Tuyên ngôn về một nền khoa học Hậu duy vật

05:54 CH @ Thứ Ba - 27 Tháng Tám, 2019

Bản tuyên ngôn cho khoa học hậu duy vật được soạn bởi Tiến sĩ Mario Beauregard (Đại học Arizona), Tiến sĩ Gary E. Schwartz (Đại học Arizona), và Tiến sĩ Lisa Miller (Đại học Columbia), phối hợp với Bác sĩ Larry Dossey, Bác sĩ, Tiến sĩ Alexander Moreira-Almeida, Tiến sĩ Marilyn Schlitz, Tiến sĩ Rupert Sheldrake, và Tiến sĩ Charles Tart...

“Sự chuyển đổi từ Khoa học Duy vật sang Khoa học Hậu duy vật có thể có tầm quan trọng sống còn đối với sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Nó có thể còn quan trọng hơn sự chuyển đổi từ thuyết địa tâm sang thuyết nhật tâm.”.

Từ “khoa học” (Science) bắt nguồn từ trong chữ La tinh, nghĩa nguyên gốc là “học vấn”, căn bản là chuyện khác với chân lý. Nói rộng ra, khoa học chính là không ngừng tìm kiếm những phương pháp để tiếp cận với quy luật của vũ trụ và thể hệ kiến thức được hình thành từ đó. Khoa học hiện đại là một bộ những hệ thống và thể hệ tri thức, dùng hình thức logic và phương pháp chứng thực làm cơ sở để nhận thức và tìm kiếm quy luật của thế giới vật chất, ở đây chúng ta gọi nó là khoa học thực chứng.

Nền khoa học hiện đại đương thời được coi là bắt đầu hình thành từ thế kỷ 16, với sự kiện Nicolaus Copernicus đưa ra lý thuyết rằng Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ (chứ không phải Trái Đất), trái ngược hoàn toàn với giáo lý của Giáo hội lúc bấy giờ.


Mô hình thuyết nhật tâm, 1661 (Andreas Cellarius)

.

Trải qua hơn 4 thế kỷ, khoa học hiện đại đã có những bước phát triển lớn, có thể kể ra như: giải mã được bản đồ gen người, chế tạo ra robot có trí tuệ nhân tạo đánh bại được kiện tướng cờ vua và cờ vây, tạo ra các vật liệu carbon nhẹ hơn và cứng hơn thép gấp nhiều lần, phát hiện ra sóng hấp dẫn từ vũ trụ cách đây hơn 1,3 tỷ năm, chế tạo ra máy tính lượng tử…

Nền Khoa học Duy vật

Cơ sở triết học của khoa học hiện đại có nguồn gốc từ phương Tây đã phân chia thế giới hoàn chỉnh thành hai phạm trù độc lập: vật chất và tinh thần, do đó quan niệm về tự nhiên được thiết lập đã phân tách con người và tự nhiên, con người và thế giới, tâm và vật. Khởi đầu từ thế kỷ 19, hệ tư tưởng của chủ nghĩa duy vật khoa học đã thống trị trong giới học thuật trong thế kỷ 20. Sự thống trị này thể hiện rằng đa số các nhà khoa học bắt đầu tin rằng khoa học duy vật dựa trên các bằng chứng thực nghiệm đã được xác minh là đại diện cho quan điểm hợp lý duy nhất về thế giới.

Tuy vậy, mặc dù đã đạt được những thành tựu vô cùng lớn, khoa học duy vật hiện đại vẫn không thể giải thích được một các thấu đáo vô số vấn đề xung quanh chúng ta, như: nguồn gốc của các hoạt động tinh thần, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, nguồn gốc của vụ trụ và Trái Đất, hiện tượng luân hồi – chuyển sinh, vì sao môi trường sống ngày càng bị hủy hoại mặc dù khoa học và công nghệ đang phát triển, sự tồn tại và xác suất của cái gọi là “tự nhiên”…


Khoa học hiện đại không thể giải quyết được các vấn nạn ngày càng gia tăng về môi trường (ảnh: Foundation for Deep Ecology)

