Khi lời xin lỗi vẫn còn là... xa xỉ

09:18 SA @ Thứ Năm - 04 Tháng Mười Một, 2010
Ở nước ta, cái sự "xin lỗi" khi mắc sai lầm hình như vẫn là một hành vi rất nghiêm trọng của con người, như một thứ mà người ta không dễ dàng mang đến cho người khác.

"Im lặng không phải là... vàng" và câu chuyện xứ người

Một nét văn hóa, nói đúng hơn là một thói quen rất đơn giản tưởng như ai cũng có thể làm được, là nói "lời cảm ơn", "lời xin lỗi" lại tỏ ra khá xa lạ, nó như một món hàng xa xỉ của đa số người Việt Nam hôm nay.

Chắc có lẽ nhiều người biết rằng lời cảm ơn, lời xin lỗi như là câu nói cửa miệng của đa số người nước ngoài. Từ những chuyện lớn đến chuyện nhỏ, khi cần nhờ ai đó một điều gì, họ đều "xin lỗi" và sau khi nhận được câu trả lời thì họ nói "cảm ơn". Đó là một thói quen giản đơn nhưng cũng có thể xem đó là một nét văn minh mà cũng rất khiêm nhường, thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với người khác.

Trong một xã hội hiện đại, những khoảng cách về không gian đã được thu hẹp, người Việt Nam hôm nay đã bắt tay làm bạn với hầu hết các dân tộc trên thế giới. Sự giao thoa về văn hóa đã và đang diễn ra cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Văn hóa Việt Nam cũng đã du nhập nhiều tinh hoa văn hóa thế giới và văn hóa Việt Nam cũng được thế giới đón nhận, chia sẻ như mọi sự trao đổi bình thường khác. Vậy mà thói quen rất đơn giản như "lời cảm ơn", "lời xin lỗi" vẫn khó tiếp nhận đến lạ kỳ.

Trong cuộc sống hàng ngày, không ai tránh được những sai lầm, có những sai lầm do chủ quan, có những sai lầm khách quan. Nhưng chắc chắn một điều rằng, những sai lầm của mình sẽ làm tổn hại đến người khác dù ít hay nhiều, dưới bất kỳ hình thức nào.

Có lỗi thì phải xin lỗi. Đó không chỉ là dám thừa nhận cái sai, cái thiếu sót của bản thân mà còn thể hiện sự tôn trọng người khác. Ngoài ra, lời xin lỗi thể hiện tính trách nhiệm cao của mỗi con người, từ đó tìm cách khắc phục, sửa sai.

Một khi đã biết mình sai mà không nói lời xin lỗi, cứ lấy câu "im lặng là vàng" làm tấm bình phong, thì rất đáng bị lên án. Dân gian có câu: "Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại" thể hiện tính nhân đạo, vị tha của con người. Nếu biết nhận lỗi và xin lỗi chân thành, chắc chắn sẽ được dư luận thông cảm và có những trường hợp, người ta rất kính nể thái độ cầu thị đó.

Mọi người chắc còn nhớ chuyện Ngoại trưởng Hàn Quốc Yu Myung-hwan đã công khai xin lỗi và quyết định từ chức vì có nhiều cáo buộc về việc đã tuyển dụng con gái ông cho một vị trí được trả lương cao trong Bộ Ngoại giao. Cũng tại xứ sở kim chi này, cựu Tổng thống Roh Moo Hyun đã tự sát khi có những nghi ngờ người gia đình ông liên quan đến một vụ tham nhũng lớn. Trước đó, ông đã cúi đầu xin lỗi nhân dân Hàn Quốc vì đã để những sự việc đáng tiếc xảy ra.

Ngoại trưởng Hàn Quốc Yu Myung-hwan và Tổng thống Roh Moo Hyun được đánh giá là người rất có trách nhiệm, dám nhìn thẳng vào sự thật. Họ sẳn sàng xin lỗi nếu thấy mình có lỗi với nhân dân, với đất nước. Họ sẵn sàng mất tất cả, kể cả mạng sống, chứ nhất quyết không để nhân dân mất lòng tin. Đó chính là những tấm gương sáng về lòng tự trọng.

...Và khi sự kiêu ngạo quá lớn

Còn ở nước ta, cái sự "xin lỗi" khi mắc sai lầm hình như vẫn là một hành vi rất nghiêm trọng của con người, như một thứ mà người ta không dễ dàng mang đến cho người khác. Nhưng những người quan niệm về cái sự "xin lỗi" kiểu đó, thực ra là những người không có lòng tự trọng. Hoặc họ có lòng tự trọng đấy, nhưng cái tôi, sự kiêu ngạo, tính tự cao tự đại của họ quá lớn khiến họ không thể vượt qua chính mình.



Lâu nay chúng ta hay nghe nhắc nhiều đến "văn hóa từ chức". Cụm từ này cũng đã được nhắc đến ngay trong nghị trường Quốc hội. Mới đây, theo VietNamNet, trong cuộcthảo luận tại tổ về kinh tế - xã hội sáng ngày 22/10/2010, ông Nguyễn Bá Thuyền, đại biểu Quốc hội, Viện trưởng viện KSND tỉnh Lâm Đồng, cầm trên tay báo cáo Chính phủ về Vinashin nói rằng "Tôi cho rằng những cá nhân liên quan đến vụ việc này phải từ chức. Đây có lẽ là một cơ hội để thể hiện văn hoá từ chức".
Dân gian có câu: "Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại" thểhiện tính nhân đạo, vị tha của con người. Nếu biết nhận lỗi và xin lỗichân thành, chắc chắn sẽ được dư luận thông cảm và có những trường hợp,người ta rất kính nể thái độ cầu thị đó.

Mọi người chắc còn nhớ chuyện Ngoại trưởng Hàn Quốc Yu Myung-hwan đã công khai xin lỗi và quyết định từ chức vì có nhiều cáo buộc về việc đã tuyển dụng con gái ông cho một vị trí được trả lương cao trong Bộ Ngoại giao. Cũng tại xứ sở kim chi này, cựu Tổng thống Roh Moo Hyun đã tự sát khi có những nghi ngờ người gia đình ông liên quan đến một vụ tham nhũng lớn. Trước đó, ông đã cúi đầu xin lỗi nhân dân Hàn Quốc vì đã để những sự việc đáng tiếc xảy ra.

Những điều mà ông Nguyễn Bá Thuyền nói được xem là nỗi băn khoăn của không ít người. Trong đêm bế mạc Liên hoan phim Quốc tế Việt Nam mới đây, trước hàng chục khách mời quốc tế, được sự chứng kiến của hàng triệu khán giả tại khán phòng và trước màn hình, người được mênh danh là "nói nhiều nhất Việt Nam"- MC L.V.S dịch sai lời phát biểu của diễn viên Hồng Kông Ngô Ngạn Tổ.

Hành động đó của MC L.V. S khiến dư luận xã hội bàn luận nhiều chiều. Chê trách có, biện minh có, và chê cười ông cũng có. Ý kiến khắt khe còn cho rằng ông làm mất thể diện quốc gia trước bạn bè quốc tế.

Giá như qua sự việc này, dư luận nhận được sự giải thích và lời xin lỗi công khai từ chính ông thì hình ảnh một MC "có nghề" vẫn giữ được ấn tượng tốt trong lòng công chúng. Tiếc thay, đã nhiều ngày trôi qua, khẩu hiện "im lặng là vàng" một lần nữa lại lặp lại...

Một nhà báo không biết nói lời xin lỗi chân thành, thì làm sao mong có được những lời xin lỗi từ những người có chức vụ cao hơn.

Khi những thói quen rất đỗi bình thường như nói "lời xin lỗi", đức tính tốt đẹp như "lòng tự trọng" không được sử dụng một cách hiển nhiên trong cuộc sống thì những thứ văn hóa quá cao siêu như "văn hóa từ chức" mãi mãi là một khái niệm xa vời.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xin lỗi thôi đã thành người tử tế!

    10/05/2016Phạm Sông HồngĐể nói được câu “Xin lỗi”, tập mãi cũng thành quen. Nhưng để trở thành người tử tế thì câu xin lỗi ấy vẫn chưa đủ. “Còn cần gì nữa?” Hoá ra, “Xin lỗi, cảm ơn” chưa đủ sức mạnh để “lăng xê” một con người lên hào quang văn hóa.
  • Từ chức: sao khó vậy?!

    18/04/2014Mạnh Cường - Hồng Hạnh“Tôi xin từ chức”- một câu nói rất đỗi ngắn gọn. Hàng ngày, hàng tháng có biết bao những sai phạm của các vị lãnh đạo ở nhiều cơ quan, đơn vị, gây ra hậu quả không nhỏ. Thế nhưng, câu nói ngắn gọn ở trên nghe vẫn cứ... “lạ tai” làm sao.
  • Áp lực để khó từ chức?

    24/11/2010Lương Bích Ngọc - Ngọc NhungRất nhiều người cảm thấy khó khăn trước sự lựa chọn: NÊN hay KHÔNG từ chức? Vậy đâu là những lực cản chính? Làm thế nào để việc từ chức được coi là bình thường từ phía người phải từ chức và dư luận xã hội?
  • Lại chuyện văn hoá từ chức

    04/11/2010Hà Văn ThịnhChuyện ở xứ Hàn. Vì điên khùng bất chợt, một anh lính rút súng bắn chết 8 người. Ông bộ trưởng quốc phòng từ chức. Ông bộ trưởng không hề biết người lính ấy thuộc ông quản lý, có thể bị điên. Nhưng ông ta nghĩ, nhất định mình phải chịu trách nhiệm...
  • Văn hóa từ chức

    29/04/2009Nguyễn Đăng TiếnHuyện H có nhiều ưu thế nổi trội, vậy mà ba năm liền bị tỉnh xếp vào loại yếu kém, riêng công tác cán bộ thì rất trì trệ. Ông Ph., là Phó giám đốc sở, được Tỉnh ủy luân chuyển về làm Bí thư huyện với lời hứa danh dự là trong vòng hai năm sẽ “giải” được những yếu kém.
  • Xin lỗi - yếu tố quan trọng của văn hoá lãnh đạo

    06/11/2008GS. Tương LaiTheo dòng thời sự trên mặt báo, thường đọc thấy những lời xin lỗi, khi thì của Nguyên thủ quốc gia, khi thì của Thủ tướng Chính phủ, khi thì Bộ trưởng, Tỉnh trưởng, Tổng Giám đốc Công ty …Nghĩ kỹ, chính đó là một biểu hiện của văn hoá lãnh đạo.
  • xem toàn bộ