Thiên kiến xác nhận là kẻ thù của tiếp nhận tri thức đúng đắn

04:49 CH @ Thứ Ba - 20 Tháng Bảy, 2021

Theo Wikipedia thì thiên kiến (bias)là xu hướng giữ hoặc nói một quan điểm không đầy đủ, thường đi kèm với sự từ chối xem xét các góc nhìn khác hoặc là không sẵn lòng tiếp nhận những thông tin mới, đặc biệt khi thông tin mới không thuận theo quan điểm cũ. Người ta có thể thiên kiến hướng về hay chống lại một quan điểm, một người, chủng tộc, tôn giáo, giai cấp hay đảng phái v.v... Thiên kiến cũng có nghĩa là cách nhìn phiến diện, không trung lập, không mở, đôi khi là duy ý chí. Thiên kiến có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức và đôi khi được coi là đồng nghĩa với định kiến hay là cố chấp.

Có nhiều kiểu thiên kiến:

- Thiên kiến văn hoá, diễn giải và đánh giá từ một góc nhìn văn hoá của bản thân
- Thiên kiến nhận thức, một trong rất nhiều các hiệu ứng trên người quan sát được xác định bởi khoa học nhận thức
- Thiên kiến tài trợ, thiên kiến tuỳ thuộc vào lợi ích thương mại của nhà tài trợ đối với một nghiên cứu khoa học
- Thiên kiến hạ tầng, ảnh hưởng của hạ tầng xã hội và khoa học lên quan sát khoa học
- Thiên kiến truyền thông, ảnh hưởng đến việc chọn lựa và trình bày bài báo của các phóng viên và cơ quan thông tấn
- Thiên kiến xuất bản, thiên kiến hướng tới việc xuất bản một loại kết quả thực nghiệm nhất định.
(Wikipedia)

Thiên kiến xác nhận là kẻ thù của tiếp nhận tri thức đúng đắn

Vụ về đề văn thì TNPT vừa rồi, điểm lại, mới thấy mình có một thiên kiến khá nặng nềvề pseudo-science (giả-khoa học). *)
Những môn như huyền học Phương đông từ Kinh dịch, Tử vi, bói toán đến các món phương Tây như Chiêm Tinh, trường nhân điện, ...đều được xếp vào dạng pseudo-science vì thiếu tính khoa học nghiêm ngặt của nó. Với những người hay nói về môn này, đa số là mình ít nghe và chú ý, vì nghĩ rằng họ không hiểu sự khác biệt giữa pseudo-science và science. Như thế cũng xem là khó thông cảm với người đối diện.

Thiên kiến có làm sao không? Theo mình thì có và không.

- Không. Vì thiên kiến thuộc về bản chất người. Chúng ta không thể loại bỏ nó mà chỉ có thể ý thức. Điều cần làm là phát hiện mình có thiên kiến (bias) về vấn đề này và ý thức được để thông cảm và tôn trọng ý tưởng khác.

- Có. Rõ ràng là ảnh hưởng nghiêm trọng đến phán đoán sự vật, hiện tượng trong thế giới, để từ đó chỉ đạo hành xử của bản thân trong xã hội.

Chép lại phần sau đây mình viết cách đây 3 năm để nhắc nhở bản thân:

Một trong những kẻ thù của tư duy đúng đắn đó là "confirmation bias" (thiên kiến xác nhận). Thiên kiến này sẽ dẫn đến các hành vi như chỉ chăm chăm tìm kiếm những dữ liệu, quan điểm, ý kiến xác nhận (confirm) quan điểm, lập trường của mình. Bạn đã từng găp nhiều người cứ khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình khi có những bằng chứng (evidence) rành rành.

Hầu như ai cũng đều có thiên kiến xác nhận và rất khó thoát. 

Vấn đề cần phải ý thức nó tồn tại. It’s easier said than done (nói dễ hơn làm). Thật không đơn giản khi chúng ta cứ khăng khăng nói "tôi tôn trọng sự thật khách quan". Chính vì sự tự tin này vẫn thường giết chết tư duy lành mạnh của chúng ta. Thật khó mà chấp nhận mình sai.

Một nghiên cứu hấp dẫn tại Đại học Nam California cho thấy sự bất an, lo ngại của con người khi các sự kiện, quan điểm đi ngược lại thành kiến xác nhận của mình. Trong nghiên cứu, những người tham gia đã được quét (scan) não của họ trong khi họ đã được đọc, xem, trình bày những luận điểm trái với chính kiến của họ như:

  • "Luật hạn chế quyền sở hữu súng nên được hạn chế hơn."
  • "Hôn nhân đồng tính không nên hợp pháp hóa."

