Thuyết âm mưu và Facebook

04:16 CH @ Thứ Năm - 03 Tháng Ba, 2011

Thuyết âm mưu (conspiracy theories) là cách lý giải những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội theo hướng gán cho chúng những âm mưu bí mật của các thế lực ngầm đứng đằng sau. Ví dụ, giới theo thuyết âm mưu cho rằng Tổng thống Kennedy bị ám sát là do có bàn tay của CIA hay Mafia Mỹ đứng đằng sau. Danh sách những thuyết âm mưu hấp dẫn rất dài, như phi thuyền Apollo không hề đáp cánh trên Mặt trăng, căn bệnh AIDS là do con người chế tạo ra, người ngoài hành tinh từng đến thăm Trái đất nhưng Chính phủ Mỹ giấu biệt…

Thuyết âm mưu nghe qua rất hấp dẫn, ly kỳ nên được nhiều người tin theo, bàn tán, thêm mắm thêm muối. Đáp ứng nhu cầu tò mò, phức tạp hóa vấn đề của người dân, báo chí lá cải thường xuyên đăng các câu chuyện do giới theo thuyết âm mưu kể hay phân tích. Còn giới nghiên cứu học thuật nghiêm túc thì tránh xa, ít ai muốn dây vào vì rất khó cãi lý lẽ với những người theo thuyết âm mưu.

Riêng về chuyện Facebook được cho là công cụ của CIA thì đầy ở trên mạng từ nhiều năm nay. Đây là loại chuyện theo thuyết âm mưu nên nó chỉ lưu truyền trong giới thích các âm mưu ly kỳ, ít khi xuất hiện trên báo chí chính thống. Thỉnh thoảng nó lại được báo chí nghiêm túc đề cập, theo kiểu tường thuật những dư luận âm ỉ trên mạng, chứ không phải họ cổ súy cho lối biện giải này.

Bài “Facebook – the CIA Conspiracy” trên tờ New Zealand Herald là thuộc loại đó, viết từ năm 2007. Đây là thời điểm thiên hạ đang quan tâm đến chuyện hai anh em Winklevoss kiện Mark Zuckerberg vì cho rằng anh chàng sinh viên Harvard này ăn cắp ý tưởng Facebook của họ. (Xem thêm bài “Kiện tụng quanh việc ra đời Facebook” tôi viết vào năm ngoái). Khai thác quanh chuyện kiện thì hết chi tiết mới rồi nên New Zealand Herald mới quay qua khai thác thuyết âm mưu về Facebook và CIA, viết theo kiểu nửa đùa nửa thật, cho ly kỳ, theo đúng phong cách thuyết âm mưu.

Vậy mà Tạp chí Cộng sản lại trích dịch bài này như một chuyện sự thật hiển nhiên với cái tít “Facebook-Công cụ bí mật của Cục tình báo trung ương Mỹ1). Chỉ mấy ngày sau, bài báo này đã bị gỡ xuống, chắc Tạp chí Cộng sản đã thấy sự vội vàng (dân gian gọi là nhanh nhẩu đoản) trong xử lý thông tin rồi.


1)Facebook – Công cụ bí mật của Cục tình báo Trung ương Mỹ
(Sao Mai, Tạp chí Cộng sản)

Trong tổ chức chống đối Tổng thống Hô-xni Mu-ba-rắc mang tên “Phong trào ngày 6 tháng Tư” – một tổ chức đóng vai trò chủ yếu trong các cuộc bạo động chính trị ở Ai Cập, có tới 70.000 người đăng ký sử dụng mạng Facebook, trong đó đa số là thanh niên có học...

Mạng thông tin xã hội Facebook hiện có khoảng 20 triệu người sử dụng trên toàn thế giới với doanh thu lên tới hàng tỉ USD. Nhưng theo các nguồn tin trên mạng Internet, thì Facebook là công cụ của Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) để thực hiện các cuộc “cách mạng nhung” nhằm lật đổ chính phủ cầm quyền ở những quốc gia nào không đáp ứng lợi ích của Mỹ, thay cho các biện pháp đảo chính bằng quân sự hoặc thủ tiêu và ám sát cá nhân các nhà lãnh đạo mà tổ chức này đã từng làm trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”.

Xuất xứ ban đầu, mạng xã hội Facebook là một phương thức để duy trì mối liên hệ giữa sinh viên ở các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ. Tuy nhiên, ngay lập tức mạng xã hội này đã bị CIA và Bộ Quốc phòng Mỹ lợi dụng để phục vụ các mục đích chính trị và quân sự của họ (1,2).

