Trò chuyện với đồng tiền
Phóng viên (PV): Lúc nào cũng thấy anh tất bật…
Đồng tiền (ĐT): Quay như chong chóng, ở thị trường đồng tiền lưu thông càng nhanh chứng tỏ nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên cũn có một số đồng loại của tôi ngủ yên trong mấy con heo đất của các cậu bé và trong những két bí mật của mấy bà muốn ghim tiền của chồng.
PV: Anh đánh giá thế nào về vai trò của mình?
ĐT: Tự đánh giá là lố bịch. Xưa nay đã có vô số lời đánh giá về chúng tôi; tôi xin trích một ít: “Đồng tiền liền khúc ruột. Nén bạc đâm toạc tờ giấy. Có tiền đổi trắng thay đen khó gì. Ngậm miệng ăn tiền…” Nhưng tôi thú vị nhất câu nói của một bậc thánh nho: “Tiền tài như phấn thổ. Đạo nghĩ trọng thiên kim”. Hãy coi đồng tiền như bụi như đất. Còn đạo nghĩa đáng trọng như ngàn vàng. Chị thấy không để đánh giá sức nặng của đạo nghĩa vẫn phải đem so sánh với nghìn vàng, với đồng tiền. Vai trò của chúng tôi như vậy đấy.
PV: Anh quá tự đề cao. Thuở ban sơ loài người dùng hàng đổi hàng. Đến khi phát minh ra tiền mới có công thức hàng – tiền – hàng. Đấy là một bước tiến dài của xã hội phát triển. Sao bây giờ người ta lên án đồng tiền nhiều như vậy?
ĐT: Vì khi đúc, in ra đồng tiền đã có hai mặt: sấp, ngửa; trước, sau… cảnh báo một mặt tốt đẹp, một mặt xấu xa. Loài người của chị đã nghĩ ra như thế. Lúc đầu có thể là vô thức, cũng có thể đã thấy đồng hành với mình có Thần, Phật và có cả Ma quỷ, có khi cả hai đều ở chung một con người.
PV: Quá trình từ thần thánh đến ma quỷ diễn ra như thế nào?
ĐT: Xuất phát từ những nhu cầu chính đáng, ai cũng muốn nâng cao phẩm giá cuộc sống của mình về tinh thần và vật chất; nhưng rắc rối từ chỗ này, sức lực và khả năng con người có hạn và khác nhau, nhưng dục vọng thường vô hạn. Thần thánh răn dạy bằng đạo lý khô khanm đặt điểm dừng; còn ma quỷ thì mê hoặc và kích thích con người bằng những khoái lạc vô độ.
PV: Hóa ra anh rất hiểu loài người?
ĐT: Đồng tiền liền khúc ruột mà chị. Đồng tiền nào cũng thấm đẫm nước bọt, mồ hôi và có khi cả máu nữa, cùng sướng cùng vui và đau khổ với người. Ở trong tay người này là đồng tiền sạch, chuyển sang tay kẻ khác thành tiền bẩn thỉu… Xin lỗi tôi muốn hỏi chị, một câu hỏi không được tế nhị nhưng cần thiết, chị có cho rằng đồng tiền chúng tôi tác động vào việc một ông lớn trong ngành của chị chạy tội cho một tên cầm đầu xã hội đen gây nên nhiều tội ác không?
PV: Những người có trách nhiệm còn điều tra; nhưng trước mắt đã kịp thời ngăn chặn ông ta dấn sâu vào tội lỗi. Anh nên biết một cây dù xanh tốt cũng có thể có sâu.
ĐT: Lại chuyện “con sâu làm rầu nồi canh”, con sâu cỡ bự như thế nồi canh nào chứa nổi!
PV: Anh quá quắt rồi đấy. Anh tưởng các anh có thể mua chuộc, tác động được vào mọi nơi, mọi người hay sao?
ĐT: Xin chị bớt giận, nhà báo có trái tim nóng nhưng cần cái đầu lạnh. Hơn ai hết chúng tôi muốn được ở trong những bàn tay sạch. Đồng tiền sạch giúp người nông dân no ấm hơn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo; đem lại nụ cười cho những tài năng về khoa học, nghệ thuật làm nên những công trình, những tác phẩm tầm cỡ; đem lại lợi ích cho xã hội, làm vẻ vang cho đất nước. Nhưng những bàn tay bẩn lật sấp chúng tôi lại thì có thể gây nên những tội ác tầy trời. Xưa nàng Kiều bán mình lấy ba trăm lượng để làm của hối lộ chuộc cha và em. Bây giờ ba trăm lượng chưa là gì. Người ta dùng hàng ngàn lượng để đổi trắng thay đen, biến những tội lỗi to như quả núi thành con chuột nhắt. Cần cảnh giác.
PV: Thôi đi, anh khiến tôi thấy ớn lạnh rồi đấy.
ĐT: Lạnh như tiền mà chị!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý