Giải mã Hà Đồ- Tiên Thiên Bát Quái trên mặt trống đồng Ngọc Lũ

07:34 CH @ Thứ Bảy - 03 Tháng Hai, 2018

Thành kính đảnh lễ và tri ân tổ tiên nước Việt

– Xuân Mậu Tuất

Dẫn nhập.

Hà đồ – Tiên thiên Bát quái được xem như là nguồn gốc của dịch học, vì vậy dân tộc nào đúc kết làm nên Hà đồ – Tiên thiên Bát quái xem như là chủ nhân của dịch học. Tuy nhiên, từ trước tới nay, mặc dù Trung Hoa cho rằng chính dân tộc họ đã làm nên Hà đồ, từ đó phát triển thành dịch học, được ứng dụng trên mọi mặt của đời sống, trải dài trên 5000 ngàn năm qua, nhưng ngoài sách vở ra, cho đến nay họ chưa tìm thấy bất cứ một bằng chứng nào bằng vật thể khả dĩ chứng minh rằng điều đó là sự thật, mặc dù ngành khảo cổ đã không ngừng nghiên cứu, một dân tộc với một bề dày lịch sử và văn hóa như vậy không lẽ suốt cả thời gian dài lại không có một ai ghi lại hệ thống Hà đồ lên vật thể là một điều đáng nghi ngờ, bởi vì ai cũng biết, dịch học có trước cả chữ viết, hay đồng hành với chữ viết tượng hình tại Trung Hoa ngay từ ban đầu, vậy mà ngày nay, với bao nổ lực, chưa có một xuất thổ văn hóa nào của Trung Hoa chỉ dấu cho thấy người Trung Hoa cổ đại làm ra Hà đồ.

Vì sao xuất thổ văn hóa lại đáng tin cậy hơn, xin thưa vì nó trung thực, không thể thêm bớt, còn sách vở thì không có gì bảo đảm rằng nó không bị con người thay đổi với mục đích mà họ mong muốn. Do đó việc chứng minh rằng Hà đồ được viết trên cổ vật và tìm ra cổ vật ấy là một điều vô cùng quan trọng. Trống đồng Ngọc Lũ của người Việt là một xuất thổ văn hóa đáp ứng các tiêu chí đó. Có nghĩa là trên mặt trống đồng Ngọc Lũ người Việt đã ghi chép lại Hà đồ bằng hình ảnh hóa các lý số của Hà đồ một cách cụ thể. Xin giải mã như sau.

I . Sơ đồ Hà đồ – Tiên thiên Bát quái.

ha do 1.jpg

Đây là sơ đồ Hà đồ – Tiên thiên Bát quái đã có mặt từ ngàn xưa; đồng thời được chấp nhận và không có dị bản nào. Căn cứ vào sơ đồ Hà đồ này, ta sẽ so sánh các tiêu chí dịch lý với các ngôn ngữ hình ảnh trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.

II . Giới thiệu khái quát trống đồng Ngọc Lũ.

  1. Trống đồng Ngọc Lũ.

Trống đồng Ngọc Lũ thuộc loại trống đồng Đông Sơn loại 1, theo đề nghị của Franz Heger, một nhà Khảo cổ học người Austria (Áo). Niên đại của trống Ngọc Lũ vào khoảng 100 – 200 năm Ttl, hiện nay đang được bảo tồn tại Bảo tàng Lịch sử Việt nam tại Hà Nội. Với niên đại như vậy cho nên các thông tin trên mặt trống có giá trị tuyệt đối, có nghĩa là thông tin ấy là nguyên bản, do chính người làm ra nó khắc lên đó mà chưa từng bị thay đổi.

  1. Hình ảnh trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.

trong dong ngoc lu.jpg

  1. Số vòng có hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.

Từ trong ra ngoài mặt trống có 16 vòng có hoa văn, trong 16 vòng, có 4 vòng có hình ảnh, đó là vòng 1, 6, 8, 10. 16. 4 = 64, tức 64 quẻ

trong dong ngoc lu 2.jpg

  1. Lý tính của mặt trống đồng Ngọc Lũ.

Mặt trống tròn, tượng trưng cho bản thể, các hình ảnh trên mặt trống xoay theo chiều trái và con số 16 nói lên điều đó. Các vòng 10, 8, 6 tượng trưng cho Tam tài – Thiên – Địa – Nhân.

