Thân và Tâm

08:38 CH @ Thứ Sáu - 14 Tháng Tám, 2015

Từ xưa tôi hay nghe một số Cao Nhân nói : Thân và Tâm nên hòa hợp…Có hỏi lại nhưng chưa hiểu được. Dần sau này tôi tự ‘ngộ ra’ vài lẽ….thấy tốt cho sự điều chỉnh của mình trong cuộc sống hàng ngày : không cực đoan, không u mị, không viển vông… biết điều chỉnh bản thân, thuận cuộc sống với muôn điều bình thường giản dị nhưng thật hay ho…

. Mỗi Con người chúng ta gồm ‘nhị nguyên’ có : ThânTâm
- Thânlà hình thức của Thể trạng, vật chất hữu hạn, có đặc điểm kích cỡ, phản ứng / tương tác cụ thể với hoàn cảnh, thương là thực với từng khoảnh khắc trong hiện tại!
- Tâm là nội dung của Thần thái, tinh thần vô hạn, không hình hài khuôn khổ, siêu nhiên / biến điệu thường là với ‘ảo hơn thực’ : hay lụy quá khứ, lo quá tương lai

. Thânthiếu Tâmlà hoang dã! Tâm thiếu Thân là tha ma. Tâm thua Thân giống như muông thú! Thân thua Tâm thì dễ thành hoang hóa cực đoan
. Thân thoả mãn xác dục, tim cách đòi hỏi ‘bản năng’, khuynh hướng theo quán tính, thói quen sinh học, nhưng vốn cốt vừa đủ, bảo toàn
. Tâmdành chứa trí dục, tìm cách thể hiện ‘nhân bản’ , thường theo mắc định kiến tư tưởng xã hội, khuynh hướng ‘ tham sân si’

. Với muôn người thường thì: Tâmnghĩ một đằng Thân hành một nẻo! Thân khi thiếu khuôn phép, chả coi Tâm ra gì mà bất chấp ẩu loạn. Tâm khi chưa ( đủ trưởng thành, khống chế được, thiếu thiện năng ) thì hay thỏa hiệp, hoặc bỏ mặc Thân đi trái ý, hoặc xui khiến Thân thêm lầm lạc ! Dẫn đến va vấp, thất bại trên đường đời, nên : Tâmthoát khỏi Thânrồi đội lốt giả dạng chiếm dụng Thế thái! Thân thoát khỏi Tâm hung hãn đi lạm dụng Nhân Sinh ! Tiếp nữa : bị hao Tâm như hồ dần cạn vì cô lập / khép kín, lại tự ô nhiễm / tha hoá. Tổn Thânvì tiêu hao, tích độc, vượt giới hạn…Cả Thân Tâm dần bất mãn về nhau, về cuộc sống, về con người… Tâm phục vụ Thân tồi thành u nặng! Thân phục vụ Tâm tối thành khổ hành!

Thânnói: ta mệt muốn ngủ, đừng mà này mà nọ…
Tâm bảo: không được ngủ! Phải thế này thế nọ…
Thân: chị ác lắm !
Tâm: anh nhược lắm !
Giấc ngủ thắng : nhưng trằn trọc. Thức dậy được: nhưng mệt oải…cãi nhau :
Thân: chị khiến ta không ngủ ngon
Tâm: anh giam hãm tôi bí bách

. Tâmmình mang hộ Tâm người thì lụy tình, Thânmình mang hộ Thân người thì nặng gánh! Vì thế chỉ nên sinh ra công quả tặng người mà ko nên làm hộ / nghĩ hộ ai…Tâmbị chiếm dụng bởi kẻ khác sẽ làm nô dịch cho kẻ đó! Thânbị chiếm dụng bởi kẻ khác sẽ bị làm tôi đòi của kẻ đó! Nếu Tâm bị dụ bởi Ma thì Thân sẽ bị dẫn bởi Quỷ! Cần là của chính mình chứ ko của người khác ! TâmThế, ThânNăng kết tụ vào nhau ‘Nguyên Khối’ : Tâmthái an thì Thân lạc thú ! Thânnên luyện Công : khoẻ mạnh, tối ưu, Tâmnên luyện Khí: điều hoà, thăng hoa…

. Tâmvượt lẽ Trời, sinh ra Chí và Trí, nguy cơ đi ngược quy luật của Thiên! Thân quá sức Đất, sinh ra Phàm và Phạm, nguy cơ huỷ hoại sản vật của Địa. ThânTâm ly lòng Người, sinh ra Chiến và Triệt, nguy cơ nô dịch Nhân. Nên Thân Tâmphải trong Đạo : Chân Thiên, Mỹ Địa, Thiện Nhân !

. Thântích nạp / chuyển hóa vật chất và năng lượng ‘tối’ – có được bao nhiêu trong ‘đời thường’ ?! Tâm tích nạp / chuyển hoá năng lượng và vật chất ‘sáng’ – đi đến được đâu hướng ‘vị lai’ ?! Nên Tâm cần sáng lên trong lành, lan tỏa, thanh thoát. Thâncần hành động thuận hợp tối giản, không nên dư thừa tích trữ ! Tâm Thânchuyển hóa cho nhau khi đồng điệu, và hàng ngày ( thực + thuận + thấu + thành + thiện ) sẽ hợp làm ‘Một’ trong chính mình ! Khi đó hiểu được Thánh, gặp được Thần – hanh thông mọi bề trong cuộc sống ‘an nhiên, tự tại, huệ tuệ’. Thânmang ‘Xác’ chứng nghiệm được ‘Vong’ mà biết điều chỉnh nên cần lao hữu ích, Tâm mang ‘Hồn’ chiêm nghiệm được ‘Linh’ mà nên hay để sẽ thiêng liêng nhân tình …

Tâm: tôi thương quý anh, hãy ngủ đi trong vỗ về của tôi
Thân: tôi yêu dấu chị, hãy an lành trong hơi ấm của tôi
Thân Tâmcùng ngủ trong nhau, thức dậy cùng nhau an hoà, sảng khoái….

