Vài nét về lịch sử chính thống giáo
Thánh Phêrô (Pièrre, Peter) và thánh Anrê (André, Andrew) là hai anh em ruột và đều là môn đệ của Chúa Giêsu (Jesus). Hai ông cùng rời Do Thái (Israel) để đi giảng đạo.
Ông anh Phêrô đến thành La Mã (Roma, Rome) thuộc nước Ý (Italia, Italy) lập ra Giáo hội phương Tây.
Ông em Anrê sang Constantinople thuộc Hy Lạp (Greece), nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) lập ra Giáo hội phương Đông. Như vậy Giáo hội phương Đông và Giáo hội phương Tây được khai sinh cùng thời kỳ. Hàng nghìn năm đầu, 2 Giáo hội này thống nhất với nhau về Kinh Thánh, Giáo lý và phương thức thờ kính.
Kitô hữu là những người được sức dầu, bởi khi rửa tội, người tín hữu lãnh nhận ba nhiệm vụ quan trọng gồm:
- Tư tế nghĩa là tham gia thờ phượng và thực hiện các lễ nghi phụng sự Thiên Chúa.
- Vương đế: làm vua do Chúa trao phó và
- Ngôn sứ: làm người nói lên lời của Thiên Chúa.
Đến năm 1054 thì 2 Giáo hội này chính thức tuyệt thông với nhau.
Giáo hội phương Tây được gọi là Công giáo La Mã (Roman Catholism), người đứng đầu gọi là Giáo hoàng (Pope). Còn Giáo hội phương Đông được gọi là Chính thống giáo (Orthodoxy hoặc Orthodox Church), người đứng đầu giáo hội được gọi là Thượng phụ (Patriarch), ví dụ Thượng phụ chính thống giáo Nga….
Sau đây xin viết tắt CG = Công giáo, CTG = Chính thống giáo.
Lý do của sự phân ly này là có vài điểm trong Kinh Thánh được giải thích theo cách hiểu khác nhau và có 2 tín điều về Đức Mẹ do Giáo hoàng ban bố không được Chính Thống Giáo chấp nhận. Một số nghi lễ của 2 đạo này đều tuân thủ đúng nội dung như nhau nhưng hình thức thao tác thì khác nhau. Thí dụ, trong nghi thức Baptism (bí tích Rửa tội để gia nhập đạo, chỉ làm một lần trong đời) thì bên Chính Thống Giáo làm đúng hình thức như ngày xưa Chúa Giêsu đã làm, là dìm cả thân mình trong nước. Trong khi đó, bên Công Giáo cải tiến một chút cho tiện lợi, đơn giản bằng cách đổ một chút nước trên đầu hoặc trên trán để tượng trưng cho sự tẩy rửa tội lỗi. Suy cho cùng, các lễ nghi trong các tôn giáo chỉ là một cử chỉ mang tính tượng trưng để biểu lộ cái nội dung cốt lõi của vấn đề nào đó.
Trong khi làm lễ, Chính Thống Giáo dùng ngôn ngữ nguyên thuỷ là tiếng Hy Lạp. Còn Công Giáo dùng tiếng Latin.
Sau Công đồng Vaticano (Vatican) II thập niên 1960 thì Công Giáo cho phép dùng tiếng địa phương, thí dụ người Việt Nam được dùng tiếng Việt khi cử hành Thánh lễ (trong khi ngày nay các chùa Phật giáo vẫn tụng kinh bằng tiếng Pa-li, các Phật tử tụng kinh mà không hiểu mình đang nói gì, cầu xin gì nơi Đức Phật)
Vì thực hiện các lễ nghi đúng với bản gốc về nội dung và hình thức nên Chính Thống Giáo tự coi mình là đạo truyền thống và tên đạo Chính Thống Giáo có ý nghĩa như vậy. Thường một buổi lễ bên Công Giáo lâu chừng 1 giờ thì bên Chính Thống Giáo lâu hơn.
Giáo hội phương Tây do Thánh Phêrô thành lập thì cho rằng Công Giáo mới là Giáo hội chính thức vì Kinh thánh chép rằng Chúa Giêsu nói với ông Phêrô: "Hỡi Phêrô, con là Đá, Ta sẽ xây dựng giáo hội của Ta trên nền Đá này".
Ngoài ra lý do phân ly quan trọng là sự tranh chấp về quyền hành giữa Giáo hoàng Công Giáo và Thượng phụ Chính Thống Giáo.
Tôn giáo nào cũng có sự ly khai thành nhiều giáo phái. Hồi giáo chia ra 2 dòng Sunni và Shiite. Mỗi dòng lại chia ra nhiều giáo phái.
Đạo Tin Lành cũng thờ Chúa nhưng có hàng chục ngàn giáo phái ở bên Mỹ.
Đạo Phật chỉ riêng ở Việt Nam cũng đã có nhiều tông phái như Phật giáo nguyên thủy, Phật Giáo Mật tông, Phật Giáo Thiền tông, Phật Giáo Khất sĩ, Phật Giáo Tịnh độ tông, Phật Giáo Hoà Hảo (gọi là Phật Giáo Hoà Hảo nhưng không thờ tượng ảnh của Đức Phật). Mỗi Tông phái Phật Giáo lại còn chia ra nhiều nhánh khác.
