Trả lại chân giá trị cho Ngô Thì Nhậm

10:18 SA @ Thứ Ba - 03 Tháng Hai, 2015

Ngày nay, từ những tài liệu chính xác của lịch sử, các nhà khoa học Việt Nam dần dần có đầy đủ cơ sở để nhìn lại cuộc đời Ngô Thì Nhậm...

Tuy tên Ngô Thì Nhậm trên bia Văn Miếu đã bị đục bỏ, nhưng ngày nay, từ những tài liệu chính xác của lịch sử, các nhà khoa học Việt Nam dần dần có đầy đủ cơ sở để nhìn lại cuộc đời ông và trả lại cho ông chân giá trị của một người trí thức lỗi lạc, đã có những cống hiến lớn cho dân tộc trên mọi lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, triết học và văn học.

Được các tướng tài kính trọng

Bia đá Văn Miếu là di vật mà lịch sử để lại và chúng ta cần tôn trọng. Dù triều Lê hay triều Nguyễn, việc đục tên như vậy, đúng sai thế nào hậu thế đã có câu trả lời rõ ràng rồi, GS Lê Văn Lan cho biết: "Câu chuyện ấy càng khiến chúng ta nhớ tới Ngô Thì Nhậm nhiều hơn khi so sánh sự nghiệp của ông với toàn bộ các tiến sĩ được vinh danh cùng thời".

Ngày nay, từ những tài liệu chính xác của lịch sử, các nhà khoa học Việt Nam dần dần có đầy đủ cơ sở để nhìn lại cuộc đời ông và trả lại cho ông chân giá trị của một người trí thức lỗi lạc, đã có những cống hiến lớn cho dân tộc trên mọi lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, triết học và văn học. Tuy không phải là tướng cầm quân, nhưng là người am tường binh pháp, một nhà chiến lược tài ba, từng viết: Phàm quân đội cốt ở chỗ đoàn kết một lòng, không cốt ở chỗ đông. Binh quý ở chỗ tinh nhuệ, không quý ở chỗ nhiều. Kẻ khéo thắng là thắng ở chỗ mềm dẻo, chứ không ở chỗ ỷ mạnh lấn yếu, lấy đông hiếp ít, đây chính là tư tưởng quân sự quan trọng và đặc sắc của nghệ thuật chỉ đạo quân sự Việt Nam.

Từng giữ chức thượng thư Bộ binh, được các tướng tài Ngô Văn Sở, Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng kính trọng, càng chứng tỏ tài năng, binh pháp, thao lược của Ngô Thì Nhậm. Đặc biệt, trong cuộc đại phá quân Thanh, Ngô Thì Nhậm có nhiều ý kiến quan trọng, phân tích sâu sắc thế giặc, lòng dân, đưa ra chủ trương lui quân về phòng tuyến Tam Điệp, chuẩn bị chiến trường để Quang Trung từ Phú Xuân tiến quân ra tiêu diệt giặc.

Chủ trương lui quân, phải là người thông thạo phép dùng binh, có tầm nhìn của một vị tướng thao lược mới có thể làm được. Kế hoạch lui quân chiến lược tài tình đã được Nguyễn Huệ đánh giá cao: "Các ngươi đem toàn quân tránh mũi nhọn của địch để khích lệ lòng căm tức của quân sĩ, ngoài thì tăng thêm lòng kiêu căng của giặc. Đó cũng là kế nhử giặc. Mới nghe ta đã đoán là kế của Ngô Thì Nhậm".


Sử dụng ngòi bút như vũ khí lợi hại

Ngô Thì Nhậm mang hết tài năng tận tâm giúp dân, cứu nước. Sau khi chiến thắng quân Thanh, nhà Tây Sơn phải giải quyết hàng loạt những công việc, Ngô Thì Nhậm có những đóng góp to lớn về nội chính, thông qua những chủ trương, những hoạt động, bằng nhãn quan chính trị sáng suốt, sâu sắc, một tư tưởng tiến bộ, đã được thể hiện trong các chiếu dụ (chiếu lên ngôi, chiếu khuyến nông, chiếu hiểu du, chiếu cầu hiền) mà Ngô Thì Nhậm thay vua thảo ra để công bố.

Ngoại giao là nhiệm vụ trọng yếu, khó khăn, Vua Quang Trung đã nhìn xa, trông rộng: Mười ngày đuổi được giặc Thanh, nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm hổ thẹn mà báo thù. Đến lúc ấy chỉ người khéo lời lẽ mới dẹp nổi binh đao. Không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Trọng trách này Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm. Bằng tài năng và trí tuệ uyên bác của mình, Ngô Thì Nhậm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên mặt trận ngoại giao, giúp triều Tây Sơn một trang sử ngoại giao vẻ vang, ngang với chiến thắng bằng quân sự.

