Truyền thuyết về một hồ nuôi cá

07:12 SA @ Thứ Sáu - 12 Tháng Tư, 2019

Chuyện bắt đầu bằng hai chữ Xưa kia...

Xưa kia nơi đây là một hồ bơi với dòng nước trong xanh đến nỗi người ta nhìn thấy cả những viên gạch men trắng bóng lấp loáng dưới đáy. Cứ mỗi mùa hè về, dân cư xung quanh vùng đều tập trung tại đây mặc sức vẫy vùng dưới làn nước mát. Nam phụ lão ấu thảy đều khoan khoái, hân hoan.

Trông thấy dân cư có vẻ lười lao động và hồ bơi có vẻ chỉ dành để phục vụ một tầng lớp... biết bơi, các nhà lãnh đạo địa phương sở tại thấy cần phải biến hồ bơi này thành một nơi sản xuất ra của cải vật chất phục vụ đời sống con người.

Sau bao nhiêu phiên họp sáng trưa chiều tối, kể cả ngày lễ và chủ nhật, một quyết định sáng ngời đã ra đời: hồ bơi sẽ trở thành một hồ nuôi cá trên phi. Đây là một quyết định vừa có tính chất kinh tế vừa có tính chất chính trị. Thật ra mà nói, chính trị là chính mà kinh tế chỉ là phụ. Hiện nay, các nơi rầm rộ chạy theo phong trào đào ao nuôi cá, còn địa phương chỉ cần lấy chỗ người bơi dành riêng cho cá bơi thì tiện lợi biết chừng nào. Bên cạnh đó, còn một lý do nữa là với diện tích nhỏ nhoi đó, số lượng cá sẽ chỉ đủ phục vụ những cuộc họp của cấp chính quyền địa phương. Còn nhân dân muốn ăn cá thì a-lê, cứ ra chợ mà mua!

Bởi vậy, cứ đêm đêm, đèn tối, người ta thấy vài ngư ông tân thời đủ loại tuổi, đủ loại quần áo, đầu không đội nón lá và mặc áo tơi như ta thường thấy trong sách giáo khoa ngày xưa tay xách cần câu, miệng ngậm thuốc lá ba số ra ngồi vắt vẻo trên bờ hồ câu trộm. Chẳng chóng thì chầy, số cá chưa kịp sinh sản cứ cạn dần... cạn dần.


Lại họp sáng trưa chiều tối, kể cả ngày lễ và chủ nhật.

Một tổ bảo vệ gồm ba người đã được hình thành để canh chừng kẻ trộm. Lại là một quyết định sáng suốt. Kể từ ngày có tổ bảo vệ này, không một thằng ăn trộm nào dám bén mảng đến dù chỉ đứng bên bờ thành. Tổ bảo vệ luôn được khen thưởng xuất sắc.

Vài tháng trôi qua, thức đêm nhiều quá, hai nhân viên bảo vệ sinh bệnh. Thế là một nhân viên y tế được điều xuống để chăm lo sức khỏe riêng cho tổ này, và vì con người là vốn quý của xã hội. Nhân viên y tế đề nghị muốn chữa bệnh kịp thời cần phải có xe riêng đưa ra bênh viện. Một tài xế và một chiếc xe được phái đến. Bấy giờ, người ta không biết gọi tổ bảo vệ hay cơ quan hoặc ủy ban gì nhưng với số lượng nhân viên như thế này, cần phải có một nhân viên tổ chức để nắm lý lịch và điều phối công việc. Càng đông người, tư tưởng càng sinh ra lộn xộn bất an, dao động nên trên đã cử xuống một đảng viên phụ trách chi bộ, một đồng chí thanh niên chuyên trách công tác đoàn thể, một thư ký công đoàn để chuẩn bị cho đại hội sắp tới. Do trong tổ có một chị phụ nữ mà lại đông đàn ông nên bắt đầu trò chim chuột, tán tỉnh, ghen tuông... vì vậy một cán bộ phụ nữ được phái xuống để ổn định tình hình, tiện thể điều phối lại tình hình cân bằng nam nữ... Chưa hết, lâu lâu một vài phần tử bất mãn hay thành phần trốn nghĩa vụ quân sự thuộc loại con nhà giàu cũng được đưa xuống "cơ quan" bảo vệ này, khiến đôi lúc ta dễ nghĩ rằng người lại đông hơn cá.

Tổ bảo vệ xung quanh hồ cá ngày càng đông vui. Nhưng đời sống ngày càng khó khăn mà các nhà lãnh đạo sở tại lại không biết cách tháo gỡ, nên một nhân viên đời sống được điều đến tăng cường cho tổ bảo vệ này. Nhiều phiên họp riêng của tổ bảo vệ được tổ chức và nhân viên đời sống đầy thực tế thương trường này, để cải thiện đời sống cho tổ bảo vệ và bộ sậu, đã hiến một kế rất hay. Mưu kế đó như thế này...

Đêm đêm, đèn sáng, các nhân viên trong tổ bảo vệ lại thay phiên nhau vác cần câu đi câu cá trộm!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để có được một đàn bò sữa

    17/06/2016Phong DoanhMấy năm trước, nhờ có sức ép của tập san Toán - Cơ mà phong trào làm thơ trở nên rầm rộ, với quy mô hầu như không bỏ sót một ai, dù người đó trước đây còn chưa đọc một bài thơ nào bao giờ. Sự cần mẫn sáng tác của một số đông, trong một tâm trạng nhìn chung là dồn nén, cùng với sự chập chững ban đầu trên diễn đàn thi ca vốn lạ hoắc, đã tạo ra nhiều sắc thái...
  • Xót tiền dân

    09/04/2015Cái lão Azit Nêxin thật đáng ghét. Câu chuyện của lão sinh ra cả mấy chục năm trời, mà ở tít tận nước Thổ Nhĩ Kỳ chứ gần gũi gì đâu. Thế mà vẫn khiến khối người Việt Nam ta giật mình thon thót. Đã thế, lần này người Việt mình đọc lại sản phẩm của lão một lần nữa để thấy rằng, lão còn lâu mới đúng tâm can của các nhà thầu Việt. Họ cao tay hơn rất nhiều, lão nhá!
  • Trò chuyện với đồng tiền

    12/09/2013Xuân Sách“Tiền tài như phấn thổ. Đạo nghĩ trọng thiên kim”. Hãy coi đồng tiền như bụi như đất. Còn đạo nghĩa đáng trọng như ngàn vàng. Chị thấy không để đánh giá sức nặng của đạo nghĩa vẫn phải đem so sánh với nghìn vàng, với đồng tiền...
  • Phỏng vấn một bác nông dân

    29/05/2007Lê Thị Liên HoanPV: Kìa bác ơi, bác đi đâu đấy?
    Nông dân: Tôi dắt bò đi bán.
    PV: Giời ơi, nông dân bán bò, chả khác nào nhạc sĩ bán đàn hay nhà văn bán bút.
    Bác sẽ sống bằng gì?
    Nông dân: Bằng chứng khoán!
  • Tiền

    26/11/2005Bội Bội“Tiền bạc không mua được hạnh phúc”. Nhưng nó được dùng để trả lương cho một lượng nhân viên khổng lồ đang làm công việc nghiên cứu này.
  • Đổi tên, đánh số kích cầu!

    10/10/2005Doctor chichNgày 24/9, nhân một cuộc tọa đàm giữa các nhà khoa học, Giáo sư Hoàng Tụy phê phán hiện tượng “người người làm đề tài, nhà nhà làm đề tài” nực cười nhất là chuyện đánh số nhà cũng thành đề tài nghiên cứu khoa học ở một địa phương nọ! Thật ra người dân ở địa phương này coi đây là đề tài kích cầu kinh tế, bởi đề tài đánh số nhà đem lại dịch vụ cho hàng triệu nhà và doanh nghiệp...
  • Chế Tạo Đàn Bà

    19/09/2005Trong sáng chế của Đàn bà của Thượng Đế có quá nhiều sơ sót. Phía trước bị phồng lên, phía sau bị nhô ra. Máy kêu lớn khi chạy nhanh. Tiền bảo trì và nuôi dưỡng quá cao. Thường xuyên đòi hỏi nước sơn mới...
  • Dân biết, dân bàn...

    26/08/2005Lã VọngMột số vị quan liêu thi hành dân chủ với dân theo kiểu:
    Dân biết những điều "quan" hé cho
    "Quan" rằng "Bí mật này rất to"
    Những điều "bí mật"... dân thừa biết!
    Điều dân cần biết, "quan" chẳng thò!
  • Trích dẫn loạn xạ

    17/11/2003"Chính các trường sư phạm cũng dạy vẹt, học sinh sư phạm học vẹt, khi ra trường thì bê nguyên xi cái mà mình đã học vẹt đó để dạy học sinh phổ thông. Hậu quả là học sinh cũng học vẹt".
    (GS-TS Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng Đại học An Giang)
  • xem toàn bộ