Giải mã hiện tượng nổi lên của Khá Bảnh

01:30 CH @ Thứ Ba - 09 Tháng Tư, 2019

Khá Bảnh sẽ là gương xấu ảnh hưởng lớp trẻ ư? Thật ra nghĩ vậy là bậy bạ, nếu ai đã tìm hiểu về Tâm Lý Đám Đông sẽ hiểu, dễ dầu gì 1 người có thể ảnh hưởng được đám đông!

Trên mạng Xã Hội có biết bao nhiêu nhân vật, giang hồ có, hotgirl có, anh hùng có, mọt sách có... tại sao bọn trẻ không chọn ai để làm thần tượng mà chọn Khá Bảnh, Khá Bảnh chẳng tài ba gì trong việc cố tình lăng xê hay dùng tiền bạc để nổi tiếng cả... mà bọn trẻ đã chọn cậu ta!


Từ một anh chàng “cao bồi thôn xã” ngô ngô nghê nghê bỗng nhiên có danh tiếng vượt ra khỏi thôn xã của mình nổi tiếng lên thế giới ảo là chuyện không có gì khó hiểu. Những “tràng pháo tay” là like và tung hoa. Ánh đèn sân khấu là views và followers. Những thứ đó đã kích thích “người nghệ sĩ” bên trong Khá Bảnh. Một anh chàng du đãng chưa mấy số má, múa quạt dẻo hơn cầm lê, cầm phóng, còn khóc thút thít khi (mới đây) bị công an bắt, bỗng trở thành “giang hồ 4.0” nổi tiếng cả nước. (Nguyễn Phương Văn)

,

Đó chính là vì Cậu Ta trùng với con người của bọn trẻ mong muốn, Cậu Ta là hình mẫu mà bọn trẻ đang rất thích biến thành như vậy, thế cho nên, Đám Đông chọn ra Ngôi Sao cho mình chứ không phải ngược lại!

Thế nên, hãy nhìn vấn đề căn cơ hơn, hãy nhìn từng thằng Khá Bảnh đang có trong mỗi con người con em các bạn, đó mới là sự Kinh Khủng! Các bạn không lo dạy dỗ con em mình, không lo xây dựng lại nền tảng đạo đức gia đình, xã hội, lo chụp giựt làm giàu chửi bới cắn xé nhau, thì con cái các bạn sẽ là Khá Bảnh thôi, nó là đại diện cho hình ảnh 1 lớp trẻ khá lớn đấy!

Bắt Khá Bảnh, Dẹp Youtube của cậu ta, Ok rất nhanh, nhưng xử lý hàng triệu triệu Khá Bảnh đang ở trong chính con em chúng ta, những đứa đã chọn Khá Bảnh làm ngôi sao đó, mới thật khó khăn đấy!

Túm lại, hãy hiểu rằng Khá Bảnh đang chính là hình ảnh của 1 số đông con em chúng ta, và do chính chúng ta đẻ ra và dưỡng dục nên đấy!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục

    05/04/2019Tôi hỏi học sinh, ngoài thần tượng Khá Bảnh, các em còn có những thần tượng nào khác? Chúng kể vanh vách tên các sao, các hotgirl, hotboy đầy tai tiếng mà báo chí tung hô, trong khi gần như không thấy một bóng dáng những chính trị gia, những nhà khoa học, những doanh nhân thành đạt hay một tấm gương tốt của đời thường nào. Vì sao?
  • Kinh tế chia sẻ chính là chủ nghĩa tư bản dựa trên đám đông?

    20/10/2018Đức HoàngNền kinh tế chia sẻ - sự kết thúc của việc làm và sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản dựa trên đám đông”. Khi trao đổi thương mại ngang hàng làm phai mờ những ranh giới giữa cá nhân và chuyên nghiệp thì điều đó tác động ra sao lên nền kinh tế, xã hội và luật lệ của chính phủ?
  • Lố nhố một đám đông lộn xộn

    23/02/2016Nhà văn Vương Trí NhànNông thôn, làng quê, người nông dân… nghĩ tới xã hội Việt Nam là phải nói ngay tới cái bộ phận thiết yếu đó. Có lẽ bởi vậy mà trong truyện dài “Thiếu quê hương” ( in lần đầu năm 1940, Nhà xuất bản Hội Nhà văn tái bản năm 2006), mặc dù lấy đô thị hiện đại là địa bàn chủ yếu của các nhân vật, song cuối truyện nhà văn Nguyễn Tuân cũng phải một lần đưa họ về làng quê.
  • Để một dân tộc không trở thành đám đông...

    03/01/2015Minh Nhiên dịchKhông phải chỉ ở Việt Nam có ít người đọc sách. Một thăm dò của “Quỹ ý kiến xã hội” Nga năm 2013 cho hay gần một nửa người Nga cả năm không mở một quyển sách nào!
  • Đám đông và nhà khoa học

    15/10/2014Lê Đình PhươngTôn vinh tri thức, khoa học là việc tốt đẹp muôn đời, tốt hơn xuýt xoa với những giá trị ảo, những bằng cấp học vị nhan nhản được mua bằng tiền. Nhưng Toán học nào có thể thăng hoa trong vòng vây của một đám đông đang vỗ tay ồn ào kia được?
  • Đám đông nhỏ bé…

    14/10/2014Nguyễn Ngọc TưNhiều khi ớn chữ, tôi mua mấy tạp chí phụ nữ, thời trang về để… coi hình. Hững hờ để từng trang trôi qua tay mình, khuây khoả được chút kia thì thương vương nỗi nọ. Mình không thể có trang sức này, quần áo này, bộ mỹ phẩm này hay cái túi xách, đôi giày này. Hoặc chúng quá hào nhoáng chỉ để trình diễn hoặc quá sang trọng, quý phái hoặc chúng quá đắt tiền. Giống như một mối tình không mơ mộng và hy vọng. Tôi nhớ tới má cùng chị, nghĩ, nếu cố gắng, mình cũng mua được một vài thứ bày biện trong tạp chí này để tặng hai người phụ nữ mình thương.
  • Nói trước đám đông: chuyện nhỏ!

    07/06/2010Phát biểu trước đám đông hay khi bị phỏng vấn đôi khi không phải là chuyện dễ dàng. Mặt đỏ tía tai, người run lẩy bẩy, đổ mồ hôi hột... là những triệu chứng của căn bệnh "ngại tiếp xúc".
  • Một tôi và một đám đông

    06/03/2008Nguyễn Thị Châu GiangChuyện tình bắt đầu từ bậc thang này. Không phải bậc thang trong một ngõ tối dẫn lên căn phòng tù túng có chiếc giường đôi phủ drap trắng vứt nhàu nhò quần áo. Không phải bậc thang dẫn lên quán cafe đèn mờ nằm trên gác có những mái tóc dài, ngắn trộn vào nhau lẫn lộn khói thuốc khét nghẹt...
  • Tâm lý học đám đông

    28/10/2006Phạm ToànCái yếu tố bệnh lý để Le Bon nghiên cứu đám đông là tin đồn. Qua tin đồn, ta sẽ hiểu đám đông theo nghĩa là hiểu sự bí ẩn của cách hình thành đám đông để từ đó mà biết cách chi phối đám đông, hoặc theo nghĩa là hiểu tâm lý đám đông không phải để cai trị đám đông, mà để không bị đám đông cai trị...
  • xem toàn bộ