  1. Phương hướng của các hình ảnh trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.

Mặt trống đồng Ngọc Lũ là một tác phẩm vô cùng tinh tế, nhất định đây không thể là công trình của một cá nhân, mà nó là một công trình của một tập thể người Việt ưu tú. Với một công trình như vậy không thể ngày một ngày hai mà có thể đi đến thống nhất nội dung được, nó phải được thảo luận từng chi tiết cho mỗi hình ảnh, phương hướng, muốn làm được điều ấy nhất định người ta phải có một sa bàn với bốn hướng Nam, Bắc, Đông, Tây cụ thể, nếu không như vậy lấy cơ sở nào để thảo luận. Tuy nhiên ngày nay hầu như ta không biết đâu là hướng Bắc Nam, tức trục tung của vòng tròn.

Ở đây tôi đề nghị một mặt trống Ngọc Lũ với các hướng như hình minh họa. Từ các hướng đó ta đọc các lý số thông qua các hình ảnh tương ứng với lý số các hướng trong Hà đồ đã lưu hành từ hàng ngàn năm qua. Tất nhiên cách chia mặt trống đồng Ngọc Lũ với các lý số mỗi hướng trong Hà đồ là từ sự chủ quan của tôi, nhưng những gì tôi trình bày tiếp theo sẽ chứng minh cho thấy đó là các hướng mà người xưa đã xác định.

trong dong ngoc lu 3.jpg

  1. Lý số Hà đồ trên mặt trống đồng Ngọc lũ, cụ thể tại vòng 6 – Nhân.

Dịch lý là quy luật của tự nhiên nhưng dịch học nói chung và Hà đồ nói riêng, là thành quả của trí tuệ con người, sau nhiều ngàn năm suy nghiệm tự thân và nhiên giới đúc kết nên, chính vì vậy tôi cho rằng Hà đồ được người xưa ghi lại tại vòng 6 – Nhân. Từ nhận định như vậy ta hãy tìm hiểu xem người Việt cổ đã ghi lại lý số các hướng của Hà đồ qua hình ảnh của vòng 6 – Nhân như thế nào. Nói như thế có nghĩa là các hình ảnh được người xưa sử dụng như một ngôn ngữ để truyền đạt cái thông điệp mà họ mong muốn, ở đây là Hà đồ. Theo sách vở, lý số các hướng của Hà đồ như sau:

Bắc 1- 6. Nam 2-7.

Đông 3- 8. Tây 4-9.

Trung ương 5 – 10.

III . GIẢI MÃ HÀ ĐỒ – TIÊN THIÊN BÁT QUÁI TRÊN MẶT TRỐNG ĐỒNG NGỌC LŨ

1. Hình ảnh của vòng 6 – Nhân

giai ma.jpg

  1. Cách đọc lý số của Hà đồ tại vòng 6 – Nhân.

Số nhỏ 1,2,3,4 – Dương, tính bằng ngón tay, chân đưa lên của người tham dự.

Số lớn 6,7.8.9 – Âm, tính bằng số lượng người tham dự.

  1. Lý số và quái của Hà đồ – Tiên thiên Bát quái tại vòng 6 – Nhân.


HƯỚNG BẮC – ÂM. 1-6.

1. Hình ảnh hướng bắc

bac.jpg

2. Hình ảnh lý số 1.

bac 2.jpg

Ta thấy người đi đầu giơ tay lên biểu thị khái niệm 1, tương ứng với lý số 1 của hướng bắc trong Hà đồ

3. Hình ảnh lý số 6.

bac 3.jpg

Ta thấy hướng bắc có 6 người tham gia lễ hội, tương ứng với lý số 6 của hướng bắc trong Hà đồ.

