Từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến Xuất bản 4.0

09:26 CH @ Thứ Sáu - 24 Tháng Mười Một, 2017

Nếu những đơn vị xuất bản không bắt nhịp kịp thời với xu thế 4.0 thì chắc chắn sẽ tụt lùi hoặc bị xóa sổ trên bản đồ xuất bản của thế giới...

Xuất bản 4.0 ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực văn hoá xuất bản, từ tổ chức, qua các thủ tục, truyền thông và nhân viên đến văn hoá lãnh đạo. Nếu không có suy nghĩ thay đổi này, nhà xuất bản sẽ không thể triển khai xuất bản 4.0.

Với những bối cảnh thị trường xuất bản thế giới đang tiếp tục thay đổi nhanh chóng, giới xuất bản cần phải quan tâm hơn đến việc xuất bản điện tử và kiểm soát nội dung của xuất bản điện tử. Cần đưa ra các hướng dẫn và chế tài cụ thể cho việc xuất bản điện tử, tạo nhiều kênh truyền thông nâng cao nhận thức bạn đọc về việc tiêu thụ nội dung của ấn phẩm điện tử.

Tiến trình phát triển của xuất bản, hiện tại, chúng ta đang ở giữa giai đoạn thứ 3, người dùng được phản hồi với xuất bản phẩm, và được đáp ứng với phản hồi đó.

Từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến Xuất bản 4.0

Nếu những đơn vị xuất bản không bắt nhịp kịp thời với xu thế 4.0 thì chắc chắn sẽ tụt lùi hoặc bị xóa sổ trên bản đồ xuất bản của thế giới.
Xuất bản trước cơn bão Cách mạng công nghiệp 4.0

Khoảng 5 năm gần đây ngành sách và văn hóa đọc ở Việt Nam đã chuyển mình rất nhanh. Các hội sách được tổ chức khắp nơi, từ Hà Nội, HCM đến các tỉnh thành như Phú Thọ, Bắc Ninh, Hải Phòng, Nam Định, từ các trường Tiểu học đến các trường Đại học..

Cách đây khoảng 10 năm chúng ta chỉ có một hội sách lớn vào tháng 3 tại HCM thì giờ là các hội sách xuyên suốt quanh năm tại thành phố lớn, chuyển dịch từ hội sách offline sang hình thức hội sách online như trên website của trang Tiki.vn hay trang Fahasa.com.vn.

Trước đây sách được bày bán lộn xộn tại các sạp sách vỉa hè hay ở các cửa hàng sách của các đơn vị phát hành sách thì giờ đây ở Hà Nội và Hồ Chí Minh có 4 - 5 điểm đến dành cho người yêu sách thường xuyên mà điển hình là Đường sách Nguyễn Văn Bình (TP HCM) và Phố sách 19 tháng12 (Hà Nội). Hiện nay ngoài sách giấy chúng ta có rất nhiều lựa chọn như sách điện tử, sách audio hay thậm chí những file điểm sách rút gọn nội dung để độc giả có thể tiết kiệm thời gian đọc.

Uber, Grab đã làm thay đổi ngành vận chuyển hành khách một cách nhanh chóng, Facebook đã làm thay đổi ngành báo chí và truyền hình, vậy thì nội dung số (sách điện tử, sách audio,…) cũng sẽ làm thay đổi ngành xuất bản.

Cách đây gần 1 năm, khi khái niệm Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) được truyền tải về Việt Nam, nhiều người không hiểu về nó. Những người làm xuất bản tự hỏi, liệu cuộc cách mạng này có ảnh hưởng gì đến ngành xuất bản Việt Nam và thế giới hay không?

Rõ ràng, câu trả lời là “Có”. Nó đang ảnh hưởng rất sâu sắc. Ngành xuất bản đang có bước chuyển dịch nhanh chóng sang môi trường internet, điện tử, nếu những đơn vị xuất bản không bắt nhịp kịp thời với xu thế 4.0 thì chắc chắn chúng ta sẽ tụt lùi hoặc bị xóa sổ trên bản đồ xuất bản của thế giới.

Ngày càng nhiều người sử dụng ebook, hiện trạng đó đặt ra vấn đề sinh tồn với ngành xuất bản gắn với công nghệ in ấn trên giấy.

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra do ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Giờ đây, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.

Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang tiến triển rất nhanh, phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. CMCN 4.0 được dự đoán sẽ diễn ra trên ba lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).

Công nghiệp 4.0 nghĩa là tự động hoá, số hoá và kết nối mạng lưới các quá trình thiết kế, sản xuất, thông tin, truyền thông và quản lý. Khi áp dụng cho ngành xuất bản, điều đó có nghĩa là các nhà xuất bản có thể tăng hiệu quả của các hình thức công bố đa phương tiện bằng cách triển khai các giải pháp công nghệ thông tin linh hoạt hiện đại.

