Văn hóa sắc đẹp
Người ta bảo, bản thân cáiđẹp đã là một tài năng. Và nhiệm vụ của hoa hậu, hoa khôi, người mẫu chỉ là... đẹp thôi. Đừng khó tính bắt bẻ họ làm gì mà tàn nhẫn...
1. Uy người đẹp
Thử về tận các vùng quê cũng thấy nhiều bé gái không dám ăn no, chơi nhảy dây và không có mỹ phẩm gì, chúng nghe lỏm là lấy nước vo gạo bôi lên mặt, lấy cánh hoa hồng vò ra cho vào chén nước rửa mặt cho đẹp da.
Còn ở các đô thị, phụ nữ vất vả hơn nhiều, đơn giản chỉ vì có rất nhiều cách trang điểm, giữ gìn sắc vóc. Cứ mở bất cứ tạp chí nào cũng có hướng dẫn làm đẹp tỉ mỉ, công phu. Trang trí mắt, môi và tóc, đủ kiểu cầu kỳ. Hình như sự trang điểm bây giờ được đặt ra và chiếm tầm quan trọng hạng nhất. Nó chiếm nhiều suy nghĩ, tiền bạc và thời gian của phụ nữ. Hình như nhìn vào trang điểm và trang phục, người ta phân loại đẳng cấp phụ nữ?
Cũng phải thôi, khi mà đời sống lên cao, người ta cho phép và đòi hỏi như vậy. Nhìn cách thức trang điểm và ăn mặc biết cả văn hoá, phong cách, sự tôn trọng xung quanh. Đó là một trường phái lý luận. Còn trường phái khác thì nghĩ: nước Mỹ giàu có và hiện đại cỡ ấy mà họ chỉ ăn mặc đỉnh cao vào các dịp lễ như Oscar, các bữa tiệc, cưới xin, vào nhà hát.
Còn trong đời sống hàng ngày thì có khi vị giáo sư tiến sĩ cũng quần ngố, áo thun, giày thể thao và một cái balô, đi khắp nước Mỹ mà chẳng bị ai đánh giá là thiếu tôn trọng xung quanh cả. Đó là sự yêu tự do và thuận lợi dễ chịu cho cá nhân. Đó cũng là nét văn hoá tôn trọng cá nhân, tôn trọng tính hiệu quả hơn là hình thức. Và họ chịu sự nhận xét: nước Mỹ ăn mặc... xấu! Sài Gòn so với Hà Nội cũng có sự khác biệt này. Hà Nội có mùa lạnh. Chỉ cần khoác cái áo veston là nghiêm chỉnh ngay.
Vì sao phụ nữ (và bây giờ cả đàn ông nữa) phải "khổ công" vì vẻ đẹp hình thức? Là vì một xã hội trọng vẻ ngoài (mặc đồ gì, đi xe gì, dùng điện thoại gì) hay là vì có vẻ ngoài đẹp thì thành công hơn trong cuộc sống? Hay là vì câu "Cái đẹp cứu rỗi thế giới"?
Hễ có một phụ nữ đẹp trong đám đông là cánh đàn bà thì ngắm nhìn, đánh giá kín đáo (để học tập hay tìm cách phê phán, tìm ra nét chưa hoàn hảo), còn cánh đàn ông thì... náo nức. Anh nào cũng tự nhiên hoạt bát hẳn lên.
Có cô gái vụng về, đanh đá nữa, nhưng được bỏ qua vì... "được cái nó đẹp". Lỗi của người đẹp dường như giảm hẳn đi do cô có sắc, ai nhìn cũng mê. Người ta bảo, bản thân cái đẹp đã là một tài năng. Và nhiệm vụ của hoa hậu, hoa khôi, người mẫu chỉ là... đẹp thôi, Đừng khó tính bắt bẻ họ làm gì mà tàn nhẫn. Để đạt được thành quả nào đấy, các cô trời bắt xấu thì phải phấn đấu gấp bao nhiêu lần, ai biết? Người đẹp muốn, là trời muốn. Và không ai nỡ đánh phụ nữ, dù chỉ là đánh bằng một bông hồng. Uy lực của sắc đẹp thật quá rõ.
2. Nhầm lẫn
Cái đẹp hình thức được đẩy lên qua các cuộc thi sắc đẹp là cần thiết nhưng nhìn nhận nó thế nào? Nhiều cô gái thấy mình đổi đời bất ngờ, con đường làm giàu nhanh cóng, các phần thưởng, thành công đến quá lớn so với công sức bỏ ra. Nhiều cô chỉ đẹp thôi là được đủ vinh quang, giàu có, đã loá mắt, mất cả bình tĩnh. Có người lại "giác ngộ" rất nhanh về sức mạnh sắc đẹp nên đã nhanh chóng "kinh doanh" nó. Nhiều cô gái khác nhìn đó như cánh cửa vào đời.
"Cái đẹp cứu rỗi thế giới" còn là đẹp tâm hồn, đạo đức, nhân cách thường bị quên đi. Chính vì thế mới có hiện tượng người ta cho rằng sắc đẹp không song hành với trí tuệ. Các phần thi ứng xử với câu trả lời ngây ngô, gây cười chê của đám đông hình như là tất yếu xảy ra với các cuộc thi sắc đẹp. "Đẹp như thế, con trai vây quanh học sao nổi" thế là chấm dứt học vấn. Nhiều cô đẹp nhưng "chữ nhồi không vô".
3. Phong cách - Văn hóa
Có phong cách, không phải là ưu thế riêng của người đẹp. Đôi khi người ta thấy những cô có phong cách lại không đẹp lắm. Những cô đó không hoàn hảo, không cân đối nữa, nhưng lại có vẻ hài hoà nào đó và phong cách đặc biệt, gây ấn tượng, không nhạt nhẽo.
Người ta nhắc tới thí dụ chiếc đồng hồ Thụy Sĩ bao nhiêu năm nó vẫn như vậy, không chạy theo những cải tiến hiện đại. Và đó là phong cách cổ. Cũng như vậy, nhiều tạp chí phương Tây không đưa lên bìa các cô gái trẻ đẹp, mà đưa cả người già đầy vết nhăn mà vẫn đẹp ở tâm hồn, vẻ từng trải, Điều chủ yếu tạo nên vẻ đẹp khác với quan niệm thông thường, nhờ vào chiều sâu của văn hoá và phong cách. Cái đẹp do đó mang nội hàm lớn hơn, và nó không bị các quan niệm cứng nhắc trói buộc.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCách đây một thế kỷ, những người khổng lồ
12/05/2009Nguyên NgọcCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành