết dây, đưa ra khái niệm lý thuyết mới chứng minh sự tồn tại của Thần, hoặc đó là 1 người thiết kế thông minh đã sáng tạo ra vũ trụ. Ông đã đi đến kết luận này sau quá trình nghiên cứu bán nguyên thủy – bán kính Tachyons.
Nghiên cứu đã dẫn Giáo sư Kaku kết luận rằng vũ trụ của chúng ta được tạo ra thông qua thiết kế xây dựng, nó không hề hỗn loạn ngẫu nhiên như trước đây chúng ta vẫn nghĩ, mà chúng ta đang sống trong 1 ma trận.
“Tôi đã kết luận rằng chúng ta đang ở trong 1 thế giới được tạo thành bởi những quy luật siêu việt. Tôi tin rằng, tất cả mọi thứ mà chúng ta gọi là cơ hội, hôm nay sẽ không có ý nghĩa nữa. Đối với tôi, rõ ràng chúng ta đang tồn tại trong 1 thế giới mà mọi thứ đã được sắp đặt bởi những quy luật có sẵn, hình thành bởi tư duy siêu việt và không tồn tại cái gọi là cơ hội ngẫu nhiên” - Michio Kaku
Cám ơn bạn đã đọc bài viết !.. Hãy cho biết suy nghĩ của bạn về vấn đề này?
Clip giải thích các ý tưởng triết học đằng sau bộphim Ma Trận (The Matrix)
.
Thế giới chúng ta đang sống là “thế giới ảo” giống trong phim Ma Trận?!
(TechTalk)
Nói chính xác hơn, đó là một thế giới giả lập.
Khi bộ phim Ma Trận (The Matrix) đổ bộ các cụm rạp cách đây 20 năm (Đúng vậy, 2 thập kỷ rồi đấy! Bạn đã thấy mình già chưa?), những khán giả đã hết lời khen ngợi nội dung của tác phẩm này, bởi nó không chỉ vô cùng giải trí, mà còn mở ra thuyết âm mưu về vũ trụ quanh ta.
Bộ phim xoay quanh chàng lập trình viên Thomas Anderson khi anh phát hiện ra rằng thực tại mình đang sinh sống không có thật. Thay vào đó, thế giới của anh được thêu dệt nên bởi những AI siêu việt nhằm “thu hoạch” năng lượng từ thân nhiệt và điện sinh học của con người.
Mặc dù viễn cảnh về một tương lai, nơi mà những cỗ máy nổi loạn đứng lên nắm quyền kiểm soát và thống trị Trái Đất, là quá xa vời, nhưng theo các nhà triết học thì việc thực chất chúng ta đang sống trong một thế giới mô phỏng là hoàn toàn khả thi, và thậm chí là có khả năng khá cao là thật.
Tỷ lệ mà chúng ta sống trong thực tại giả lập là 99,99999999%
Nick Bostrom – cha đẻ của vũ trụ giả lập
Hồi năm 2001, Nick Bostrom – một giáo sư giảng dạy tại trường Đại học Oxford danh tiếng, đã công bố nghiên cứu của mình về giả thuyết các hậu duệ, con cháu đời sau của chúng ta sử dụng siêu máy tính cực mạnh để chạy một giả lập chi tiết với quy mô tương đương thế giới hiện tại để tìm hiểu về tổ tiên của mình.
Bostrom cho biết, cỗ máy siêu việt này sẽ có khả năng thực hiện 10^42 phép tính chỉ trong vỏn vẹn có 1 giây, và nó có thể tạo ra toàn bộ lịch sử loài người (bao gồm cả những suy nghĩ, cảm xúc và ký ức của chúng ta) bằng cách sử dụng chưa đến 1/1.000.000 sức mạnh xử lý của nó.
Đến cả thiên tài Elon Musk cũng tin tất cả chỉ là do siêu máy tính tạo nên mà thôi
Dựa trên lập luận này, toàn bộ con người cũng như các thực thể khác trong vũ trụ chỉ là những dòng dữ liệu được lưu trên ổ cứng của một super computer khổng lồ. Vị giáo sư này cũng đưa ra kết luận rằng: “Gần như chắc chắn rằng chúng ta chỉ là những nhân vật sống trong một trình giả lập máy tính.”
15 năm sau, Elon Musk – nhà sáng lập của Tesla và SpaceX, đồng thời được mệnh danh là Iron Man (Người Sắt) đời thực với bộ óc thiên tài và trí thông minh vượt trội, cũng tỏ ra đồng tình với quan điểm của Bostrum. Tại hội thảo Recode diễn ra vào năm 2016, Musk đã đưa ra một nhận định đáng chú ý: nếu tính theo tỷ lệ, có 1 trên hàng tỷ khả năng có thể xảy ra mà chúng ta không sống trong một thế giới mô phỏng. Điều đó có thể được hiểu rằng Elon Musk khá chắc chắn rằng chúng ta đang sống trong một trình giả lập.