Phương tiện truyền thông kỹ thuật số và in có thể được liên kết thông qua các mô hình kết hợp giúp mở rộng trải nghiệm của người dùng. Điều này cho phép cung cấp các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo mới có thể được cá nhân hoá. Với xuất bản 4.0, phương pháp tiếp cận khách hàng sẽ thay đổi.

Trong tương lai, tất cả mọi điều mà các nhà xuất bản làm đều đặt trọng tâm vào người đọc (người dùng).

Xuất bản 4.0 diễn ra như thế nào?

Một nghiên cứu vào cuối 2016 tại trường Đại học Friedrich Alexander, Đức mang tên "Xuất bản 4.0 - Cơ hội, Yêu cầu, Khái niệm" cho thấy cách các nhà xuất bản có thể tham gia Xuất bản 4.0 thông qua các dịch vụ, phương tiện kết hợp và các dịch vụ nội dung số, được tóm tắt trong 10 điểm chính:

1. Xuất bản theo mô hình Công nghiệp 4.0:

Xuất bản 4.0 đề cập đến những thay đổi ngày càng nhanh chóng trong các lĩnh vực xã hội, công nghệ, phương tiện truyền thông, khách hàng và mô hình kinh doanh. Chuỗi quá trình, từ sáng tạo đến tiếp thị, luôn luôn có thể được điều chỉnh phù hợp với các công nghệ mới và mô hình kinh doanh.
Trọng tâm là tăng sự sử dụng của khách hàng bằng các dịch vụ nội dung ngày càng tăng (thay vì tăng số lượng ấn phẩm), tăng cường kết nối với khách hàng và đối tác. Việc quan sát những thay đổi môi trường cạnh tranh và những yêu cầu của khách hàng sẽ được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong xuất bản 4.0. Thách thức đối với các nhà xuất bản là văn hóa doanh nghiệp đó có thể đáp ứng những yêu cầu liên tục thay đổi.

2. Từ Truyền thông kết hợp đến Dịch vụ Nội dung:
Định hướng khách hàng một cách nhất quán là cốt lõi của Xuất bản 4.0. Việc xuất bản nội dung đa phương tiện trên tất cả các kênh truyền thông là bước đầu tiên hướng tới xuất bản 4.0. Thông qua định hướng khách hàng nhất quán và dựa trên cơ sở xử lý nội dung số, ngữ nghĩa, kết nối nhiều sản phẩm với các thông tin của khách hàng, các hình thức truyền thông mới có thể tạo ra các dịch vụ nội dung được cá nhân hóa.

Có thể kết nối mạng truyền thông vật lý và kỹ thuật số dưới dạng phương tiện chuyển đổi "phương tiện lai/kết hợp", ví dụ: xuất bản dưới hình thức thực tế tăng cường ảo (ví dụ như hình ảnh nhân vật trở nên sống động khi dùng điện thoại thông minh scan lên các bức hình được in trên sách).

Khái niệm Xuất bản 4.0 không chỉ cung cấp các phương pháp tiếp cận mới cho các sản phẩm và dịch vụ, mà còn cho cả tiếp thị: kết nối với độc giả thông qua các nền tảng và các thiết bị giúp đáp ứng được nhu cầu của độc giả cho phép kiểm soát tiếp thị đối với hồ sơ khách hàng cá nhân, để độc giả nhận thức và mua sản phẩm và dịch vụ.

3. Với xuất bản 4.0, độc giả trở thành người dùng chuyên nghiệp

Người sử dụng phương tiện truyền thông có thể trao đổi ý tưởng cho mọi người, không chỉ chia sẻ các kênh truyền thông xã hội mà còn có thể biên soạn hoặc thậm chí tạo ra các sản phẩm truyền thông của riêng mình trên nền tảng nội dung. Để đo lường dữ liệu sử dụng của người dùng này cũng như các khả năng cải tiến cho việc phát triển và tiếp thị sản phẩm, trước hết các Nhà xuất bản cần cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hướng tới khách hàng, thu thập thông tin từ phân tích dữ liệu để quản lý sản phẩm sáng tạo.


Biến sách giấy thành mô hình 3D và có thể tương tác Hướng dẫn cách sử dụng sách tô màu kỳ diệu

4. Mô hình kinh doanh yêu cầu sản phẩm và quy trình

Việc chuyển đổi các nhà xuất bản chuyên nghiệp sang các nhà cung cấp dịch vụ và cung cấp thông tin được cho là xu thế phát triển trong Xuất bản 4.0. Trọng tâm không phải là bản thân sản phẩm, mà là các quy trình định hướng khách hàng, có thể hỗ trợ năng động và tính linh hoạt của mô hình xuất bản 4.0.