>

Ngày nay, có rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới tin rằng, đã đến lúc loài người cần phát triển một nền khoa học khác so với nền Khoa học Duy vật, họ gọi đó là Khoa học Hậu Duy vật. Tháng 2/2014, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã tham gia hội nghị thượng đỉnh quốc tế về khoa học hậu duy vật (post-materialist science). Kết thúc hội nghị, các nhà khoa học đã công bố Tuyên ngôn về Khoa học Hậu duy vật (Manifesto for a Post-Materialist Science). Tuyên ngôn này đã được soạn bởi 8 nhà khoa học – những học giả có uy tín và nổi tiếng và nó cũng đã được công nhận và ký bởi hơn 300 nhà khoa học uy tín khác trên thế giới. Dưới đây là nguyên văn của tuyên ngôn này:

Tuyên ngôn về Khoa học Hậu duy vật

Chúng tôi là một nhóm các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới, từ nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau (sinh học, khoa học thần kinh, tâm lý học, y học, tâm thần học), tham gia hội nghị thượng đỉnh quốc tế về khoa học hậu duy vật, tâm linh và xã hội. Hội nghị thượng đỉnh được đồng tổ chức bởi Tiến sĩ Gary E. Schwartz, Tiến sĩ Mario Beauregard, Đại học Arizona, và Tiến sĩ Lisa Miller, Đại học Columbia. Hội nghị thượng đỉnh này được tổ chức tại Canyon Ranch, Tucson, Arizona, Hoa Kỳ vào ngày 7-9/2/2014.

Mục đích của chúng tôi là thảo luận về tác động của hệ tư tưởng duy vật trong khoa học (materialist ideology on science) và sự xuất hiện của mô hình hậu duy vật (post-materialist paradigm) cho khoa học, tâm linh và xã hội. Chúng tôi đã đi đến các kết luận sau:

1. Thế giới quan của khoa học hiện đại chủ yếu dựa trên các giả định có liên quan chặt chẽ với vật lý cổ điển. Chủ nghĩa Duy vật (materialism) – quan niệm rằng vật chất là thực tại duy nhất – là một trong những giả định này. Một giả định liên quan là giản hóa luận (reductionism), quan niệm rằng có thể hiểu những điều phức tạp bằng cách đơn giản hóa chúng thành tương tác của các bộ phận, hoặc với những thứ đơn giản hoặc cơ bản hơn như các hạt vật chất nhỏ.

2. Trong thế kỷ 19, những giả định này thu hẹp lại, biến thành các giáo điều, và kết hợp thành một hệ thống niềm tin tư tưởng được gọi là “chủ nghĩa duy vật khoa học” (scientific materialism). Hệ thống niềm tin này cho rằng tinh thần không là gì ngoài hoạt động thể chất của bộ não, và rằng những suy nghĩ của chúng ta không thể tác động gì đến bộ não và cơ thể, đến hành động của chúng ta và thế giới vật chất.

3. Hệ tư tưởng của chủ nghĩa duy vật khoa học đã trở thành sự thống trị trong giới học thuật thế kỷ 20. Sự thống trị này mạnh đến nỗi đa số các nhà khoa học bắt đầu tin rằng khoa học duy vật đã dựa trên các bằng chứng thực nghiệm, và đại diện cho quan điểm hợp lý duy nhất về thế giới.

4. Các phương pháp khoa học dựa trên triết học duy vật đã thành công cao trong việc không chỉ nâng cao hiểu biết của chúng ta về tự nhiên mà còn mang lại sự kiểm soát và tự do lớn hơn thông qua những tiến bộ trong công nghệ.

5. Tuy nhiên, sự thống trị gần như tuyệt đối của chủ nghĩa duy vật trong thế giới học thuật đã hạn chế các môn khoa học và cản trở sự phát triển của nghiên cứu khoa học về tinh thần và tâm linh. Niềm tin vào hệ tư tưởng này, như là một cái khung độc nhất giải thích về thực tại, đã buộc các nhà khoa học bỏ qua chiều trải nghiệm chủ quan của con người. Điều này đã dẫn đến sự bóp méo nghiêm trọng và làm nghèo nàn hiểu biết của chúng ta về bản thân và vị trí của con người trong tự nhiên.

