Việc hình thành những thói quen
Thưa tiến sĩ Adler,
Chúng ta đã nghe nhiều về sức mạnh của thói quen trong đời sống con người. William James nói nó là “bánh đà của xã hội,” và Aristotle gọi nó là “bản chất thứ hai.” Nhưng cái ảnh hưởng đầy quyền lực được gọi là “thói quen” này là gì? Và tại sao nó lại quá quan trọng trong đời sống của chúng ta?
B.H.
B.H. thân mến,
Hãy để tôi bắt đầu bằng việc giải thích tuyên bố nổi tiếng của Aristotlerằng thói quen là bản chất thứ hai. Những thói quen là thứ bổ sung vào bản chất chúng ta có lúc mới được sinh ra. Chúng ta được sinh ra với khả năng hoặc năng lực để hành động theo những cách nào đó và cũng với những kiểu hành động bẩm sinh nào đó được gọi là bản năng hay phản xạ. Xu hướng hành động bẩm sinh của chúng ta có thể phát triển và hình thành qua những gì chúng ta thực sự làm trong khi đang sống. Những sự phát triển hay hình thành như thế là những thói quen.
Ví dụ chúng ta có một khả năng bẩm sinh làm rất nhiều kiểu hành động khác nhau mà trong đó kỹ năng có thể đạt được qua việc rèn luyện. Chúng ta học nói đúng văn phạm; chúng ta học suy nghĩ theo logic; chúng ta học nấu ăn hoặc lái một chiếc xe; chúng ta học trượt tuyết hay chơi quần vợt. Trong mỗi trường hợp việc học đem lại một kỹ năng mới và đó chính là một thói quen. Trong mỗi trường hợp thói quen thực sựcho chúng ta một năng lực mà khi ta ra đời nó mới chỉ là tiềm năng.
Đó là lý do tại sao Aristotlegọi thói quen là bản chất thứ hai. Bản chất nguyên thủy của chúng ta bao gồm những khả năng cóthể phát triển hoặc hoàn chỉnh qua việc học hoặc kinh nghiệm. Việc phát triển hoặc hoàn thiện những khả năng này bổ sung cho bản chất nguyên thủy của chúng ta và vì thế tạo thành một bản chất “thứ hai” – một bản chất được thêm vào hay từ từ mới có.
Nhu cầu hình thành những thói quen của chúng ta phát sinh từ sự kiện rằng, không như động vật cấp thấp, chúng ta sinh ra không có sẵn kiểu hành động theo bản năng thích hợp với cuộc sống. Những gì loài động vật nào đó có thể làm theo bản năng, thì chúng ta phải học mới làm được. Theo một nghĩa nào đó thì bản năng là những thói quen tự nhiên hoặc bẩm sinh, cũng như thói quen của con người do dần dần mà có hoặc là bản chất thứ hai.
Bản chất nguyên thủy của chúng ta – sự trang bị bẩm sinh của chúng ta – được định sẵn cho hợp với cuộc sống, dù nó có thể cần điều chỉnh theo kiểu này hay kiểu nọ. Những thói quen chúng ta tạo ra, mà nó làm thay đổi bản chất nguyên thủy của chúng ta, cũng có một tính bền vững nào đó, dù chúng cũng có thể thay đổi. Chúng ta có thể củng cố những thói quen của chúng ta, làm yếu chúng, hoặc từ bỏ chúng hoàn toàn và thay thế chúng bằng những thói quen khác. Giống như bản chất nguyên thủy, bản chất thứ hai của chúng ta – tất cả những thói quen của chúng ta – tạo cho mỗi chúng ta một tính cách riêng biệt mà người đó có ở một giai đoạn nhất định của cuộc sống. Nếu bạn biết thói quen của ai đó, bạn có thể dự đoán với ít nhiều chắc chắc rằng anh ta có thể sẽ cư xử thế nào.
Cho đến đây chúng ta vẫn đang nói về cá nhân. Những thói quen suy nghĩ và hành động chung trong một cộng đồng, những “cung cách” của một dân tộc, thường được gọi là phong tục. Phong tục giữ cho mọi việc trong xã hội thuận theo một nhịp sống bình thường. Nó giúp cho cuộc sống chung diễn ra một cách hòa hợp. Nó tạo dễ dàng cho sự trao đổi giữa các cá nhân và khiến họ đoàn kết với nhau. Chúng ta không bao giờ thấy thoải mái tại một chỗ ở mới cho đến khi chúng ta trở nên quen thuộc với phong tục ở đó và biến nó thành phong tục của chính chúng ta.
Đó là những gì mà William James(1)muốn nói khi gọi thói quen là “bánh đà khổng lồ của xã hội, tác nhân bảo thủ quý giá nhất của xã hội.” (Một bánh đà mà bằng quán tính nó giữ cho cỗ máy di chuyển theo một tốc độ đều đặn và làm giảm nhẹ mômen quay.)
Jamesứng dụng cách nhìn này vào địa vị xã hội cũng như vào những thói quen cá nhân. Ông ta nói rằng những kiểu cách thuộc nghề nghiệp của chúng ta trở nên ăn sâu vào lúc chúng ta ba mươi tuổi đến độ hầu hết chúng ta đều hoàn toàn hài lòng với vị trí của chúng ta trong cuộc sống và nhiệm vụ của chúng ta trong cỗ máy xã hội. Jamescũng khẳng định rằng những khiếu thẩm mỹ cá nhân của chúng ta, và những thói quen ăn nói, suy nghĩ, và thái độ xã hội của chúng ta, được định hình một cách tương đối lúc chúng ta hai mươi tuổi, đến độ chúng ta bị giữ trong quỹ đạo xã hội của chúng ta bởi một qui luật mạnh y như sức hút của quả đất.
Tuy nhiên cần nhớ rằng ta hoàn toàn có thể giũ bỏ một thói quen cũ và hình thành một thói quen mới. Một khi một thói quen được hình thành, hầu như nó có sức hấp dẫn rất mạnh đối với chúng ta. Nhưng những thói quen của con người hình thành do sự chọn lựa tự do của chúng ta, và có thể giũ bỏ và thay thế bằng những chọn lựa khác. Không có thói quen nào, dù cho nó mạnh đến đâu, lại tiêu diệt được quyền tùy nghi thay đổi nó của chúng ta. Đây là bài học trong vở kịch Pygmalion(hay My Fair Lady) của Shaw(2), một vở kịch thú vị về khả năng thay đổi những thói quen. Liza Doolittle có thể và đã học được cách ăn nói y như một quý bà đích thực.
(1)William James(1842 – 1910): triết gia và nhà tâm lý học người Mỹ, anh của văn hào Henry James. Ông khai triển triết học của chủ nghĩa Thực dụng, và ủng hộ một lối tiếp cận thực nghiệm đối với tâm lý học.
(2)George Bernard Shaw(1856 – 1950): kịch tác gia người
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm Quỳnh