Tâm sự của Hạng Vũ

04:18 CH @ Thứ Sáu - 19 Tháng Giêng, 2018
Lịch sử Trung Quốc quá nhiều trang ghi chép về Hạng Vũ với những sự kiện, điển tích. Tôi tìm đọc nhiều để thêm hiểu rằng khi ta có thể sáng tỏ một điều gì trong một thời quá khứ phi thường của Thiên hạ thì mới ngộ ra được các triết lý, như các Hiền Kiệt nói: sẽ giá trị cho con đường Tương lai…Hoặc hiểu cách nghĩ của những người có tầm vóc (tư tưởng đến đâu hành xử đến vậy / hoặc là có tư tưởng nhưng chưa thông suốt, bị mâu thuẫn). Hàng ngày chúng ta vẫn gặp nhiều người mang chức vụ cao mà cách nghĩ thấp, hay tầm không xứng danh (dù chỉ là y phục đã phải xứng với kỳ đức rồi)


Hạng Vũ là một người giàu kinh nghiệm chiến đấu trên trận mạc. Ông từng một mình đánh bại hơn 20 vạn quân Tần.

Trên đường chinh chiến của Hạng Vũ (sau là Tây Sở Bá Vương), ông ấy không ít lần lạm sát, giết quá nhiều hàng binh, vì coi đó chỉ là ‘thảo dân’ lại không phải là người nước Sở. Thêm nữa sự tồn tại của họ dẫn đến những phần quân lương của quân Sở bị hao hụt hàng ngày, khiến những chiến dịch của Hạng Vũ bị khó khăn. Phạm Tăng ( quân sư của Hạng Vũ ) có nhiều lần khuyên can, nhắc nhở ông ấy rằng: Mục đích trận chiến không chỉ là chiến thắng mà qua mỗi trận đánh cần phải được lòng bách tính trong Thiên hạ, để sau này nếu giành được Thiên hạ sẽ được khắp nơi ủng hộ mà thay thế nhà Tần bạo ngược cai trị Thiên hạ.
.
Hạng Vũ thường đáp rằng: Ta đánh trận chỉ tuân theo quy tắc của chiến tranh, nhằm chiến thắng. Binh lính chỉ đi theo những Tương quân tài giỏi, thắng trận, dân hay lính chỉ thuần phục những người thắng trận, nên không cần phải đa nghĩ như quân sư . Những đám hàng binh đó thân khi sống đã không thể góp vào chiến thắng , dù chiến tranh đã luôn cho họ một cơ hội lớn để thể hiện, nếu Ta cho trở về thì họ cũng chẳng thể hơn được phận thảo dân bình thường khác nữa rồi. Chi bằng nên giết hết đi ! Thế nào là ‘thảo dân’ ? Nghĩa là bọn họ chỉ như cây cỏ: nhiều lắm, dễ tìm dễ thay: khi là bùi nhùi, lúc là tấm khiên, dễ tồn dễ tạo : khi chỉ là thức ăn cho ngựa, lúc bị đốt bỏ thành tro bụi thì đất cũng được hoàn trả lại chút màu mỡ… Hiểu thế, dụng thế đã là hữu ích. Hà tất phải gán cho họ những điều to tát? Những ai mà không phải là cây cỏ, thì hãy là thứ gì khác đi, đắc dụng trong việc lớn hơn thế đi, ắt sẽ có chỗ trọng dụng tốt hơn đấy. Còn những người gọi là ‘cao sĩ’ hay ‘hiền kiệt’ thì hãy để cho Thiên hạ thừa nhận rằng ở họ có một chút tri thức ‘thông Thiên, đắc Địa, dụng Nhân’, hơn là biết tìm đến những bậc Đế Vương mang ‘ý Trời được dung muôn điều ’ trọng thị, muốn cầu kiến, thì phúc phận của họ là gì cũng là do họ tự định đoạt mà thôi. Hà cớ gì cứ đòi Ta phải nghĩ cao hơn cái khả năng vốn có của ai ?! Chính Người khi mưu sự đánh trận cùng Ta cũng đâu phải ngần ngại có bao nhiêu lính của mình sẽ chết. Thân phận của kẻ sống sót mà thua trận là gì thì bề trên phải biết rất rõ!