5. Các biến thể của sản phẩm và dịch vụ đa phương tiện cần được tự động hóa, chuẩn hóa và mô hình hóa nghiệp vụ

Tiêu chuẩn hoá tạo cơ sở cho việc triển khai xuất bản 4.0: điều này làm cho các quy trình dễ quản lý hơn và do đó hiệu quả hơn, để tự động hoá và chia sẻ công việc. Nhà xuất bản sử dụng và điều chỉnh các tiêu chuẩn hiện có.

Để phát triển các sản phẩm và dịch vụ xuất bản 4.0 và lựa chọn hệ thống sản xuất, nên kết hợp các cách tiếp cận: Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ, Các mô hình quy trình, chẳng hạn như bản đồ câu chuyện, Các tiêu chuẩn chất lượng như HTML, XML, E-Pub, hoặc DocBook, Docx…

6. Nội dung cần phải được xử lý theo cách thông minh và có thể đọc được bằng máy

Một cơ sở khác cho xuất bản 4.0 là tạo ra các tài liệu có cấu trúc và dữ liệu để có thể xử lý tự động. Đối với điều này, lưu trữ dữ liệu dựa trên phương tiện truyền thông trong XML và ghi âm có cấu trúc trong các tiêu chuẩn tài liệu như DocBook hoặc TEI. Ví dụ thông qua các kịch bản chuyển đổi, dữ liệu được chuyển đổi tự động khi được sử dụng trên nền tảng hệ thống khác, hoặc kết nối bằng dữ liệu mở được liên kết.

7. Xuất bản 4.0 có 4 mô hình kinh doanh:

Mô hình tập trung vào in ấn, tác phẩm in. Mô hình giữa các phương tiện truyền thông về việc tạo và phân phối nội dung trên các kênh khác nhau. Mô hình hỗn hợp là liên kết vật lý với phương tiện kỹ thuật số. Mô hình 4.0 xuất bản là về việc tạo ra các dịch vụ nội dung dựa trên nền tảng và khách hàng.

8. Xây dựng ngôn ngữ chuẩn cho mô hình và quy trình xuất bản

Việc xây dựng mô hình và quy trình xuất bản bằng các ngôn ngữ chuẩn đơn giản là cơ sở cho việc triển khai thành công xuất bản 4.0.

9. Xuất bản 4.0 đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin mở

Theo đó toàn bộ quy trình công việc từ tác giả thông qua các biên tập viên tới độc giả và người bán hàng cần đồng bộ tương ứng. Để thực hiện xuất bản 4.0, tất cả những người tham gia trong chuỗi giá trị phải được tham gia thông qua cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, dựa trên nền tảng internet.

10. Xuất bản 4.0 có nghĩa là thái độ đối với sự thay đổi vĩnh viễn yêu cầu của khách hàng, môi trường cạnh tranh và mô hình kinh doanh.

Khái niệm "Xuất bản 4.0" được điều chỉnh tối ưu đến những thay đổi ngày càng nhanh chóng trong các lĩnh vực xã hội, công nghệ, phương tiện truyền thông, khách hàng và mô hình kinh doanh.

Chuỗi quá trình, từ sáng tạo đến tiếp thị, luôn luôn có thể được thích nghi với các công nghệ mới và mô hình kinh doanh. Trọng tâm là tăng sự sử dụng của khách hàng bằng các dịch vụ nội dung ngày càng tăng (thay vì các sản phẩm) và tăng cường kết nối với khách hàng và đối tác.

Nguồn:Zing
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Hiểu về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

    26/04/2017Hồ Tú BảoCuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho là đã bắt đầu từ vài năm gần đây, tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano...
  • Xuất bản sách khoa học thiếu niên: Vạn dặm gian nan

    05/11/2014Đỗ Hoàng SơnỞ nước ta, sách phổ biến khoa học, mở mang kiến thức cho thiếu niên (10-15 tuổi) đang rất trống vắng...
  • Đọc sách thời... công nghiệp

    16/08/2009Huỳnh Bửu SơnMột nhà doanh nghiệp, bạn tôi tâm sự: “Hồi nhỏ tôi là một con mọt sách. Tôi đọc ngấu nghiến mọi quyển sách tôi vớ được. Anh có tin không? Có khi mỗi ngày tôi nuốt trọn một quyển sách dày 200 trang. Tôi đọc đủ thứ, từ chuyện cổ tích, truyện Tàu đến tiểu thuyết ta, tiểu thuyết Tây, cả đến kinh Phật và kinh Thánh. Còn bây giờ thú thật với anh, tôi không còn thì giờ để đọc sách. Nói xin lỗi anh đừng cười, tôi chỉ còn thời gian đọc lơ mơ vài trang sách trước khi đi ngủ. Có khi chưa đọc được một trang sách đã ngủ thiếp đi rồi....” Và anh than thở :”Hồi trẻ, trong đầu mình còn có tư tưởng, chứ bây giờ ... nó chỉ còn có những con số thôi, anh ạ!”...
  • Mạng xã hội và công nghiệp quảng cáo