Thật ngạc nhiên, những gì nghiên cứu tìm thấy là các phần của não liên hệ đến phản ứng sinh tồn hạnh hạch nhân (amygdala) phản ứng với các mối đe dọa vật lý (physical threat) giống như phản ứng với các mối đe dọa về phần trí tuệ (intellectual threat). Nói cách khác, xem về những sự kiện mà chúng ta không đồng ý, trái với quan điểm của mình có thể gây ra cùng một phản ứng giống như tổ tiên chúng ta cảm thấy khi bị sư tử truy đuổi. Nói cách khác quan  điểm trái chiều sẽ gây tổn thương cho não bộ. Và phản ứng với các quan điểm trái chiều, không tiếp nhận nó thật ra là do cơ chế phòng vệ trong quá trình tiến hóa của nhân loại.

Giống như việc tập thể dục, tập chạy, các tổn thương nho nhỏ sẽ làm cho cơ thể chúng ta thích nghi với hoàn cảnh và chế độ tập luyện cường độ cao trong tương lai, khi thi đấu; việc tiếp nhận các quan điểm trái chiều sẽ làm tinh thần chúng ta lành mạnh.

- Bạn đừng nghĩ các trí thức, các nhà tư tưởng lớn không bị các thành kiến xác nhận chi phối. Họ, những người đã xây dựng toà lâu đài tri thức đẹp đẽ, đã lập thuyết lại càng bảo thủ, càng cảm thấy bất an với những điều trái với những ý kiến, quan điểm đã mang lại cho họ vinh quang và danh vọng.

- Ý thức về xác nhận thiên kiến (confirmation bias) là điều kiện tối cần của một tri thức lành mạnh. Tự dặn mình thế.

Thái độ thế nào với thiên kiến của người khác.

- Rất khó tranh luận với người có thiên kiến. Con người được thiết kế không phải để tìm hiểu sự thật mà để sống còn với các cơ chế phòng vệ. Bạn nên hiểu điều đó để không gây vết thương tâm lý cho người khác. Tốt nhất là ngừng tranh luận khi vấn đề đã được đẩy đi quá xa.

- Có thể bạn không lấy làm thỏa mãn. Vì ý kiến khác biệt ấy cũng là mối đe dọa với bạn, gây nên "bất tương hợp nhận thức" (Cognitive Dissonance) trong bản thân mình, hãy nhớ một câu của F. Scott Fitzgerald cho nhân vật  Gasby tự thú thế này:
"Bất cứ khi nào bạn cảm thấy muốn chỉ trích bất kỳ ai, chỉ cần nhớ rằng tất cả mọi người trên thế giới này không có những lợi thế mà bạn đã có."  (Whenever you feel like criticizing any one, just remember that all the people in this world haven’t had the advantages that you’ve had.)

Hãy cứ xem mình đã có lợi thế, bạn nhé.

Ghi chú:
*) Đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2021 có câu 1 Đọc hiểu một đoạn trích cuốn sách "Bí mật của nước", của Masaru Emoto. Tác giả bài viết Đào Trung Thành có một thiên kiến là hơi khó chịu (mà từ đó không còn thấy đoạn trích là hay) khi cuốn sách được trích là một cuốn pseudo-scientist và tác giả có bằng tiến sĩ từ một Diploma Mill (lò cấp bằng giả).

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Tội ác” lớn nhất của chúng ta chính là dùng ĐỊNH KIẾN để chỉ trích người khác

    21/05/2019Dương MộcKhi nhìn thấy một cô gái xăm mình, phản ứng đầu tiên của chúng ta, của những người xung quanh và của cả xã hội là gì? Bình thường hay coi thường? Thông cảm hay đầy định kiến?
  • Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định về xét xử

    27/08/2019Th.s Đinh Thế HưngNgay từ thời La mã cổ đại người ta đã khẳng định trách nhiệm chứng minh thuộc về bên tố cáo, thuộc bên khẳng định chứ không phải bên phủ định, những tư tưởng này chỉ được các quan toà áp dụng trong tố tụng dân sự. Đây được coi là cội nguồn của nguyên tắc suy đoán vô tội...
  • Giá trị châu Âu và những gợi ý cho sự phát triển

    10/07/2019Hồ Sĩ QuýVài năm gần đây, hình ảnh về một Châu Âu già nua (Old Europe, Secular Europe) thường ám ảnh các nhà chính trị và các nhà hoạt động xã hội xã hội Châu Âu. Thật ra đây là một định kiến thiếu công bằng và không mấy sáng suốt, nhất là đối với những người ở ngoài khu vực Tây Âu tin vào định kiến này. So với Phương Tây ngoài Châu Âu và so với các khu vực khác mới nổi thì đúng là Châu Âu đã già nua. Nhưng già nua đâu có phải là các giá trị Châu Âu đã lỗi thời. Bài viết này cố gắng đưa ra một cái nhìn như vậy.
  • Tại sao phương Đông đi trước về sau?