6. Khoa học, trước nhất, là một phương pháp không giáo điều, cởi mở để thu nhận kiến thức về tự nhiên – qua quan sát, khảo sát thực nghiệm và đưa ra giải thích lý thuyết về hiện tượng. Phương pháp luận của nó không đồng nghĩa với chủ nghĩa duy vật và không nên gắn với bất kỳ niềm tin, giáo điều hay ý thức hệ nào.

7. Vào cuối thế kỷ 19, các nhà vật lý đã khám phá ra các hiện tượng thực nghiệm mà vật lý cổ điển không thể giải thích. Điều này dẫn đến sự phát triển của một ngành vật lý mới mang tính cách mạng được gọi là cơ học lượng tử trong những năm 1920 và đầu những năm 1930. Cơ học lượng tử đã đặt câu hỏi về cơ sở vật chất của thế giới bằng cách chỉ ra rằng các nguyên tử và các hạt hạ nguyên tử không thực sự là các vật thể rắn – chúng không tồn tại chắc chắn ở những vị trí không gian xác định và thời gian xác định. Quan trọng nhất, cơ học lượng tử đã đưa tinh thần vào cấu trúc mang tính khái niệm cơ bản, vì người ta đã phát hiện rằng các vi hạt được quan sát và người quan sát – nhà vật lý và phương pháp được sử dụng để quan sát – có liên hệ với nhau. Theo một giải thích của cơ học lượng tử, hiện tượng này cho thấy ý thức của người quan sát là rất quan trọng cho sự tồn tại của các sự kiện vật lý được quan sát, và các sự kiện tinh thần có thể ảnh hưởng đến thế giới vật chất. Kết quả của các thí nghiệm gần đây đã ủng hộ giải thích này. Những kết quả này cho thấy rằng thế giới vật chất không còn là thành phần chính hoặc duy nhất của thực tại, và nó không thể được hiểu đầy đủ mà không tham chiếu đến ý thức.

8. Các nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng, hoạt động tinh thần có ý thức có thể ảnh hưởng đến hành vi; ngoài ra, sự giải thích và giá trị dự đoán của các yếu tố chủ đạo (như niềm tin, mục đích, mong muốn và kỳ vọng) là rất cao. Hơn nữa, theo nghiên cứu trong bộ môn psychoneuroimmunology (tạm dịch: tâm lý – thần kinh – miễn dịch học), những suy nghĩ và cảm xúc có thể ảnh hưởng rõ rệt đến hành vi của hệ thống sinh lý kết nối đến bộ não (ví dụ: miễn dịch, nội tiết, tim mạch). Ở các khía cạnh khác, các nghiên cứu hoạt động của thần kinh (neuroimaging) về tự điều chỉnh cảm xúc, tâm lý trị liệu và hiệu ứng giả dược, chứng minh rằng các sự kiện tâm thần ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của não bộ.

9. Các nghiên cứu về cái gọi là “hiện tượng cận tâm lý” (psi) chỉ ra rằng đôi khi chúng ta có thể nhận được các thông tin có ý nghĩa mà không thông qua giác quan thông thường, và vượt qua các hạn chế về thời gian và không gian hiện hữu. Hơn nữa, các nghiên cứu cận tâm lý chứng minh rằng về mặt tâm thần, chúng ta có thể làm ảnh hưởng từ xa lên các thiết bị vật lý và các tổ chức sống (bao gồm cả con người). Nghiên cứu cận tâm lý cũng cho thấy rằng tinh thần của những người ở xa nhau vẫn có thể tương quan một cách vô định xứ (nonlocal), tức là sự tương quan giữa ý thức từ xa được giả thiết là không có trung gian (chúng không liên kết với bất kỳ tín hiệu năng lượng nào đã biết), không bị suy giảm (chúng không suy giảm khi khoảng cách tăng), và ngay lập tức (chúng xuất hiện đồng thời). Những sự kiện này phổ biến đến nỗi chúng không thể được coi là dị thường hay ngoại lệ đối với các định luật tự nhiên, mà cho thấy cần có một khung giải thích rộng hơn chủ nghĩa duy vật.