4. 5 hành và 10 thiên can

thien can.jpg

Ta thấy đoàn gồm có 6 người, nhưng chỉ có 3 người cầm thanh khiên, tương ứng với khái niệm tam tài trong Hà đồ. Đồng thời ta thấy đoàn gồm có 6 người với 2 ngón chỉ xuống, 6.2=12, tương ứng với khái niệm 12 địa chi trong dịch học.

.
HƯỚNG NAM – DƯƠNG. 2-7.

  1. Hình ảnh hướng nam.

nam.jpg

2. Hình ảnh lý số 2

nam 2

Ta thấy người đầu hướng nam đưa tay lên biểu thị khái niệm 2, tương ứng với lý số 2 của hướng nam trong Hà đồ.

3. Hình ảnh lý số 7.

7.jpg

Ta thấy hướng nam có 7 người tham gia lễ hội, tương ứng với lý số 7 của hướng nam trong Hà đồ.

5 hành và 10 thiên can.

8.jpg

Ta thấy đoàn gồm có 7 người, nhưng chỉ có 5 người cầm thanh khiên, tương ứng với khái niệm ngũ hành trong Hà đồ. Đồng thời ta thấy đoàn gồm có 7 người, nhưng chỉ có 5 người có tay với 2 ngón chỉ xuống, 5.2=10, tương ứng với khái niệm 10 thiên can trong dịch học.

4.6. Âu cầu mùa.

au.jpg

Trong hướng này có Âu cầu mùa. Hình này không được tính vào người tham dự, vì nó vô hình. Âu cầu mùa có hình người màu trắng, có nghĩa là âm nên không thấy, nó tượng trưng cho Vô cực.

Hình ảnh này có lý tính và ý nghĩa như hướng tây bắc

.
HƯỚNG ĐÔNG – DƯƠNG. 3-8. QUÁI LY.

1. Hình ảnh hướng đông

dong.jpg

Hình ảnh lý số 3.

dong 2.jpg

Ta thấy trong nhà có hai người đưa lên 2 ngón tay và một cánh tay biểu thị khái niệm 3, tương ứng với lý số 3 của hướng đông trong Hà đồ.

3. Hình ảnh lý số 8.

8.jpg

Ta thấy hướng đông có 8 người tham gia lễ hội, tương ứng với lý số 8 của hướng nam trong Hà đồ.

4. Quái Ly – Hướng đông

dong.jpg

Trong nhà có hai người – âm, ngoài nhà có một con chim – dương. Ngoài dương trong âm là quái Ly. Ly trung hư, tương ứng với quái Ly ở hướng đông trong Hà đồ.

ga.jpg

Trong hướng này có hình người đứng dưới con gà, hình này không được tính vào người tham dự, hình người và con gà tượng trưng cho Thái cực, thực tế hình người này tượng trưng cho ông cóc – dương. Người xưa đã thể hiện bằng cách cho đứng ngược lại với đoàn người tham gia lễ hội mà không có liên kết nào cả.

Hình ảnh này có lý tính và ý nghĩa như hướng tây bắc.

.
HƯỚNG TÂY – ÂM. 4-9. QUÁI KHẢM.

1. Hình ảnh hướng tây

tay 1.jpg

2. Hình ảnh lý số 4.

tay 2.jpg

Ta thấy trong nhà có ba người đưa lên 1 chân và 3 cánh tay biểu thị khái niệm 4, tương ứng với lý số 4 của hướng tây trong Hà đồ.

3. Hình ảnh lý số 9.

tay 3.jpg

Ta thấy hướng tây có 9 người tham gia lễ hội, tương ứng với lý số 9 của hướng nam trong Hà đồ.

  1. Quái Khảm – Hướng Tây

tay 4.jpg

Trong nhà có ba người – dương, ngoài nhà có hai con chim – âm. Ngoài âm trong dương là quái Khảm. Khảm trung mãn, tương ứng với quái Khảm ở hướng tây trong Hà đồ.