Một nhà nghiên cứu khác thì tin rằng thực tại của chúng ta là một game multiplayer khổng lồ
Rizwan Virk
Rizwan Virk – chuyên gia về khoa học máy tính, đồng thời là tác giả của cuốn sách “The Simulation Hypothesis” (Tạm dịch là Thuyết giả lập), chia sẻ với tờ Vox: “Rất có thể chúng ta, quả thật là đang sống trong một trình giả lập thật.”
Virk mường thực tại ta sống như một trò chơi điện tử và ông gọi nó là “the Great Simulation” (Tạm dịch là Đại mô phỏng). “Bạn có thể coi nó như một trò chơi có độ phân giải siêu cao và tính chân thực cực chính xác mà trong đó, mọi người chúng ta đều là những nhân vật,” trích lời Virk.
Mặc dù thế giới của World of Warcraft là vô cùng rộng mở, nhưng so với vũ trụ “ảo” của chúng ta thì chẳng là gì
Ông này cũng nói rằng vụ trụ giả lập mà chúng ta có thể đang sinh sống phức tạp hơn rất rất nhiều so với các tựa game multiplayer trực tuyến đang thịnh hành như Fortnite hay World of Warcraft.
Virk cũng phải thừa nhận rằng, không ai dám chắc chắn 100% rằng tất cả mọi thứ xung quanh ta đều là ảo, nhưng khẳng định rằng “có rất nhiều bằng chứng hỗ trợ khái niệm này.”
Không ít người đang thử nghiệm giả thuyết về thế giới mô phỏng
Kể từ khi nghiên cứu của Bostrum xuất hiện, đã có rất nhiều học giả cố gắng xác thực xem có phải con người chúng ta đang ở trong một thực tại giả lập hay không. Hồi năm 2017, tờ Science Advances cho rằng phần cứng máy tính không có đủ bộ nhớ để tạo ra những viễn cảnh có thể xảy ra trong đời sống hằng ngày của ta và lưu trữ lại được đầy đủ thông tin.
Một nhóm các nhà vật lý học khác đã đưa ra lời giải cho khúc mắc này là tia vũ trụ. Những chuyên gia vật lý có thể mô phỏng không gian và các hạt hạ nguyên tử của nó nhờ sắp xếp các toạ độ lên một mạng lưới.
Vì vậy, nhà vật lý hạt nhân Silas Beane và đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu hồi năm 2014 cho rằng có thể thế giới mà chúng ta đang sinh sống cũng sử dụng hệ thống toạ độ tương tự. Logic đằng sau suy luận này rằng nếu một số loại hạt – ví dụ như những tia vũ trụ, luôn có mức độ năng lượng cao nhất, thì sự giới hạn về mặt hành vi của chúng có thể là do mạng lưới của trình giả lập.
“Luôn luôn có khả năng mà những thực thể giả lập phát hiện ra hệ thống làm nên nó,”các tác giả khẳng định trong báo cáo.
Tuy nhiên, có lẽ chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được câu trả lời
Có nhiều nhà khoa học cho rằng, chúng ta sẽ không bao giờ biết được liệu mình có đang ở trong một thế giới mô phỏng hay không.
Marcelo Gleiser, một nhà vật lý kiêm triết học ở Đại học Dartmouth, nói trong bài phỏng vấn với tờ New Scientist rằng việc tìm kiếm lời giải cho câu hỏi của Bostrum ở thời điểm hiện tại, với vốn kiến thức hạn hẹp và giới hạn quá lớn về mặt công nghệ thì quả là vô vọng. Bởi nếu quả thực chúng ta đang tồn tại trong một môi trường mô phỏng thì các nhà khoa học cũng chẳng thể nào biết được các định luật về vật lý của “thế giới thật” bên ngoài. Họ cũng không biết được các kỹ thuật, công nghệ tân tiến vượt ngoài trình mô phỏng của chúng ta, Gleiser nói.
Vì vậy, tất cả những gì chúng ta biết về sức mạnh xử lý của máy tính hay các định luật về vật lý có thể chỉ là một khía cạnh của chương trình giả lập mà thôi.
Beane cũng thể hiện sự hoài nghi tương tự.
“Nếu đúng là tất cả chỉ là mô phỏng, thì cũng không loại trừ khả năng rằng những gì ta biết về tự nhiên đều không có thật, và chúng chỉ là thử nghiệm của một định luật vật lý nhân tạo mà trình giả lập tạo nên mà thôi,” ông nói với tờ Discover Magazine.
Theo Business Insider
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchBài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Tết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)