    03/07/2009Nguyễn TrungMarketing truyền thống cho rằng, cần phải bán cái thị trường cần, còn với mạng xã hội, lý thuyết được viết lại: bán cái mình có. Một đỉnh cao mới của marketing? Không ai dám chắc câu trả lời, nhưng có một thực tế là không phải quảng cáo sẽ được triển khai ra sao trong môi trường mạng xã hội, mà là mạng xã hội đang làm thay đổi phương thức quảng cáo như thế nào.
  • Một nền giáo dục công nghiệp hóa trong bối cảnh văn minh toàn cầu

    26/03/2009Phạm ToànCuộc thảo luận về Cải cách Giáo dục đã kéo dài bao nhiêu năm rồi! Liệu có được một công cụ tư duy hành dụng - một hướng đi và cách làm - nhằm dồn các cuộc cãi cọ vào hành động cải cách giáo dục hữu hiệu?
  • Công nghiệp nội dung số Việt Nam bắt đầu tăng tốc

    28/07/2007Minh PhiThị trường nội dung số Việt nam đang sôi động với sự vào cuộc của hàng loạt doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, đây là mảnh đất màu mỡ hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận...
  • Vì sao chưa “nóng”?

    07/05/2007Song HoàngNếu FPT, CMC chỉ kinh doanh phần cứng, cho dù họ là nhà phân phối của những thương hiệu lớn trong lĩnh vực CNTT, viễn thông... chắc cũng không làm cho cổ phiếu của họ có giá cao như thế. Bởi một điều đơn giản là lợi nhuận của kinh doanh phần cứng chỉ đủ để trả tiền thuê mặt bằng, lương công nhân. Nếu khéo “vun vén”, tỷ suất lợi nhuận giỏi lắm cũng chỉ gấp vài lần lãi suất ngân hàng...
  • Đạo tranh, đạo ảnh - chuyện thường ngày ở… nhiều nhà xuất bản

    03/01/2007Mấy ngày gần đây, báo chí lại sôi lên xung quanh sự kiện bức tranh cổ động "Tất cả trẻ em nghèo được học" vi phạm bản quyền. Cụ thể, bức tranh đã được cấu thành từ bức ảnh "Lớp học vùng cao" của nhiếp ảnh gia Lê Hồng Linh...
  • Ngành công nghiệp nội dung VN chập chững tìm hướng đi

    18/07/2006Nguyễn HằngDù chưa được định nghĩa đầy đủ, nhiều nội dung của ngành công nghiệp này đã và đang khẳng định vị trí trong thực tế. Tuy nhiên, lựa chọn game online, chăm sóc sức khoẻ trực tuyến hay giáo dục qua mạng... làm định hướng phát triển vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi.
  • Công nghiệp nội dung có thể tăng vượt ngành phần mềm

    18/07/2006Thanh Lương"Công nghiệp nội dung số và phần mềm không mâu thuẫn mà hỗ trợ nhau. Nhưng nội dung số lợi thế hơn, vì phát huy được đặc thù văn hoá dân tộc. Nếu có chiến lược thích hợp, ngành này có thể phát triển vượt phần mềm", Vụ trưởng Vụ công nghiệp CNTT, Bộ BCVT, Nguyễn Anh Tuấn, mới trao đổi với VnExpress.
  • Hiệu quả chưa cao là lãng phí

    20/03/2006Cầm Văn KìnhVới sự bùng nổ Internet thời gian qua, con số 13,34% dân số VN online thường xuyên đã nói lên mức độ tiếp cận nguồn tri thức và khả năng thông tin vô tận từ Internet ở nước ta. Nhưng bên cạnh chỉ số không phải không còn tâm lý cản trở sự phát triển Internet ở VN cũng như những chỉ số cần thực tâm đối diện, suy ngẫm...
  • Phát hành sách tư nhân thao túng thị trường xuất bản

    09/10/2003Theo ông Phan Khắc Hải, chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, lượng sách bán ra từ hệ thống phát hành sách tư nhân lên đến trên 10 triệu bản/ năm, chiếm hơn 2/3 đầu sách ấn bản trên toàn quốc hiện nay. Trong đó, nhiều đơn vị đã cho in số lượng sách lớn gấp 5-10 lần số được ghi trong giấy phép xuất bản...
  • xem toàn bộ