. Thân : sinh bệnh lão tử : hãy như bông hoa thật thắm tươi rồi rơi xuống gốc…

. Tâm : từ bi hỉ xả : hãy tỏa ngát hương quyết rũ, rồi toát bay đi vào thiên nhiên…

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chữ Tâm của nhà báo trong bối cảnh lịch sử hôm nay

    20/06/2018Trần Văn ChánhNhững ai muốn bước vào nghề báo, có lẽ từ lúc vỡ lòng cho tới khi buông bút, không nên nghĩ đây là một cái nghề để cầu danh, cầu lợi, mà là phương tiện để ‘hành đạo’...
  • Người Việt có quan tâm đến 'giáo dục thật'?

    14/12/2016Lương Hoài NamDo sự rắc rối, đa nghĩa của tiếng Việt, tôi đành phải viết như thế - "giáo dục thật" - để nói về một nền, kiểu, cách, loại giáo dục có chất lượng, phù hợp với xu thế, tiến bộ giáo dục của nhân loại...
  • Tâm linh trong khoa học: Các nhà khoa học nổi tiếng nói gì?

    27/07/2015TS. Đỗ Kiên CườngTrong một bài viết trên Epoch Times, tác giả Tara MacIsaac (được Quý Khải biên dịch trên Đại kỷ nguyên Việt Nam) cho rằng: “Một số người có thể coi khoa học và tâm linh là hai phạm trù không thể đồng thời tồn tại, nhưng một số nhà khoa học vĩ đại nhất thời hiện đại đã nhìn nhận chúng là hai thứ không thể tách rời...”. ..
  • La bàn nội tâm: sự khác biệt giữa những điều không thể và những điều có thể

    27/05/2015Đặng Việt HưngNhững gì tôi muốn chia sẻ với bạn là thông điệp của ba chữ: Mục đích. Đam mê. Nguyên tắc. Cả 3 đều bắt đầu với mẫu tự P! (Tiếng Anh: Purpose – Passion – Principle)...
  • Tâm linh: Nguồn sống và nguồn sáng của mùa xuân

    27/05/2015An Vi LêSuy đến cùng Tâm Linh chính là nền tảng của Văn Hóa Việt Nam từ cội nguồn. Tâm Linh vừa là nền móng vững bền, vừa là cái cột trụ trời, là cõi siêu linh của Văn Hóa Việt. Hội tụ đầy đủ các yếu tố đặc trưng siêu việt về cả Văn lẫn Vật, cả Văn lẫn Hiến, tự hào là: "Đất Nước Ngàn Năm Văn Vật và Văn Hiến Chi Bang."...
  • Tâm linh hay duy lợi?

    15/04/2015Đoàn Khắc Xuyên“Tâm linh”, “nhu cầu tâm linh”, “truyền thống tâm linh”… chưa bao giờ người ta nghe nhắc đến hai từ “tâm linh” nhiều như bây giờ, giữa lúc mà đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng hơn bao giờ hết...
  • Những lầm lẫn tai hại về thuật ngữ Tâm linh

    01/12/2014Đỗ Kiên CườngTrên ChungTa.com ngày 17/09/2014 có đăng lại bài viết của Hà Yên “Tâm linh: Sự lẫn lộn và thảm họa”, với rất nhiều lời lẽ đao to búa lớn. Tuy nhiên, thầy Trần Quang Đại, Trường THPT Trần Phú, Đức Thọ, Hà Tĩnh, đã viết một bài bình luận và phản biện rất thuyết phục. Xin được trân trọng cảm ơn thầy! Và tôi xin tiếp lời thầy Trần Quang Đại, nói rõ nguyên nhân của những lầm lẫn tai hại về thuật ngữ tâm linh...
  • Mười điều tâm niệm của Phật

    29/11/2014Thiện Minh1. Nghĩ đến thân thể đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì dục vọng dễ sinh.
    2. Ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
    3. Cứu xét tâm tính thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sự học không thấu đáo...
  • Nhẹ Tâm mà sống

    28/10/2014Nguyễn Tất ThịnhMỗi ngày chúng ta có bao nhiêu nguồn cơn, lý do, nỗi niềm, nguyên cớ, kết sự... Kéo theo là từng đợt sóng trào cảm xúc trong Tâm... Ý thức sáng rửa cái 'Cốc Tâm' của mình trong sạch...cuối ngày nó đầy lên muôn điều...
  • Nhận thức lại bản chất của ý thức và tâm linh

    30/07/2014Hồ Bá ThâmTrước sự tác động của khoa học hiện đại cũng như các hiện tượng tâm linh đang tạo ra những nhận thức về ý thức, về bản chất của ý thức và tâm linh, thậm chí có thể dẫn tới thay đổi nhận thức khá quan trọng, có tính cơ bản về vấn đề này...
  • Nhân Tâm , Nhân Trí , Nhân Cảm… và Nhân Quả

    20/07/2014Nguyễn Tất ThịnhỞ những loạt bài trước tôi đã viết : Nhân Quả trong thế giới tự nhiên rất dễ nhận ra bởi SVHT chịu sự chi phối của các Quy luật Vật lý. Cũng thế với thế giới Sinh vật, chúng sống thuận đúng theo quy luật sinh tồn ( sinh sản, kiếm ăn, di cư…) tạo nên chu kỳ sinh tôn và tiến hóa của Loài. Trong bài này tôi viết tiếp Nhân Quả đời người...
  • xem toàn bộ