Về Luật Doanh Nghiệp với Hộ Kinh Doanh Cá Thể

07:17 CH @ Thứ Hai - 12 Tháng Tám, 2019

Mốc thời gian gần nhất về Luật Doanh Nghiệp’ là được Quốc Hội thông qua 26/11/2014, áp dụng cho năm 2019. Cùng với dòng thời gian đó đến này là còn có những băn khoăn của các chuyên gia, nhà quản lý, của chính các Hộ kinh doanh: Nên hay không đưa Hộ Kinh Doanh Cá Thể vào trong điều chỉnh của Luật Doanh Nghiệp.

Trong khi đi làm việc, do tính chất công việc của tôi là tư vấn, giảng dạy nhiều về kinh doanh, nên cũng có nhiều bạn cả cùng nghề lẫn người làm kinh doanh đều có hỏi quan điểm của tôi, muốn trao đổi về vấn đề này.

Tôi viết thêm vài ý kiến về chủ đề Luật Daonh Nghiệp( bổ xung cùng với các bài khác về các vấn đề khác ) nhưng cũng muốn nói đến tính ‘Luật Pháp’ trong mọi hoạt động xã hội.

.

Chúng ta thống nhất ( không cần bàn cãi ) rằng :

  • Mọi hoạt động của con người ( cá nhân hay cộng đồng ) khi có những ảnh hưởng, tương tác, vượt ra ngoài phạm vi của chính họ ( không gian sống, sử dụng tài nguyên, khai thác các yếu tố bên ngoài, hợp tác giao dịch, mua bán…. ) thì đều cần được đưa vào Luật để điều chỉnh. Cho nên tuy việc kinh doanh của một người thôi ( bán hàng online , thu nhập nhờ Youtube có nhiều like ) hay của Hộ Cá Thể…. hẳn nhiên không thể đứng ngoài Luật.
  • Luật được ban hành : hơn cả ‘phải tính đến hiện thực cuộc sống’ như nhiều người nói, mà phải khiến cuộc sống chung của cộng đồng và xã hội được tổ chức theo trật tự, văn minh và hội nhập với các xã hội, quốc gia khác liên quan. Không thể vì hiện thực ‘đi đường kiểu thôn quê’ , bán hàng rong phổ biến mà chấp nhận, phải ra Luật điều chỉnh. Không thể vì ý muốn của một số Hộ Cá Thể không muốn vào Luật, mà cộng đồng phải tính đến như là sự thỏa hiệp.
  • Cách diễn đạt ‘nước đôi’ của một số học giả, chuyên gia là : ‘không thể can thiệp một cách thô bạo và cứng nhắc’ khi họ đề cấp đến tính chưa thích đáng của việc áp dụng Luật Doanh Nghiệp với hơn 6 triệu Hộ Cá Thể, vì…vì … muôn lý giải… Theo tôi là không ổn về chính kiến khoa học cũng như về thái độ thúc đẩy xã hội phát triển. Nếu muốn có tính ‘Công Bằng’ thì trước hết phải có Luật đã, chứ không phải vin vào các bất câp đang tồn tại, hoặc phải đòi có ngay tính ‘đồng bộ’.
  • Nếu cứ lo các yếu tố khác chưa hoàn chỉnh ( hạ tầng và kỹ thuật quản lý Nhà nước ), rồi ủ thuyết ‘âm mưu’ ( ngộ nhỡ người thực hiện và thì hành có hành vi x,y,z…thì sao….. ) sẽ không bao giờ dám làm gì ban đầu ( thời máy bay mới sơ khai mà cứ sợ thế thì làm sao có máy bay hiện đại như bây giờ ??? ). Luật Pháp ra đời, cần phải ra đời các Bộ Luật Chuyên Ngành là nhờ vào ý chí chính trị, chứ không phải dựa vào tâm lý sợ rủi ro…
  • Bản thân cuộc sống luôn có những ‘bộ lọc’ và ‘cách lọc’ của nó với các sự việc, các loại hành vi, và các thực thể. Thứ gì sẽ bị đào thải và thứ gì được tồn tại, là sự tồn tại là phải góp vào tiến trình phát triển chung. Luật là Lẽ Phải Phổ Quát chứ không phải là cái ‘Ô hẹp đúng sai’ cho riêng một cá nhân / nhóm người / cộng đồng nhỏ nào ! Mọi lý đều có lẽ của nó, mọi lẽ của ai đều cố tìm được cái lý cho nó ! Còn hơn cả ‘mẫu số chung’ cho những lý lẽ đó ! Luật là duy nhất !