Phạm Tăngthan: - Nhưng khi thời bình thì ‘thảo dân’ như Tương quân nghĩ chính là bách tính, lại là Xã tắc đấy. Chính họ làm cho đồng ruộng tốt tươi, những vụ mùa bội thu, là sinh thái của những cánh rừng bạt ngàn rồi mới sinh ra được đến mãnh thú hay cổ thụ. Tướng quân gian khổ, đẫm máu đánh thắng hơn trăm trận chẳng nhẽ không muốn có Thiên hạ và Xã tắc thái bình thịnh vượng?

Hạng Vũ: Mục đích ban đầu của Ta là ‘đánh Tần phục Sở’ , lấy lại quê hương và danh dự cho người Sở ! Chỉ thế thôi ! Ta đâu có mưu cầu Thiên hạ như Người khuyên. Nay đã đánh tan nhà Tần, Ta quay về xứ Sở. Trước và sau khi có Ta luôn có Thiên hạ, không mất đi. Vậy chỗ của ai, xứ người nào nên tự biết khu liệu, an định trong Thiên hạ theo luật Trời. Nếu ta nghe lời Người khuyên, lại tiếp chiến tranh giành Thiên hạ, triệu dân vạn lính lại phải chết tiếp trong binh đao thì cái ‘đạo lý thái bình sau này’ của Người là đến bao giờ, có cao cả hơn cái cách nghĩ về ‘thân phận của thảo dân’ của Ta không ? Tuy mồm Người nói hay ho về dân chúng mà thực ra Người cũng muốn lạm dùng họ mãi đấy thôi ! Nhưng Ta đây không đến nỗi thế , chỉ đơn giản :nước Sở của người Sở . Nước ai của ai hãy để họ quan tâm. Ta không muốn thành Đế để làm chỗ dựa cho bọn khác, để phải bòn mót, lạm dụng ‘thảo dân’ là ‘bách tính’ như Người ca, mà cố nuôi bọn quý tộc, lại phải cố kiềm kháng chúng.

Phạm Tăng à, ta không tiếc tính mạng, thời gian, tâm sức chỉ để mưu cầu ‘nước Sở được tự chủ và được tôn trọng’ . Ta tôn Người làm quân sư,với lẽ giúp đánh trận chiến thắng. Người có hiểu là sứ mệnh Ta chỉ là thế, bổn mệnh của Người chỉ là thế ? Nên trước đây Ta khổ công tìm dòng dõi Vua Sở về kế ngôi vì không muốn tiếm vị, nay ta cũng đã chia phần thưởng công cho các chư hầu, quân sĩ đi theo. Ai là ai hãy trở về quê mình với thái bình đã chung có. Thiên hạ là của chung, ta không giành lấy cho riêng mình làm gì, để rồi lại phải dấy lên binh đao là hại ‘thảo dân’ như cách nói của Ta, là bách tính’ như cách nói của Người!

Có thấy không: cách Người hay Ta nghĩ về loại thấp cổ bé họng cũng như nhau thôi , ta gọi họ là ‘thảo dân’ ông gọi họ là ‘bách tính’ . Hôm nay Ta hành xử với họ theo quy tắc đang trong chiến tranh, còn Người muốn cư xử với họ theo quy tắc như đã có thời bình. Sau này khi thời bình đã xác lập được , thì Ta để họ là gì như họ có thể, còn Người vẫn nuôi cái tâm coi họ là ‘bách tính’ thực ra luôn là kiếp ‘thảo dân’ để tiếp lạm dụng vào mục đích không dứt . Người đúng hay Ta sai đây? Hơn cả ‘đạo lý’, là không bị cái đúng sai tầm thường phân rã. Nhưng Ta phải biết việc đang làm, và nên là gì!