TRUNG ƯƠNG 5 – 10

trung.jpg

trung 2.jpg

Phương bắc có 5 người lính vác trên vai 5 chữ Sơn.

Phương nam có 5 người lính vác trên vai 5 chữ Sơn.

Cả hai có 10 người lính vác 10 chữ Sơn 山 trên vai.

Đây là lý số 5 – 10 của Hà đồ.

Như vậy là tôi đã chỉ ra lý số 1-6 của hướng bắc, 2-7 của hướng nam, 3-8 của hướng đông, 4-9 của hướng tây và 5 – 10 của trung ương thông qua các hình ảnh trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, tất cả đều tương thích với lý số của Hà đồ đã lưu hành từ mấy ngàn năm qua.

  1. Sơ đồ Hà đồ – Tiên thiên Bát quái

Ở trên tôi cũng đã chỉ ra hai quái Ly hướng đông, Khảm hướng tây, phù hợp với hai quái Ly – hướng đông, Khảm – hướng tây trong Hà đồ – Tiên thiên Bát quái; đồng thời tôi cũng đã chỉ ra lý số của các hướng trong Hà đồ, với những gì đã trình bày, ta dễ dàng suy ra các quái còn lại của Tiên thiên bát quái trong Hà đồ như hình minh họa bên dưới

trung 3.jpg

III. Kết luận.

Với tất cả những gì đã trình bày trên; mặc dù theo tôi vẫn còn nhiều điều chưa thỏa mãn, nhưng như thế là tôi đã trình bày tất cả những thông tin về Dịch học và chữ Vuông trên trống đồng Ngọc Lũ một cách rõ ràng, có hệ thống, những thông số ấy hoàn toàn tương ứng với lý số Hà Đồ cũng như con chữ đã lưu hành hàng ngàn năm qua.

Đặc biệt 10 người lính vác trên vai 10 chữ Sơn đi quanh Hà đồ, có nghĩa là những chiến binh này đang bảo vệ Sơn Hà – đất nước; đồng thời cũng bảo vệ văn hóa – Hà đồ, không những thế họ còn bảo vệ nòi giống, tức chữ Sơn, vì chữ Sơn được vẽ ra từ sinh thực nam. Đây có thể xem như là một tuyên ngôn độc lập của người Việt cổ, qua đây ta thấy chuyện Sĩ Nhiếp sang nước ta mở nền Hán học chỉ là chuyện áp đặt mà thôi, vì trống đồng Ngọc Lũ đã có trước đó hàng mấy trăm năm rồi.

Tôi tin rằng với chừng ấy thông tin qua những gì thể hiện trên trống đồng, ta có thể khẳng định Dịch học và chữ Vuông là do người Lạc Việt làm ra, đây là bằng chứng không thể phủ bác; đồng thời qua đây ta thấy rằng tổ tiên nước Việt đã thấy được cái hệ lụy của việc tuyên truyền của kẻ mạnh, chính vì vậy mà họ đã làm ra trống này, nhất định trống Ngọc Lũ là thành quả của một sự phối hợp các bộ óc tinh tế, bác học, nếu không, làm sao mà có thể có được một tính toán hợp lý, với những thông tin được nén lại ở mức tối đa như vậy.

Chỉ với những con người thông minh xuất chúng như thế mới có thể làm nên một hệ thống dịch lý vô cùng uyên áo, ảnh hưởng của dịch học cho đến ngày nay chứng minh cho điều đó; đồng thời ta có thể hình dung ra được hoài bão của người xưa và mục đích của họ. Hoài bão của họ là dân tộc Việt phải được công nhận là chủ nhân của dịch học, mục đích của họ là thông qua những gì chứa đựng trên trống đồng, hy vọng các thế hệ mai sau có thể nhận biết được nguồn gốc của một nền văn minh tinh thần hết sức kỳ vĩ của dân tộc mình.