VẬY NÊN :

Không trì hoãn, thôi đôi co lý luận kiểu ‘tranh giành vỉa hè quán cóc nữa’ ! Nên dùng Luật Doanh Nghiệp là một Luật Chung Duy Nhất có các loại pháp nhân kinh doanh .

Bổ xung diễn giải của Luật Doanh Nghiệp, ví dụ thế này thôi : Những chế định, chế tài của Luật Doanh Nghiệp không áp dụng với 02 trường hợp sau :

  • Pháp nhân kinh doanh nào sử dụng lao động dưới 10 người, thuần túy là các thành viên trong gia đình, không có cơ sở / đơn vị / chi nhánh thứ hai ở đâu ngoài địa điểm đăng ký
  • Những pháp nhân không đăng lý chức năng kinh doanh , không sở hữu và sử dụng một tổ chức khác nào cho việc kinh doanh của mình
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Doanh nhân, anh là ai?

    13/10/2016Nguyễn Đức ThạcDoanh nhân - nhà doanh nghiệp anh là ai? Đây là một câu hỏi lớn đặt ra cho tư duy học thuật, phản ánh những yêu cầu bức xúc của đời sống xã hội đang vận động, biến đổi phức tạp, đan xen những cơ hội và thách thức...
  • Cuộc cải cách sở hữu ngập ngừng

    12/02/2016PGS. TS. Phạm Duy NghĩaRào cản ngăn nước ta phát triển dưới mức tiềm năng chính là những cuộc cải cách sở hữu ngập ngừng, không triệt để...
  • Xây dựng cộng đồng doanh nhân

    12/10/2015Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc InvestConsult GroupChúng tôi cho rằng vị trí của doanh nhân đã được nâng lên đáng kể nhưng chưa tương xứng với vai trò của họ đối với sự phát triển của đất nước. Hiện nay, trong suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ của xã hội, doanh nhân vẫn không được coi trọng, vẫn bị coi là những kẻ bóc lột, doanh nghiệp tư nhân dường như vẫn còn mặc cảm tự ti trong quan hệ với doanh nghiệp nhà nước, với các cơ quan của nhà nước...
  • Quản lý bằng pháp luật như thế nào?

    09/10/2014Nguyễn Đức LamỞ đời “lạt mềm buộc chặt” tưởng chừng như nghịch lý nhưng pháp luật thường được hình dung là nghiêm minh, cứng rắn cũng không phải là ngoại lệ. Quản lý bằng pháp luật, cũng như quản lý nói chung, không phải là buộc diều vào cây sào tre mà hãy như trẻ mục đồng, thả diều bay lượn, đón gió trên bầu trời khoáng đạt, rộng lớn...
  • Luật Doanh nghiệp - "con dao sắc ngọt" giải phẫu các tập đoàn kinh tế

    17/09/2014Luật sư Nguyễn Trần BạtTừ thời điểm 1/7/2010, các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước được chuyển đổi thành các công ty TNHH một thành viên, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đây là một sự kiện pháp lý quan trọng, theo cam kết khi gia nhập WTO, đánh dấu một bước tiến mới trên lộ trình hội nhập của Việt Nam. Tuy nhiên, trước và sau sự kiện quan trọng này có nhiều việc cần bàn...
  • Sẽ tụt hậu nếu sợ thất bại và lười cọ xát

    12/07/2014Hương Giang - Phương Nguyên thực hiệnCác bạn đi sau người ta chủ yếu về cách nhận thức” - Bobby Liu (*), một doanh nhân người Singapore có mặt ở Việt Nam từ 15 năm nay và là một trong những người cổ vũ nhiệt thành các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam, trò chuyện cùng TTCT.
  • Pháp luật phải có ý nghĩa trung lập, là công cụ dung hoà

    06/03/2010Vũ Chân Thư thực hiện“Nắm bắt pháp luật là nghề chính của chúng tôi mà nhiều lúc cũng bó tay và phải chọn con đường “chạy” vì trong giai đoạn vừa qua nó thực sự “hiệu quả” đảm bảo vừa được việc, vừa nhanh, lại bớt tranh cãi”. Tại sao chấp hành pháp luật đối với các doanh nghiệp lại khó như vậy?
  • xem toàn bộ