Phạm Tăng: - Vũ nhi ơi, Vũ nhi à… Đúng là Tướng quân chỉ mang cách suy nghĩ của một vị cầm chục vạn binh mã đánh trận mà không hề sở hữu tầm vóc tư duy của Quân Vương. Hãy ghi nhớ rằng tư duy của Quân vương chính luôn ứng biến nhuần nhuyễn hai mặt tất yếu trong Xã tắc là : thái bình và chiến tranh, việc chiến tranh cũng để có Thái bình, tuy Thái bình phải chuẩn bj tốt cho chiến tranh ! Như Tướng quân đây, đã thắng trận lừng lẫy đến thế, đã được chư hầu tuân phục và ủy nhiệm rộng khắp thì dù Người muốn cũng không thể chỉ nghĩ đến một mặt được nữa ! Cho nên ta mới khổ tâm nhiều lần khuyên nhủ.

Hạng Vũ: Thưa quân sư, xin Người nói cho biết, đấng Quân Vương và kẻ hạ dân, lẽ thường luôn yêu ghét những điều gì ở người khác?

Phạm Tăng: Quân Vương , lẽ thường đại ghét 5 điều : gian trá, phản trắc, bất dụng, loạn phép, ẩu đàm . Cực yêu 3 điều : quyền lực, lạc thú, vui vẻ. Kẻ hạ dân đại ghét ai phanh phui chính họ về 1 trong 5 điều mà Quân Vương ghét , còn điều họ yêu cũng là 3 điều Quân Vương yêu mà lại ban cho họ.

Hạng Vũcười lớn: Vậy quân sư à, xin nói lại cho nghe : Ta là đấng Quân Vương chứ ? Hẳn nhiên đang là thế rồi ! nếu Người nhận thấy kĩ thì những hàng binh đều thuộc loại Ta ghét. Chúng gọi là ‘hạ dân’ đấy : vốn đã chả có giá trị gì thuộc vào loại hơn ‘thảo dân’ để ta ban cho chút điều chúng yêu, lại tỏ ra mưu cầu hơn ‘thảo dân’ ở chỗ yêu quyền lực theo cách của ‘hạ dân’ . Vậy có cần giữ mạng sống của chúng không?

Ta đây hành xử bởi tình cảm yêu ghét của đấng Quân Vương, thì có thấp hơn ‘tầm vóc tư duy’ của đấng Quân Vương như quân sư nói không ? Ta cho rằng tình cảm yêu ghét của ‘thảo dân’ gần với ‘hạ dân’ , còn ở tầm cỡ Quân Vương thì ‘tình cảm yêu ghét’ với ‘tầm vóc tư duy’ hợp nhất là một đấy ! Còn quân sư thì sao? Người tuy cao hơn hẳn đám ‘thảo dân’ phân biệt giỏi đâu là ‘hạ dân’ để hiểu mong muốn của họ. Nhưng Người lại không thực thấu cách hành xử bởi yêu ghét của Quân Vương! Điều quân sư khuyên Ta thực ra mới chỉ là tư duy vu vơ ‘chân không còn chạm đất, đầu vẫn không thể đến Trời’ theo cách nghĩ của quân sư, chứ không phải là của Ta !

Phạm Tăng: Vũ nhi à… thôi thì giữa chúng ta đã xa cách về quan điểm đến thế thì chi bằng cho ta chi tay Tướng quân tại đây thôi để khỏi sinh xung đột thày trò!

Hạng Vũ: Thưa quân sư, có công bằng không khi Ta thân là Quân Vương còn dốc tâm sự với Người , không mảy may nghĩ là ‘xung đột’ , từ đó là trong ý nghĩ bất mãn của Người thôi đấy, thật ghê gớm khi đang là bề tôi. Nói thẳng : như thế có vẻ hơi giống kiểu ứng xử ‘hạ dân’ . Vâng, chỉ là khác nhau, ở tầng ‘thảo dân’ thì điều đó chỉ tựa như nhánh cao cọng thấp, không phải là vấn đề . Với tầng chúng ta cũng có thể dẫn đến ‘xung đột’ thật ! Thôi, Ta không nhận mình là ‘cây cao bóng cả’ trong Thiên hạ như ý niệm Người cưỡng gán cho, để phải chiều ý ‘thảo dân’ hay để vì ‘sinh thái’ gì đó như Người nói. Chiến tranh can qua như là một cuộc làm lại trật tự ‘sinh thái’ Thiên hạ, muôn vàn ‘thảo dân’ bị cày xới, có những anh hùng xuất hiện. Cả vạn hàng binh, cả triệu ‘thảo dân’ ắt có quan điểm của họ, cho tồn tại của chính họ. Trong cuộc sinh tồn khốc liệt đó Ta có cần quan điểm của mình không? Có! Đó là chiến thắng!