    05/05/2017Đỗ Kiên CườngTrong Sự thức tỉnh vĩ đại, Ngô Tự Lập cho rằng văn minh xuất hiện là do sự thức tỉnh của con người về quyền tư hữu. Ngô Tự Lập cũng mở rộng vấn đề, khi xem phương Đông tuy thức tỉnh trước, nhưng không triệt để vì vẫn duy trì chế độ công hữu về ruộng đất đến tận thế kỷ XIX. Và đó là lý do văn minh phương Đông đi trước về sau. Còn phương Tây, tuy thức tỉnh muộn nhưng tư hữu triệt để hơn, nên đã vượt xa phương Đông.
  • Ngày nay, không đổi mới nhận thức cũng coi như mù chữ

    11/12/2015Trường GiangTrình độ nhận thức thực tế khách quan của con người cũng bị giới hạn bởi điều kiện lịch sử. Có những điều mà ngày hôm nay cho là chân lý nhưng ngày mai lại bị nghi ngờ, thậm chí bị phủ định do có những phát minh, phát kiến mới, làm thay đổi hiểu biết của con người. Do đó nhận thức của con người phải luôn luôn đổi mới...
  • Một số nguyên tắc đọc sách căn bản

    16/08/2014Thu Giang Nguyễn Duy CầnĐọc sách là phương tiện cần thiết nhất, hiệu quả nhất để đào tạo cho mình một cơ sở học vấn vững vàng. Thật vậy, dầu là bực thông minh đến đâu cũng nhờ đọc sách mà kiến văn ngày một thêm rộng...
  • Các tiêu chuẩn xác định chân lý

    04/08/2009William S. Sahakan& Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchMột trong những lãnh vực quan trọng mà luận lý học quan tâm đến là xác định các khả năng kiểm chứng chân lý, các tiêu chuẩn phân biệt lẽ đúng sai. Tiêu chuẩn xác định chân lý là thước đo chuẩn mực được dùng để đánh giá sự chân xác của các ý tưởng và nhận định...
  • Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học

    30/03/2009Chu Lan ĐìnhCho đến cuối thế kỷ XX, cuốn Cấu trúc các cuộc Cách mạng Khoa học có lẽ là cuốn sách triết học bán chạy nhất ở châu Âu và Mỹ, được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và số lượng phát hành bằng tiếng Anh lên đến hàng triệu bản. Cho đến nay, theo thống kê của một số tạp chí, đây là một trong những cuốn sách được các tác phẩm triết học trích dẫn nhiều nhất. Sự ra đời của nó vào năm l962 đã đánh dấu sự cáo chung của những tư tưởng triết học khoa học thịnh hành từ những năm l930 cho tới thời điểm ấy. Nó đồng thời đánh dấu sự mở màn của một tư tưởng triết học mới, ít thiên về phân tích logic và phân tích khái niệm mà chú trọng thích đáng hơn đến lịch sử và xã hội học khoa học.
  • Trí tưởng tượng mang đôi cánh ướt

    11/10/2008Đỗ Minh TuấnVăn hóa Việt Nam không khuyến khích thái độ cực đoan, mà luôn hướng đến sự dung hòa, giao thoa và cộng sinh giữa các chiều kích, các thế lực và các giá trị. Vì thế, nhà văn Việt Nam ít có những cảm xúc và suy nghĩ cực đoan làm động lực cho một trí tưởng tượng sáng tạo mãnh liệt, đi đến tận cùng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cá tính sáng tạo của nhà văn thường mờ nhạt.
  • Cần một cái nhìn khoa học tỉnh táo và khách quan

    12/07/2008Đỗ Kiên CườngĐại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên Cường tại Trung tâm Khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự - Bộ Quốc phòng, vừa qua trên tờ Thể thao & Văn hóa đã có một loạt bài viết bổ ích, trình bày về các hiện tượng dị thường khác nhau dưới một cách nhìn khoa học...
  • Những trở ngại về tâm thức trong tư duy sáng tạo & giải quyết vấn đề

    17/01/2006Nguyễn Thúy HằngĐịnh kiến. Khi càng lớn tuổi thì càng có nhiều định kiến về mọi thứ. Những định kiến này thường làm cho chúng ta không nhìn nhận được thấu đáo những gì mà chúng ta đã biết hay tin tưởng là có thể xảy ra. Chúng ngăn cản sự thay đổi và tiến bộ. ...
  • xem toàn bộ