Ngô Thì Nhậm viết nhiều sách khảo cứu, làm nhiều thơ văn, sử dụng ngòi bút như một vũ khí lợi hại, phục vụ cho sự nghiệp nội trị, ngoại giao với quan điểm ngọn bút phải thay giáo mác, làm thơ phải lui được giặc. ông là một trong các tác giả bộ tiểu thuyết lịch sử Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Ngoài ra, ông còn để lại những sách giá trị trong kho tàng văn học cổ của Việt Nam.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nếu lãng quên lịch sử

    13/02/2014Nguyên CẩnNếu không học lịch sử, người ta sẽ lặp lại sai lầm. Các nhà lãnh đạo, nước lớn cũng như nước nhỏ, phải nhớ rằng, kẻ dấy lên can qua bao giờ cũng thất bại dù lúc khởi đầu cuộc chiến và mạnh đến đâu đi nữa. Hãy đọc lại lịch sử những cuộc chiến của Thành Cát Tư Hãn đến Napoléon, hay gần đây là Thế chiến thứ I và II...
  • Suy nghĩ đôi điều về văn hóa Việt Nam

    23/06/2016Trần Quốc VượngVăn hóa Việt Nam khác văn hóa Trung Quốc, từ trong cội nguồn của nó, tuy cả hai nền văn hóa cổ truyền này đều thuộc phạm trù văn minh nông nghiệp.
  • Suy nghĩ từ “Chiếu Lập học” của Hoàng đế Quang Trung

    14/04/2016Nhà văn Hoàng Lại GiangSau khi lên ngôi Hoàng đế, đánh tan quân Mãn Thanh, Quang Trung liền nghĩ ngay đến việc nhờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp cùng các sĩ phu Bắc Hà như Ngô Thì Nhậm, Trần Văn Kỷ... thảo ngay “Chiếu Lập nhà học...” còn gọi là “Chiếu Lập học”.
  • Nhân tài chính trị - Lời giải cho bài toán phát triển

    08/07/2014Nguyễn Trần BạtNhững bài toán chính trị truyền thống bao giờ cũng chứa đựng trong nó những yếu tố riêng biệt của từng thời đại và do đó, nhà chính trị buộc phải giải các bài toán chính trị truyền thống bằng những lực lượng trong thời đại của mình trên cơ sở tính đến những nhân tố riêng biệt đó. Trong trường hợp của Việt Nam, một nhân tài chính trị cần phải giải quyết sáu vấn đề căn bản nhất - đó là định vị Việt Nam trong tiến trình phát triển của thế giới, xây dựng hệ tư tưởng kinh tế Việt Nam, xây dựng hệ tư tưởng quân sự Việt Nam, xây dựng chương trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa bên cạnh Trung Quốc, xây dựng tầng lớp thượng lưu và đội ngũ trí thức trong xã hội Việt Nam và thừa nhận các giá trị phương Tây...
  • Kẻ sĩ xưa và nay: nỗi cô đơn triền miên

    23/05/2014Nguyễn Quang ThânVăn hóa bao giờ cũng chuyển mình rất chậm, qua chọn lọc lâu dài của thời gian, không như giá trị vật chất hay kỹ thuật. Văn hóa là những gì còn được ghi nhớ sau bao thứ bị con người quên đi, nó giống như hạt ngọc còn lại trong con lòng con trai ngọc sau khi cái xác trai thối rữa tan biến thành cát bụi trooi theo dòng nước...
  • Trần Nhân Tông và bài học tư tưởng giải phóng nội lực

    07/05/2014Văn QuânTìm hiểu toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp Trần Nhân Tông, trong số những bài học lớn về tư tưởng của Người, cũng là của thời nhà Trần vinh quang - nổi bật và sâu xa nhất chính là bài học về khai phóng nội lực, mà vì nó - Người đã đánh đổi tất cả để dấn thân tìm phương giáo hóa và vượt thoát cộng đồng...
  • Viết nhân 1.300 năm một sự kiện

    19/05/2013Xuân BaĐêm 23-2, tỉnh Nghệ An tổ chức trọng thể kỷ niệm 1.300 năm cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Sự kiện được truyền hình trực tiếp.
  • Tùy bút về giới trí thức và trí thức đích thực

    01/02/2012Nguyễn Tất Thịnh...tôi không bắt đầu bài viết bằng đặt vấn đề: xã hội và trí thức
    gì có trước, mà tạo ra nhau trong mọi thời điểm và bối cảnh. Tri thức
    luôn tiềm ẩn vô vàn trong cuộc sống và Thế giới, còn giới trí thức tiếp
    cận tìm ra nó như thế nào, kiến giải được điều gì, và ứng dụng cho sự
    cai trị hay bài toán phát triển ra sao. Trong đó người Trí thức đích
    thực là ( Cách vật + Chí tri + Sự thật + Tâm thành + Hữu ích ) với động
    lực duy nhất là tính Chân Thiện Mỹ của khoa học, hay lĩnh vực mà họ tham
    gia nghiên cứu, thấu đạt được…
  • xem toàn bộ