'Văn bản bí ẩn nhất thế giới' 600 năm qua đã được giải mã?
Xem thêm:
Theo Daily Mail ngày 15.5, Voynich - văn bản trung cổ được viết bằng một ngôn ngữ bí ẩn mà suốt hơn 600 năm qua đã thách thức không ít bộ não thiên tài, vừa được một Tiến sĩ tại Đại học Bristol (Anh) 'bẻ khóa'...
Voynich - văn bản chưa từng được giải mã trong khoảng 600 năm qua.
ẢNH: UNIVERSITY OF BRISTOL
Hình vẽ được cho là đang mô tả cung hoàng đạo Song Ngư. Từ giữa hai con cá được Gerard Cheshire giải thích là "Mars", được viết bằng chữ nghiêng thông thường. Trong tiếng Pháp, từ này có nghĩa là "tháng ba".
ẢNH: UNIVERSITY OF BRISTOL
Tiến sĩ nói trên phát hiện ra rằng bản thảo bí ẩn này chứa các thông tin về những phương thuốc thảo dược, tắm trị liệu và các bài đọc về chiêm tinh, tình dục. Thậm chí, chúng còn lý giải các vấn đề của tâm lý phụ nữ và cách thức nuôi dạy con cái. Trong quá trình nghiên cứu, ông Gerard Cheshire phát hiện bản thảo Voynich được các nữ tu biên soạn như một tài liệu tham khảo cho Maria of Castile - Nữ hoàng Aragon (Tây Ban Nha).
Proto-Romance, ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Voynich là tổ tiên của các ngôn ngữ ngày nay bao gồm tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Rumani, Catalan và Galicia. Theo lý giải từ ông Gerard Cheshire, một số ký tự không quen thuộc với các học giả từng nghiên cứu Voynich bởi chúng có nguồn gốc địa lý hoặc các biến thể khác nhau. Ngôn ngữ này có mặt khắp nơi ở Địa Trung Hải thời Trung cổ, nhưng nó hiếm khi được viết bằng các tài liệu chính thức hoặc quan trọng vì tiếng Latin là ngôn ngữ phổ biến hơn cả.
.Bằng cách giải mã đoạn văn bản trên hình vẽ, nhà nghiên cứu người Anh chỉ ra rằng đây là cây lưu ly. Dầu cây lưu ly có lịch sử sử dụng lâu dài và được xem là một chất kích thích tử cung gây sảy thai và được dùng như một chất phá thai.
ẢNH: UNIVERSITY OF BRISTOL
“Tôi đã trải nghiệm một loạt các khoảnh khắc ‘eureka’ (tạm dich: tìm ra rồi!) trong khi giải mã”, Tiến sĩ Gerard Cheshire kể lại. Theo nhà nghiên cứu này, khi ông khám phá ra bí ẩn của văn bản, bản thân đã không tin vào những bí ẩn cất giấu bên trong đó và vô cùng phấn khích vì tìm ra chúng. Theo học giả nói trên, đây là một thành tựu ngôn ngữ quan trọng giúp tiết lộ nguồn gốc và nội dung bản thảo. “Những gì Voynich tiết lộ thậm chí còn tuyệt vời hơn cả những huyền thoại và tưởng tượng mà nó tạo ra”, Gerard Cheshire nói thêm.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn xem khám phá của Gerard Cheshire chưa phải là kết thúc. Trong lịch sử dài dằng dặc kia, cũng đầy rẫy nhà nghiên cứu đã đưa ra những lý giải tương tự. Và không ai trong số họ chứng minh được sự thuyết phục của nghiên cứu mà mình tạo ra. Hiện những học giả theo chủ nghĩa trung cổ vẫn dành sự hoài nghi về kết luận của Gerard Cheshire.
.
Theo lý giải của ông Gerard Cheshire, một số hình minh họa trong văn bản cũng đưa ra những lời khuyên về cách nuôi dạy con nhỏ.
ẢNH: UNIVERSITY OF BRISTOL
.
Bản thảo Voynich là một cuốn sách chép tay có hình minh họa với hơn 240 trang được viết bằng một hệ chữ viết chưa từng được ghi nhận trước đó trong lịch sử nhân loại. Bằng cách tính tuổi bằng cacbon phóng xạ, các nhà khoa học xác định rằng văn bản này xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ 15 (giai đoạn 1404 đến 1438) tại miền bắc nước Ý.
Voynich đã được nghiên cứu bởi rất nhiều nhà viết mật mã chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư. Tuy vậy, cho tới nay, vẫn chưa có ai thành công trong việc giải mã những thông điệp được ghi trong bản thảo khiến nó trở thành văn bản bí ẩn nhất trong lịch sử mật mã nhân loại. Trong vòng 100 năm qua, không một giả thuyết nào được đưa ra về bản thảo này nhận được sự kiểm chứng từ giới nghiên cứu.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchTôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)