Trước hết, CIA sử dụng Facebook để tuyển mộ nhân viên phục vụ cho một cơ quan có chức năng rất đặc biệt, có tên là “Cục mật vụ quốc gia”. Để xem thông tin quảng cáo tuyển người vào “làm việc” cho cơ quan này, những người quan tâm cần khai báo một số thông tin về cá nhân và đăng ký mật khẩu vào mạng Facebook. Còn nếu ai không đăng ký hồ sơ cá nhân trên Facebook, hoặc sợ bị các điệp viên của CIA theo dõi, thì có thể xem thông tin quảng cáo về công việc trên trang Web của tổ chức này trên mạng Internet.

Để Facebook có thể hoạt động được thì cần có đầu tư. Giai đoạn đầu, Chủ tịch Hãng Paypal, ông Pi-tơ Thêu (Peter Thiel), đầu tư cho Facebook khoảng 500.000 USD. Pi-tơ Thêu là tác giả của một cuốn sách chống lại chủ nghĩa đa văn hóa mang tựa đề “Huyền thoại về sự đa dạng văn hóa” và là thành viên của cơ quan điều hành một nhóm bảo thủ cực đoan mang tên “VanguardPAC”.

Giai đoạn tiếp theo, Facebook được hãng đầu tư mạo hiểm “Accel Partners” cấp vốn khoảng 12,7 triệu USD. Quản lý Facebook là Giêm Brây-ơ (James Breyer), Chủ tịch Hiệp hội quốc gia đầu tư mạo hiểm và là Chủ tịch hãng “In-Q-Tel”, một hãng đầu tư mạo hiểm do CIA thành lập vào năm 1999. Một trong những lĩnh vực quan trọng của “In-Q-Tel” là công nghệ thu thập thông tin. Giêm Brây-ơ còn tham gia ban điều hành một hãng chuyên về nghiên cứu khoa học có tên là “BBN Technologies”- một trong những tổ chức chịu trách nhiệm về việc xây dựng mạng thông tin toàn cầu Internet trong những bước sơ khai đầu tiên.

Tiến sĩ A-ni-ta Giôn (Anita Jones), một trong những thành viên điều hành “In-Q-Tel” và là Giám đốc phụ trách các công trình nghiên cứu khoa học quân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ. A-ni-ta Giôn còn là cố vấn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ và chỉ đạo một tổ chức mang tên “Cục quản lý các công trình nghiên cứu khoa học quốc phòng có triển vọng”, viết tắt là DARPA (Defense Advanced Research Projects Agency), chuyên chịu trách nhiệm về các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ cao phục vụ các mục đích quân sự có ý nghĩa chiến lược quốc gia. Trong DARPA có một cơ quan đặc biệt, mang tên “Ban sở hữu thông tin”, liên quan mật thiết với Facebook.

Sau khi một nhà báo tiết lộ về hoạt động mờ ám của Ban sở hữu thông tin của DARPA, dư luận xã hội bắt đầu tỏ ra lo ngại về các hoạt động thu thập thông tin của Ban này. Mục đích của Ban sở hữu thông tin là thu thập càng nhiều thông tin càng tốt về từng con người vào một đầu mối để Chính phủ Mỹ nghiên cứu. Dữ liệu mà Ban sở hữu thông tin thu thập rất đa dạng, từ hoạt động trên mạng Internet, công việc mua sắm hàng ngày thông qua các thẻ tín dụng, các lần mua vé máy bay, thuê xe ô tô, hồ sơ về sức khỏe, kết quả học tập trong các trường đại học, bằng lái xe, các dịch vụ công cộng, mức thuế thu nhập v.v., nghĩa là bất kỳ thông tin nào liên quan đến từng con người.

Chính vì việc thu thập thông tin mờ ám này của Ban sở hữu thông tin mà các thành viên thuộc tổ chức đấu tranh vì quyền dân sự ở Mỹ đã yêu cầu Quốc hội Mỹ điều tra về hoạt động của DARPA. Từ đó, Ban sở hữu thông tin đã không được Quốc hội Mỹ cấp kinh phí. Vì thế, CIA quay sang sử dụng Facebook như một chiếc mặt lạ mới nhằm che đậy mục đích và hoạt động của Ban sở hữu thông tin.