Trong khi đó Chính Thống Giáo có nhiều giáo hội với nhiều Thượng phụ khác nhau và độc lập với nhau. Thí dụ, Chính Thống Giáo Nga khác với Chính Thống Giáo Hy Lạp, Chính Thống Giáo Rumania .... thì Giáo hội Công Giáo là một thể thống nhất.
Giáo hoàng Pope duy nhất lãnh đạo Công Giáo toàn cầu.
Mỗi quốc gia có một Hội đồng Giám mục với nhiều Giáo phận (mỗi giáo phận bao trùm 1-3 tỉnh thành, đứng đầu Giáo phận Diocese là một Giám mục Bishop hoặc Hồng y Cardinal), Mỗi nhà thờ là một Giáo xứ (Parish, xứ đạo, họ đạo, bao trùm một phường xã) có 1-3 Linh mục Priest cai quản.
Tất cả các nhà thờ Công Giáo trên thế giới cử hành cùng nghi lễ như nhau, Linh mục làm lễ mặc cùng màu áo, đọc cùng một chương Thánh Kinh như nhau trong các ngày lễ trong năm.
Chính Thống Giáo dùng lịch Julius còn Công Giáo dùng lịch Gregory do Giáo hoàng Gregory thứ 13 ban hành, là loại công lịch hay lịch quốc tế mà ngày nay chúng ta đang dùng.
Chính Thống Giáo không thờ tượng, chỉ thờ ảnh vẽ về Chúa, Đức Mẹ và các Thánh. Hàng giáo phẩm của Chính Thống Giáo gồm các Linh mục (Priest), Giám mục (Bishop) và Thượng phụ (Patriarch). Các Linh mục có thể có vợ, ai muốn lên chức cao hơn thì phải độc thân. Chính Thống Giáo cũng có dòng tu tập thể như Công Giáo.
Việc Linh mục Chính Thống Giáo có vợ vì họ cho rằng khi xưa trong 12 môn đệ của Chúa Giê su (không kể Judas) thì có mấy ông có vợ con.
Trong khi đó các tu sĩ Công Giáo phải cạo râu, sống độc thân và Công Giáo có dòng tu tập thể nam và nữ (thường gọi là các sơ hay soeur có nghĩa là chị) riêng biệt.
Vì Công Giáo và Chính Thống Giáo có nhiều điểm giống nhau hơn là đạo Tin Lành nên từ thập niên 1980 các Giáo hoàng Công Giáo đã gặp Thượng phụ Chính Thống Giáo Hy Lạp và Chính Thống Giáo Nga để bàn việc thống nhất giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo thành một Giáo hội.
Theo tôi, công việc này vô cùng khó khăn, nhất là về mặt quyền bính. Khi nhập 2 đạo làm một thi ai sẽ là người lãnh đạo?
Một nước không thể có 2 vua, một đạo không thể có 2 Giáo chủ. Rồi những Linh mục Chính Thống Giáo đã trót có vợ thì sau khi sát nhập họ có bị loại ra không?
Tuy nhiên, đã có tiến bộ đạt dược là Công Giáo cho phép tín đồ của mình dự lễ và làm các nghi thức ở nhà thờ Chính Thống Giáo, do các Linh mục Chính Thống Giáo làm lễ và ngược lại tín đồ Chính Thống Giáo cũng được làm như vậy.
Chính Thống Giáo ở Việt Nam: Từ thập niên 1980, các tín đồ Chính Thống Giáo đến Việt Nam là các chuyên gia khai thác dầu khí của Nga đến làm việc ở Vũng Tàu. Họ dùng một căn nhà nhỏ để làm nhà thờ tạm. Ở Hà Nội, tín đồ Chính Thống Giáo là các viên chức Đại sứ quán Nga và các chuyên gia, du học sinh Nga. Mỗi Chủ Nhật họ mượn một nhà thờ Công Giáo để làm lễ. Tại TP.HCM, mỗi Chúa Nhật đều có lễ Chính Thống Giáo tại Lãnh sự quán Nga ở quận 3.
KITÔ GIÁO VÀ CƠ ĐỐC GIÁO LÀ GÌ?
Kitô hay Cơ Đốc là từ ngữ phiên âm Hán-Việt từ chữ Christianity. Chữ Christianity có gốc từ tên đầy đủ của Chúa Jesus Christ (tiếng Việt gọi là Chúa Giêsu Kitô). Kitô giáo hay Cơ đốc giáo còn được gọi chung là Thiên Chúa giáo.
Sau đây là tên các giáo phái trong Thiên Chúa giáo, liệt kê theo thứ tự thời gian khai sinh giáo phái:
1. Công giáo (Catholism):
2. Chính thống giáo (Orthodoxy hay Orthodox Church)
3. Tin Lành (Protestantism)
4. Anh giáo (Anglicanism)
Church có nghĩa là nhà thờ, còn có nghĩa là Giáo hội.
Cathedral là nhà thờ Chính toà, thường là nhà thờ lớn, tọa lạc ở các thành phố lớn, là nhà thờ chung của một giáo phận, một giáo phận có nhiều giáo xứ.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Bài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Tết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)Bài 1: Hiểu sai khái niệm "Con Người" khiến luận án "Nghĩa vụ con người..." sai theo
03/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])