Qua đây chúng ta biết tổ tiên người Việt chắc chắn đã nhận ra rằng, nếu chỉ để lại những truyền thuyết thôi, thì rồi ra khó mà biện giải cho được nguồn gốc Dịch học, chỉ có bằng chứng mới có thể có cái cụ thể để chứng minh cho nguồn gốc văn hóa của Lạc Việt, vì ngay lúc bấy giờ họ đã bị bức bách phải quên đi cái văn hóa của chính dân tộc mình.

Nhận thức rõ về điều ấy, trong hoàn cảnh vô cùng bi đát, họ đã làm nên trống đồng với những thông điệp rõ ràng, dấu trong những hình ảnh, hoa văn, họa tiết, hình dáng, để tránh tai mắt của đối phương, chắc chắn không phải chỉ có một trống đồng Ngọc Lũ, mà có thể hàng trăm, hàng ngàn cái đã được làm ra với hy vọng sẽ có một trong những trống đồng, mang đầy đủ thông tin về dịch học, vẫn tồn tại cho đến ngày hậu thế nước Việt có thể nhận biết ra nguồn gốc văn hóa của mình trên ấy.

Điều kỳ diệu ấy đã xảy ra, thông điệp ấy, sau hàng ngàn năm giờ đã đến với con cháu của tổ tiên người Lạc Việt, giờ đây chúng ta mới hiểu được, tại sao một dân tộc bé nhỏ lại không bị đồng hóa sau cả mấy ngàn năm. Ta thường nghe nói rằng văn hóa còn dân tộc còn, văn hóa mất thì dù ở ngay trên quê hương của mình thì cũng xem như kẻ ngoại lai. Chính trong hướng đi này mà cha ông ta đã dày công xây dựng nên một nền văn hóa rực rỡ và kỳ vĩ, cho dù kẻ mạnh đã dùng mọi thủ đoạn để tước đoạt thành tựu ấy, nhưng trong muôn vàn khó khăn, nguy hiểm, cha ông ta vẫn bằng mọi cách bảo vệ, duy trì và phát triển, đặc biệt đã gởi lại cho dân tộc ta một tuyên ngôn bằng ngôn ngữ hình ảnh. Thông điệp ấy sau cả hàng ngàn năm, giờ đã lên tiếng, vấn đề là hậu thế của nước Việt, con dân của vua Hùng, nhận thức trách nhiệm của mình đối với văn hóa của dân tộc ở mức độ nào mà thôi./.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đi tìm nguồn gốc trống đồng Đông Sơn - Một cuộc phiêu lưu vào quá khứ

    06/05/2017Hà Thủy NguyênVào đầu năm 2017, lại một lần nữa tái hiện một mảnh quá khứ khác với cái nhìn cận cảnh hơn: “Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn”. Nếu “Nguồn gốc người Việt người Mường” là một cuộc đào xới ở diện rộng cả về diện tích địa lý, về sự đa dạng các chủng tộc, kho sử liệu phong phú đến từ nhiều nguồn… thì “Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn” là một cuộc dò tìm dấu vết của cổ vật mà thông qua cuộc dò tìm ấy, ta thấy hiện lên phần nào mảnh quá khứ...
  • Ai là chủ nhân của trống đồng và phương pháp sử học của Tạ Đức

    05/05/2017Nguyễn Phúc AnhTạ Đức trong quyển sách “Nguồn gốc và sự phát triển của Trống Đồng Đông Sơn” cho rằng: người cho đúc và ban phát Trống Đồng Đông Sơn là An Dương Vương, vua nước Âu Lạc (207-179 TCN); còn người lo việc đúc trống và sau trở thành thần Trống Đồng của người Lạc Việt là Cao Lỗ, vị tướng phụ trách bộ Công của nước Âu Lạc...
  • 12 luận điểm chính trong một cuốn sách mới về trống đồng Đông Sơn

    05/04/2017Tạ ĐứcNguồn gốc của trống đồng Đông Sơn vẫn là một điều bí ẩn, và với các học giả trên thế giới, từng là một vấn đề nhạy cảm gây tranh cãi . Cuốn sách mới của tôi: Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn là kết quả của một quá trình nghiên cứu lâu dài nhằm khám phá bí ẩn đó...