Trong số các công nghệ mà Ban sở hữu thông tin sử dụng là phân tích thông tin từ các mạng xã hội và các cơ chế hình thành mô hình ứng xử. Để làm được việc đó cần phải thu thập một khối lượng thông tin khổng lồ và được xử lý có mục đích. Với mục đích đó, Facebook là mạng xã hội có thể đáp ứng mọi yêu cầu để thực hiện đề án này. Trong hợp đồng sử dụng Facebook có ghi rõ: “Một khi đưa thông tin cá nhân của bất kỳ thành viên nào vào một bộ phận nào của trang web, thành viên đó có quyền sử dụng, sao chép, phổ biến thông tin do Facebook trả phí. Facebook có thể thu thập thông tin về các thành viên tham gia từ các nguồn khác, như các báo, blog, dịch vụ truyền thông tức thời, cũng như từ những thành viên khác sử dụng dịch vụ Facebook, để cung cấp cho các thành viên tham gia những thông tin bổ ích và có thể sử dụng vào mục đích cá nhân. Chấp nhận tham gia Facebook, cũng có nghĩa là các thành viên đã đống ý để các dữ liệu về họ được truyền đi và được xử lý ở Mỹ”.

Về vai trò của mạng xã hội Facebook trong cuộc “cách mạng nhung” vừa qua ở một số nước châu Phi và Trung Đông đã được các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ngoài đưa tin khá đậm nét, đặc biệt là trong các cuộc bạo động chính trị lật đổ Tổng thống Hô-xni Mu-ba-rắc. Vai trò của Facebook trong các sự kiện chính trị ở Ai Cập đã phát huy tác dụng to lớn bởi động lực “cách mạng” tại đây là tầng lớp có trình độ văn hoá nhất định trong xã hội, am hiểu công nghệ và biết rất rõ tác dụng của mạng Internet. Theo báo cáo của Ma-ga-rét Xcô-bây (Margaret Scobey) đại sứ Mỹ tại Ai Cập, gửi Bộ Ngoại giao Mỹ, một số thành viên tích cực trong các lực lượng chống đối Tổng thống Hô-xni Mu-ba-rắc đã được cơ quan tình báo Mỹ lựa chọn và mời sang tham dự các cuộc họp kín do Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức. Phía Mỹ đã làm tất cả những gì cần thiết để không để lộ tung tích của các thành viên đó. Về sau, những người này đã bị nhà chức trách Ai Cập bắt giữ trong các vụ bạo động chính trị vừa qua (4).

Trong tổ chức chống đối Tổng thống Hô-xni Mu-ba-rắc mang tên “Phong trào ngày 6 tháng Tư” – một tổ chức đóng vai trò chủ yếu trong các cuộc bạo động chính trị ở Ai Cập, có tới 70.000 người đăng ký sử dụng mạng Facebook, trong đó đa số là thanh niên có học. Tính đến ngày 25-1-2011, đã có tới 90.000 cư dân mạng Facebook xuống đường tham gia các cuộc biểu tình với tên gọi “Ngày cách mạng”. Sau khi chính phủ Ai Cập ngăn cấm mạng Facebook, họ chuyển sang sử dụng máy điện thoại di động và các mạng thông tin khác (2,3).

———————————————————-

Tài liệu tham khảo

1. Facebook – công cụ bí mật của Cục tính báo trung ương Mỹ
http://www.nzherald.co.nz/technology/news/article.cfm?c_id=5&objectid=10456534&

2. “Cuộc cách mạng mang tên mạng xã hội Twitter” ở Ai Cập
http://lenta.ru/articles/2011/01/27/twrewolt/

3. Mạng xã hội “Twitter” bị cấm hoạt động ở Ai Cập
http://lenta.ru/news/2011/01/26/twi/

4. Mỹ ủng hộ những người đòi lật đổ Tổng thống Hô-xni Mu-ba-rắc
http://www.warandpeace.ru/ru/news/view/54973/

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chủ nghĩa Hiện sinh ở Miền Nam Việt Nam 1954-1975 (trên bình diện lý thuyết)

    02/10/2019PGS.TS. Huỳnh Như PhươngĐể chọn một lý thuyết triết học và mỹ học được du nhập và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong lý luận và sáng tác văn học ở miền Nam Việt Nam những năm 1954-1975, có lẽ nhiều người sẽ không ngần ngại chọn chủ nghĩa hiện sinh. Ảnh hưởng đó thể hiện ở chỗ đây là trào lưu, tuy lúc đậm lúc nhạt, nhưng đã hiện diện gần như trọn cả một giai đoạn lịch sử đen tối và phức tạp.
  • Cơ trưởng MH370 cướp chuyến bay để phản đối phạt tù lãnh đạo đảng đối lập?