10. Người ta có thể trải nghiệm hoạt động tâm thần có ý thức trong cái chết lâm sàng khi tim ngừng đập (đây là cái được gọi là “trải nghiệm cận tử“). Một số người từng có trải nghiệm cận tử đã báo cáo về sự nhận thức ngoài-cơ-thể (ví dụ, nhận thức có thể được chứng minh trùng với thực tế) xảy ra trong khi tim ngừng hoạt động. Người có trải nghiệm cận tử cũng báo cáo những kinh nghiệm tâm linh sâu sắc trong thời gian trải nghiệm cận tử sau khi tim ngừng đập. Đáng chú ý là khi tim ngừng đập, hoạt động điện của não đã ngừng hẳn chỉ sau đó vài giây.

11. Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm được kiểm soát đã ghi nhận rằng những nhà ngoại cảm dày dặn (người tuyên bố có thể giao tiếp với ý thức của những người đã khuất) đôi khi có thể lấy được thông tin chính xác cao về những người đã qua đời. Điều này tiếp tục hỗ trợ kết luận rằng ý thức có thể tồn tại độc lập với não bộ.

12. Một số nhà khoa học và triết học có khuynh hướng duy vật từ ​​chối thừa nhận những hiện tượng này bởi vì chúng không nhất quán với quan niệm cố hữu của họ về thế giới. Từ chối việc tìm hiểu hậu duy vật về tự nhiên, hoặc từ chối công bố những phát hiện khoa học hỗ trợ mạnh mẽ một khung nhận thức hậu duy vật, là phản đối tinh thần thực sự của nghiên cứu khoa học, trong đó dữ liệu thực nghiệm luôn cần được xử lý thỏa đáng. Dữ liệu không phù hợp với lý thuyết và niềm tin ưa thích không thể bị loại bỏ theo kiểu tiên nghiệm (suy diễn). Sự loại bỏ này là xuất phát từ hệ tư tưởng, chứ không phải khoa học.

13. Điều quan trọng là nhận ra rằng hiện tượng cận tâm lý (spi), trải nghiệm cận tử khi tim ngừng đập, và các chứng cứ lặp lại từ những nhà nghiên cứu có uy tín, chỉ trở nên bất thường khi bị nhìn qua thấu kính duy vật.

14. Hơn nữa, lý thuyết duy vật không thể làm sáng tỏ cách bộ não tạo ra ý thức, và chúng không thể giải thích các bằng chứng thực nghiệm đề cập đến trong bản tuyên ngôn này. Thất bại này cho chúng ta biết rằng bây giờ là lúc chúng ta giải thoát khỏi xiềng xích và sự mù quáng của tư tưởng duy vật cũ kỹ, để mở rộng khái niệm về thế giới tự nhiên của chúng ta, và đi theo mô hình hậu duy vật.

15. Theo mô hình hậu duy vật:

a) Ý thức đại diện cho một khía cạnh của thực tại và nó cũng căn bản như thế giới vật chất. Ý thức là nền tảng trong vũ trụ, tức là nó không thể bắt nguồn từ vật chất và giảm xuống bất cứ điều gì cơ bản hơn.

b) Có sự liên kết sâu sắc giữa tâm trí và thế giới vật chất.

c) Ý thức (ý chí/ ý định) có thể ảnh hưởng đến trạng thái của thế giới vật chất, và vận hành theo kiểu không xác định vị trí (hoặc mở rộng), nghĩa là nó không bị giới hạn ở các điểm cụ thể trong không gian, chẳng hạn như bộ não và cơ thể, cũng như các điểm cụ thể thời gian, chẳng hạn như hiện tại. Vì ý thức có thể ảnh hưởng theo cách phi định xứ (nonlocally) đến thế giới vật chất, ý định, cảm xúc và mong muốn của một người thực hiện thí nghiệm có thể không hoàn toàn cách ly với kết quả thí nghiệm, ngay cả trong các thí nghiệm được kiểm soát và giấu kín (blinded experiment).