Nay đã thái bình, ta xóa bỏ quan điểm xưa cũ, và không gánh thêm, không chịu trách nhiệm về những quan điểm, mưu cầu của kẻ khác. Thái bình rồi, Thiên hạ thuộc về mọi chúng sinh, ai là ai hãy gánh phận, rồi an định cho mình là gì đi.

Ta là Hạng Vũ, lịch sử ghi danh là chiến tướng anh hùng, nhưng có thể cả nghìn năm sau hậu thế vẫn có thể cho rằng hành xử của Ta là tàn nhẫn. Ta mong được hiểu và xóa danh anh hùng đi cũng tốt!

Còn quân sư, Người hãy vui vẻ và bình an lên đường theo ý mình. Ta cũng về quê hương, chỉ bảo gia nhân lật xới cày cấy trên đám cỏ hoang rất rộng , rồi thỏa mình thư thái hạ mình xuống đám cây cỏ nhỏ nhẹ mát lành khác, mà không ưu phiền phải liên tưởng đó là ‘thảo dân’ hay không , như hôm nay chúng ta phải tâm nặng ưu đàm.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Đường Cách Mệnh" của các nhà lãnh đạo

    10/04/2016Khánh DuyCuốn sách "Dẫn dắt sự thay đổi" của GS quản trị Đại học Harvard John Kotter vừa được xuất bản ở Việt Nam. Đây là cuốn sách đã tạo ra tên tuổi cho Kotter như một nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực thay đổi chiến lược doanh nghiệp.
  • Đi tìm bí ẩn của “Nhà lãnh đạo”

    03/11/2015Trang Nhung FTU dịchBạn mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi? Ngoài việc được đào tạo một cách chính quy, điều quan trọng là trong mỗi con người phải tiềm ẩn tố chất lãnh đạo, niềm đam mê công việc và giám chấp nhận phiêu lưu mạo hiểm. Theo thuyết lãnh đạo hiện đại, để góp phần cấu thành nên sự lãnh đạo còn có sự góp phần của 2 yếu tố đó là người lãnh đạo (the person) và công việc lãnh đạo (the job of leadership)...
  • ‘Tiểu xảo’ phổ dụng của một số nhà lãnh đạo

    16/03/2015Nguyễn Tất ThịnhNgoài những bài viết khác nhau của nhiều tác giả ( trong đó cũng có một số bài tôi viết theo hướng thiết định và đề cao ‘lãnh đạo chính trực’ ) thì ở bài này qua khảo sát nhiều tổ chức khác ( từ quy mô nhỏ đến lớn, kinh qua hoạt động nghiên cứu và tư vấn ) tôi liệt kê 10 ‘tiểu xảo’ lãnh đạo như từng có. ..
  • Giao lưu giữa ông Nguyễn Trần Bạt với các nhà lãnh đạo và doanh nhân Nghệ An (phần 1)

    18/08/2010Có lẽ cái anh Bạt muốn truyền đạt lại với chúng ta không chỉ cho các doanh nhân, không phải chỉ các cán bộ mà tôi nghĩ rằng cho cả chúng tôi và các nhà lãnh đạo cao hơn chúng tôi . Các nhà lãnh đạo cần lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, đặc biệt có những ý tưởng, có những suy nghĩ mà tôi nghĩ rằng nó vượt lên trước chúng tôi, vượt lên trước những người bình thường. Có những suy nghĩ mà chúng tôi không nghĩ tới, kể cả những người có nhiều kinh nghiệm, nhiều kiến thức, nhiều học vị nhưng có những cái không nghĩ tới được. Qua những bài viết qua nhiều năm của anh Bạt và những hoạt động của công ty thì chúng tôi hiểu ra điều đó...
  • Nhà lãnh đạo 360 độ