    16/03/2014Vũ Kiều (theo Mirror)Đang dấy lên giả thuyết là chính cơ trưởng đã không tặc chuyến bay MH370 thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines để phản đối chính phủ bỏ tù lãnh đạo đảng đối lập vì đồng tính, một hành vi bị coi là bất hợp pháp ở quốc gia Hồi giáo này...
  • Lý thuyết trò chơi – áp dụng vào cách của Bạn trong không gian kinh tế

    28/12/2009Nguyễn Tất ThịnhCuộc chơi cổ điển là dẫn đến Thắng – Thua. Cuộc chơi như trong tinh thần Olimpic là kỉ lục về đích trước – sau. Nhưng còn một cách chơi nữa là Thắng nhiều – Thắng ít, đó là Cuộc chơi Kinh doanh trong Không gian Kinh tế…Nơi đó đủ chỗ để dung chứa mọi niềm lạc quan từ bé nhỏ đến lớn lao, trừ khi bạn muốn khóc hoặc nuôi ý nghĩ phải vơ vét tất cả và làm mọi người trắng tay…
  • Tại sao Facebook và MySpace lại thất bại ở Nhật Bản?

    07/09/2008Facebook và MySpace đều đã đạt được những bước tiến khổng lồ trong công cuộc chinh phục thế giới. Nhưng tại sao cả 2 ông lớn này đều thất bại trên thị trường đầy tiềm năng Nhật Bản?
  • Luận thêm về thuyết Ngũ hành

    19/06/2008PhD. Nguyễn Thế HùngMột cách tự nhiên nhất và khoa học nhất chúng ta có thể hỏi: Tại sao cổ nhân cứ qui các vật, các khái niệm trên đời này về Ngũ hành? Tại sao phép gán đó lại có thể là chỗ dựa cho các tư duy? Tại sao thầy thuốc dùng Ngũ hành lại có thể chẩn bệnh chính xác, chữa bệnh hiệu quả?
  • Quan niệm của Gi.P.Xáctơrơ về con người trong “Hiện sinh một nhân bản thuyết”

    01/01/1900Hoàng Văn ThắngTheo Gi.P.Xáctơrơ (Jean - Paul Sartre - 1905 - 1980), chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân đạo. Trong quan niệm của ông, chủ nghĩa nhân đạo này không phải là lý thuyết đề cao "lòng thương người, mà là một học thuyết về con người- một triết học về sự tồn tại của thực thể người trong thế giới. Mục tiêu của nó là mang lại tự do cho con người và vì thế, ông đã dồn công sức để nghiên cứu về con người.
  • Tổng - tích hợp lý thuyết - một đóng góp quan trọng cho tiến trình phát triển tư duy lý luận

    16/09/2006TS. Tô Duy HợpGần đây, trong giới nghiên cứu triết học, ngày càng có nhiều tác giả quan tâm tớitrào lưu tổng - tích hợp lý thuyết. Chẳng hạn, trong bài viết Triết học phương Tây hiện đại:một cái nhìn kháiquát, Đỗ Minh Hợp đã ghi nhận các song đề lý thuyết trong triết học hiện đại:Triết học chống tôn giáo - triết học tôn giáo, Triết học thực chứng - triết học hiệnsinh, Triết học duy lý - triết học phi duy lý…
  • Sự hình thành và phát triển học thuyết âm dương ngũ hành trong tư tưởng cổ đại Trung Quốc

    26/06/2006Trần Thị HuyềnHọc thuyết âm dương ngũ hành không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác quan tầm vận dụng. Có thể nói, ít có học thuyết triết học nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của tri thức và được vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhiên, xã hội như học thuyết này...
  • Tư duy phương Đông nhìn dưới ánh sáng học thuyết Einstein

    07/11/2005Nguyễn Huệ ChiĐột phá khoa học của thế kỷ XX được đánh dấu bằng việc khám phá ra thuyết tương đối của nhà vật lý học Albert Einstein ngay vào những năm đầu thế kỷ đã làm chấn động dư luận thế giới, nhưng ý nghĩa lớn lao của nó, theo tôi nghĩ, lại chính là sự tác động dây chuyền và có tính chất lâu dài trong suốt cả một thế kỷ, làm lung lay một phương pháp tư tưởng đã hằn sâu thành nếp, chiếm địa vị độc tôn trong nghiên cứu, có lúc gây bế tắc trì trệ cho nhiều ngành khoa học, không chỉ khoa học tự nhiên mà cả khoa học xã hội và nhân văn - phương pháp duy lý cổ điển [1] của phương Tây...
  • xem toàn bộ