d) Ý thức dường như không bị ràng buộc, và có thể kết hợp thành một thể hợp nhất – Một Ý thức bao gồm ý thức đơn lẻ của tất cả các cá nhân.

e) Các trải nghiệm cận tử khi tim ngừng hoạt động cho thấy bộ não vận hành như một bộ thu phát các hoạt động tâm thần, tức là ý thức có thể hoạt động thông qua não, nhưng không được tạo ra bởi não. Trải nghiệm cận tử xảy ra khi tim ngừng hoạt động, kết hợp với bằng chứng từ các nhà ngoại cảm, tiếp tục cho thấy sự tồn tại của ý thức sau cái chết của cơ thể, và sự tồn tại của các cảnh giới thực tại (reality level) khác không phải vật lý.

f) Các nhà khoa học không nên e ngại các điều tra tâm linh và trải nghiệm tâm linh vì chúng đại diện cho một khía cạnh trung tâm của sự tồn tại của con người.

16. Khoa học hậu duy vật không từ chối các quan sát thực nghiệm và giá trị lớn của những thành tựu khoa học đạt được cho đến bây giờ. Nó tìm cách mở rộng khả năng của con người để hiểu rõ hơn về những điều kỳ diệu của tự nhiên, và nó đang trong quá trình tái khám phá tầm quan trọng của tâm trí và tinh thần như là một phần kết cấu cơ bản của vũ trụ. Hậu duy vật cũng bao gồm vật chất, thứ được xem như là một thành phần cơ bản của vũ trụ.

17. Mô hình hậu duy vật có những hàm nghĩa sâu rộng. Nó làm thay đổi cơ bản tầm nhìn của chúng ta về bản thân, lấy lại cho chúng ta phẩm giá và sức mạnh, như những con người và như các nhà khoa học. Mô hình này nuôi dưỡng những giá trị tích cực như sự từ bi, tôn trọng và hòa bình. Bằng cách nhấn mạnh mối liên hệ sâu sắc giữa bản thân chúng ta và thiên nhiên, mô hình hậu duy vật cũng thúc đẩy nhận thức về môi trường và bảo tồn sinh quyển của chúng ta. Thêm nữa, nó cũng không phải là điều gì mới, mà chỉ bị lãng quên trong 400 năm, rằng sự hiểu biết về vật chất sinh mệnh (lived transmaterial) có thể là nền tảng của sức khỏe và thể chất, vì nó đã được tạo dựng và bảo tồn trong các phương pháp tập luyện tâm trí – thân thể – tinh thần, các truyền thống tôn giáo và các phương pháp tu hành.

18. Sự chuyển đổi từ khoa học duy vật sang khoa học hậu duy vật có thể mang tầm quan trọng sống còn đối với sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Nó có thể còn quan trọng hơn sự chuyển đổi từ thuyết địa tâm (trái đất là trung tâm) sang thuyết nhật tâm (mặt trời là trung tâm).

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Góp thêm một vài suy nghĩ về Lý luận nhận thức Biện chứng Duy vật

    22/10/2018Bùi Thanh QuấtHiện tượng tâm linh trong đời sống xã hội đang thu hút sự chú ý của dư luận. Song, cần phải khẳng định rằng đây là một vấn đề hết sức phức tạp mà cho đến nay cách nhìn nhận, đánh giá và lý giải về nó còn rất khác nhau. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề phức tạp này, Tạp chí Triết học cho đăng bài “Góp thêm một vài suy nghĩ về lý luận nhận thức biện chứng duy vật” của PGS. Bùi Thanh Quất trên mục Trao đổi ý kiến. Bài viết này chỉ là ý kiến riêng của tác giả...
  • Không có cái gọi là "Chủ Nghĩa Duy Vật Tâm Linh"