    27/06/2008Trang LâmMột nhà lãnh đạo 360o là người có thể lãnh đạo dù ở bất kỳ đâu, bất kỳ vị trí nào trong công ty. Và chỉ có nhà lãnh đạo 360o mới có thể ảnh hưởng, chi phối được những người ở cấp dưới, đồng cấp và cả cấp trên của mình. Với cuốn sách Nhà lãnh đạo 360o, John C. Maxwell đã dẹp tan những ngộ nhận về tầm ảnh hưởng, về tiềm năng...và giúp chúng ta khám phá những thách thức để vượt qua những trở ngại trên con đường trở thành một nhà lãnh đạo...
  • Các nhà lãnh đạo thành công suy nghĩ như thế nào?

    05/10/2007Thu Phươngtác giả đã tiến hành phỏng vấn hơn 50 nhà lãnh đạo được coi là thành công (nhiều người được phỏng vấn tới 8 giờ đồng hồ) và phát hiện ra rằng, hầu hết trong số họ có chung một đặc điểm bất thường: họ có khả năng giữ trong đầu hai quan điểm trái ngược cùng một !úc và sau đó, họ có khả năng giải quyết một cách sáng tạo sự căng thẳng giữa hai ý tưởng...
  • Đi tìm chân dung nhà lãnh đạo hiện đại

    01/01/1900Phạm NguyễnNhững ngày này, các thuật ngữ "thế giới phẳng", "toàn cầu hóa", "hội nhập", "WTO"... xuất hiệnvới mật độ chưa từng có trên báo chí và trong cả những cuộc thường đàm. Điều ấy cho thấy rằng trong tình hình hiện nay, những vấn đề trên đang là mối quan hàng đầu, thương trực củagiới kinh doanh trong nước. Một lần nữa, buổi hội thảo" CEO trong thế giới phẳng" lại thổi bùng lên mối quan tâm này. Ở đây, vấn đề được khubiệt trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp...
  • Các nhà lãnh đạo dạy các nhà lãnh đạo

    15/08/2006Văn Nhật theo Fash CompanyMột xu hướng mới trong việc phát triển đội ngũ những nhà lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp: thay vì kết hợp với các chương trình đào tạo MBA của các trường Đại học như trước đây, nay Công ty tự thiết kế những chương trình đào tạo Giám đốc cấp cao, tham gia giảng dạy trong các chương trình này là các nhà lãnh đạo cấp cao hiện tại của chính doanh nghiệp…
  • Điều nhà lãnh đạo tầm cỡ biết và làm

    21/04/2006Xuân NguyễnBạn đã từng lèo lái một bộ phận hay một tổ chức vượt qua những thời kỳ khó khăn, tưởng chừng như đứng bên bờ vực phá sản? Bạn đã đưa Công ty của mình từ chỗ vô danh thành một tên tuổi lớn trên thương trường? Bạn rất tự hào với những trải nghiệm đó. Nhưng một nhà lãnh đạo thì không chỉ có thế...
  • Sức cuốn hút của những nhà lãnh đạo

    22/07/2005"Công việc là sự tìm kiếm ý nghĩa cho mỗi ngày cũng như kế sinh nhai hàng ngày, để được công nhận mình cũng như là vì đồng tiền, vì sự ngạc nhiên nhiều hơn là sự uể oải; tóm lại, vì ý nghĩa cuộc sống hơn là vì những ngày Thứ 2 đến Thứ 6 buồn tẻ" - Studs Berkel ...
  • 10 lời khuyên giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thành công

    02/02/2004Lãnh đạo một công ty lớn là một trong những công việc quan trọng nhất trên thế giới. Đây là một công việc vốn đã cực kỳ khó khăn và dường như ngày càng khó hơn nữa. Sau đây là 10 phẩm chất cần có để trở thành một người có thể đảm trách tốt công việc này...
  • xem toàn bộ