Lễ Phục Sinh (Easter Day)
1. Ý nghĩa của ngày Lễ Phục Sinh (Easter day)
Lễ Phục sinh theo đạo Thiên chúa giáo, là lễ mừng Chúa Jésus Christ sống lại sau ba ngày. Lễ này tiếp theo Tuần Thánh mà người ta tổ chức cho bữa ăn cuối cùng của Chúa Jésus với Tông đồ (ngày thứ Năm: La Cène) và ngày Chúa chết trên thập tự giá (thứ Sáu).
.
.
Lễ Phục sinh là lễ mùa Xuân, hy vọng và sự tái sinh.
Từ xưa lắm, mọi người mừng sự trở lại của mùa Xuân sau những tháng dài lạnh, cây cối bắt đầu đâm chổi nẩy lộc.
Lễ Phục sinh dựa nhiều vào nguồn gốc lễ Vượt qua của Do Thái giáo. Người Kitô hữu tin rằng cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu đã hoàn thành những gì mà biến cố Xuất Hành đã tiên báo: giải phóng con người khỏi tội lỗi và đưa họ vào cuộc sống do Thiên Chúa trao ban.
Ở xứ Do Thái "Israel", đây là một ngày lễ tôn giáo được tôn kính rất mực. Hằng ngàn tín đồ sùng đạo từ khắp thế giới đổ về Thánh Địa Jerusalem.
.
2. Ngày Lễ Phục Sinh tại Việt Nam
Đa phần tín đồ Thiên Chúa Giáo Việt Nam theo đạo Công Giáo, với giáo triều đặt tại Vatican. Từ xa xưa thời nhà Nguyễn, người công giáo đã biết... sáng chế ra nhiều nghi thức Phục Sinh có thể nói mang không ít nét văn hoá Việt. Ở miền Bắc, có thể kể riêng 2 loại nghi thức khá độc đáo là "Ngắm Lễ" và "Ngắm 15 Sự Thương Khó".
.
3. Các biểu tượng trong ngày lễ Phục Sinh
- Lửa phục sinh (Osterfeuer/Easterfire)
Người ở vùng quê sống đời nông nghiệp vui mừng mùa đông giá lạnh đi qua, xuân đến bắt đầu gieo trồng rồi gặt hái, nguồn gốc lửa phục sinh ngày xưa được đốt lên từ những cánh đồng trong đêm đầu tiên phục sinh, từ đó sẽ thắp lên ánh nến phục sinh. Ngọn lửa sưởi ấm mùa đông dài lạnh lẽo vì thời xa xưa không đủ tiện nghi như ngày nay có lò sưởi điện.
.
- Nến phục sinh (Osterkerze/Eastercandle)
Nến Phục sinh được đốt lên từ đống lửa trước nhà thờ trong đêm Phục sinh được thánh hóa theo phong tục lâu đời. Nến đốt sáng được rước vào nhà thờ. Ngày Phục sinh cây nến có ghi hình thánh giá hay khắc tia ánh sáng mặt trời hay dòng nước.
.
- Trứng (Ostereier/Easter)
- Trứng (Ostereier/Easter)
Từ thế kỷ thứ 12, thứ bảy Phục sinh Ostersamstag người ta luộc chín trứng gà và sơn màu sắc sặc sỡ với những ý nghĩa đẹp: Màu đỏ tượng trưng cho may mắn, màu xanh cho hy vọng, trẻ trung vô tội, màu vàng cho sự khôn ngoan, màu trắng cho thanh bạch, màu cam cho sức mạnh…, sau đó bỏ trứng trong giỏ với những thức ăn khác mang đến nhà thờ.
.
- Thỏ phục sinh (Osterhase/Easter bunny)
- Thỏ phục sinh (Osterhase/Easter bunny)
Các chuyện thần thoại hay trong dân gian đều có chuyện vui giúp đời như con thỏ là con vật hiền lành không làm hại sinh vật nào. Chú thỏ phục sinh xuất hiện từ năm 1678 do một giáo sư y khoa Von Georg Franck ở Franckenau dạy đại học Heidelberg công nhận thỏ là biểu tượng của sự sinh nở phong phú. Trứng phục sinh được sơn nhiều màu, người lớn đã cắt nghiã do các chú thỏ mang tới, từ đó có thỏ và trứng.
Nguồn:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchBài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Tết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)