    30/07/2014Đỗ Kiên CườngMột cách ngắn gọn, về mặt triết học, tôi cho rằng không thể có cái gọi là “chủ nghĩa duy vật tâm linh” với tư cách là một triết thuyết có thể sánh vai với các triết thuyết khác. Về mặt khoa học, có vẻ Hồ Bá Thâm muốn cổ vũ cho sinh lực luận, một quan niệm triết học - khoa học đã chết từ năm 1828, khi ông đang muốn tin linh hồn có thật dựa trên các hiện tượng đầu thai hoặc luân hồi...
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Đổi mới tư duy hay đổi mới cơ chế

    02/02/2011TS. Nguyễn Đức Thành
    Nhiều người so sánh giai đoạn hiện nay với giai đoạn đổi mới trước đây, và chờ đợi những tư duy mong đợi một “tư duy mong đổi mới”. Dù tư duy ấy có thể gồm một bộ ý tưởng được suy nghĩ, cân nhắc kỹ càng, có vẻ vẫn thuộc về lối tư duy cũ. Điều này có lẽ bắt nguồn từ kinh nghiệm của giai đoạn Đổi mới trước đây...
  • Vấn đề con người, nhân văn trong triết học phương Tây hiện đại và chủ nghĩa duy vật nhân văn hiện nay

    28/02/2009TS. Hồ Bá ThâmVấn đề con người luôn luôn là sự quan tâm phân tích, luận bàn trực tiếp hay gián tiếp của các trường phái triết học xưa nay. Tuy nhiên, tùy theo mỗi thời kỳ lịch sử mà sự phát hiện và nghiên cứu về con người có góc độ và khía cạnh khác nhau. Chủ đề này không mới nhưng lại luôn luôn mang tính thời sự và chưa bao giờ cũ. Chúng ta khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh thì nhiều nhưng khám phá, tìm hiểu về con người, bản thân mình, như nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận, thì vẫn còn ít...
  • Tiếp tục đổi mới tư duy về kinh tế xã hội

    28/09/2006GS. Phan Đình DiệuLiên tục đổi mới tư duy với những cách nhìn mới, cách hiểu mới trên cơ sở những phát hiện khoa học mới, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học hệ thống, khoa học kinh tế, khoa học tổ chức và quản lý... đồng thời không nuối tiếc những kiểu tư duy không còn phù hợp với điều kiện hiện đại là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng kinh tế tri thức ở nước ta...
  • Vị trí, ý nghĩa của phạm trù đời sống tinh thần xã hội trong chủ nghĩa duy vật lịch sử

    02/10/2006Phùng ĐôngViệc vận dụng vấn đề cơ bản của triết học - mối quan hệ giữa tinh thần và tự nhiên, giữa ý thức và vật chất vào lĩnh vực xã hội không chỉ làm xuất hiện vấn đề mối quan hệ giữa ý thức xãhội và tồn tạixã hội, mà còn làm xuất hiện vấn đề mối quan hệ giữa đời sống tinh thần xã hộivà đời sống vật chất xã hội...

  • Phép biện chứng duy vật với việc khắc phục những sai lầm trong tư duy ở ta

    05/07/2006Đinh Cảnh NhạcVới bản chất khoa học cách mạng và phê phán, phép biện chứng duy vật, như Mác và Engen đã khẳng định: "không chịu khuất phục trước một cái gì cả”. Phép biện chứng duy vật không chỉ đối lập với phép biện chứng duy tâm, mà nó còn là phương tiện chủ yếu để khắc phục, ngăn ngừa các khuynh hướng tư duy dẫn đến nhận thức sai lầm các quy luật khách quan chi phối sự biến đổi của đời sống xã hội...
  • Vai trò của toán học trong sự hình thành và phát triển thế giới quan duy vật

    04/08/2005Nguyễn Kim YếnTriết học là thành tựu nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo con người và loài người nói chung. Quá trình hình thành và phát triển của triết học diễn ra quanh co, phức tạp và lâu dài. Trong quá trình đó, toán học đã đóng góp một phần rất quan trọng. Trong phạm vi bài này, chúng tôi làm sáng tỏ vai trò của toán học trong việc hình thành và phát triển thế giới quan duy vật thông qua lịch sử toán học.
  • xem toàn bộ