Tác phẩm của Nguyễn Văn Vĩnh năm 1925

08:07 CH @ Thứ Năm - 17 Tháng Giêng, 2019

Thưa các quý vị và các bạn!

Chúng tôi vui mừng và thành thật cảm ơn một độc giả, vì lòng biết ơn và quý trọng dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh, đã gửi thông báo tới BBT Tannamtu.com việc phát hiện một cuốn sách của Nguyễn Văn Vĩnh in bằng chữ Quốc ngữ, của Nhà in XƯA-NAY, xuất bản năm 1925 tại thành phố Sài Gòn, với nhan đề vô cùng đặc biệt là:

DÂN ĐẠO và DÂN QUYỀN.

Cuốn sách được viết rõ trên trang bìa tên tác giả là TÂN NAM TỬ, cùng với một khái niệm mộc mạc và mới mẻ trong quan niệm của người dân An Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX, về quyền và nghĩa vụ của con người trong một xã hội dân sự:

“MỘT GIỐNG DÂN KHÔNG BIẾT QUYỀN LỢI CỦA MÌNH LÀ MỘT GIỐNG DÂN KHÔNG ĐÁNG SỐNG”.

Với chúng tôi, đây là một phát hiện quan trọng, một bằng chứng liên quan đến sự nghiệp khai dân trí, một định hướng mang đậm tính chiến lược của các nhân sĩ tiến bộ yêu nước đầu thế kỉ XX, bằng việc phát triển và thông qua chữ viết riêng của người Việt Nam, được sáng tạo từ các nhà truyền giáo phương Tây ở thế kỷ 17, nay được gọi là Quốc ngữ.

Mặt khác, qua quá trình dài sưu tầm và tổng hợp, hầu hết những di cảo của Nguyễn Văn Vĩnh để lại trong ba mươi năm lao động, chỉ gồm khoảng ba mươi tác phẩm dịch từ Pháp văn và Hán văn ra Quốc ngữ, từ Hán văn ra Pháp văn, cùng với hàng ngàn các bài viết được đăng trên các báo tiếng Pháp và tiếng Việt xuất bản ở Việt Nam từ năm 1905 đến năm 1936, nhưng chúng ta chưa thấy có cuốn sách nào do Nguyễn Văn Vĩnh viết. Thực tế này đã để lại một thắc mắc đối lớn với các nhân sĩ cùng thời, cũng như các nhà nghiên cứu sau này.

Việc tìm thấy cuốn sách quý này, cũng lại là một bằng chứng, để chúng ta cùng nhớ lại sự kiện Nguyễn Văn Vĩnh khi mới 24 tuổi, đã là người Việt Nam đầu tiên ra nhập Hội Nhân quyền Pháp vào năm 1906 tại Paris, nhân chuyến đi dự Hội chợ Triển lãm Thuộc địa (Đấu xảo) tại thành phố cảng Mác Xây (Marseille).

Nhân ngày sinh lần thứ 136 của dịch giả, nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh, chúng tôi trân trọng gửi đến các quý vị và các bạn phát hiện quan trọng này.


Cuốn sách của Nguyễn Văn Vĩnh với bút danh Tân Nam Tử

.

Chúng tôi chân thành cảm ơn quý vị độc giả, người đã gửi đến cho chúng tôi thông tin về cuốn sách này! Chúng tôi mãi biết ơn những tấm lòng quý hóa, cũng như lòng kính trọng của các quý vị và bạn bè gần xa, trong suốt thời gian dài qua đã cung cấp nhiều thông tin, tư liệu, chứng cứ quan trọng, liên quan đến con người, sự nghiệp và gia tộc của dịch giả, nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh.

Chúng tôi luôn mong đợi thiện chí và thiện tình của các quý vị và các bạn từ mọi miền trái đất, cung cấp, thông báo và chỉ dẫn cho chúng tôi, giúp chúng tôi ngày càng hiểu nhiều hơn, rõ hơn, đầy đủ và chính xác hơn về những gì liên quan đến Nguyễn Văn Vĩnh, cơ sở để chúng tôi xây dựng một chân dung đích thực của ông trong lịch sử văn hóa nước nhà.

Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của các quý vị và các bạn!

Kính trọng!

BBT Tannamtu.com

NGUYỄN LÂN BÌNH.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguyễn Văn Vĩnh, một dịch giả uyên bác

    24/08/2018Thu Trang (Paris)Trong cách nhìn của kẻ hậu thế sau hơn 60 năm, với bối cảnh khác hẳn, tôi ngẫm nghĩ khí phách ấy có thể là tương đồng với nét hiên ngang trong phong cách của một nhà văn hóa lớn. Nguyễn Văn Vĩnh đã xứng đáng là một tấm gương mẫu mực trong địa hạt giao lưu văn hóa, một nhà dịch thuật thông thái, một trí thức độc lập, tự trọng mà nhiều thế hệ cần học tập...
  • Nguyễn Văn Vĩnh, một nhà xã hội học*)

    27/12/2017Vương Trí NhànĐứng về mặt khoa học nhân văn mà xét, có thể gọi ông Vĩnh là một nhà xã hội học, với một bút pháp không mang chất hàn lâm mà lại rất phổ cập, của một nhà báo đạt trình độ quốc tế...
  • Chân dung thật của học giả Nguyễn Văn Vĩnh

    06/06/2017Anh VũBộ phim tài liệu- dài gần bốn tiếng đồng hồ chiếu liền một mạch -“Mạn đàm về người man di hiện đại”, cố gắng xây dựng một chân dung thật minh oan cho học giả Nguyễn Văn Vĩnh, người từng bị cho là tay sai, bồi bút cho thực dân Pháp hơn nửa thế kỷ qua.
  • Quan niệm của Phan Bội Châu về dân quyền (*)

    29/10/2015Nguyễn Văn HòaBài viết trình bày và phân tích tư tưởng của Phan Bội Châu về dân quyền, cũng như ý nghĩa của tư tưởng dân quyền đó đôi với việc thực hiện quốc quyền , tức là quyền độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Tiếp đó, bài viết trình bày và phân tích tư tưởng của Phan Bội Châu cho rằng: muốn thực hiện được quốc quyền, chế độ chính trị của Việt Nam khi đó phải chuyển từ quân quyền sang dân quyền theo xu thế phát triển tất yếu của thời đại, với việc nâng cao dân trí thông qua giáo dục.
  • Học giả Nguyễn Văn Vĩnh từng mơ về 'dân tộc tri thức'

    21/07/2015Mi LyHọc giả hàng đầu Việt Nam đầu thế kỷ 20 sớm nhận ra chỉ có tri thức mới giúp một dân tộc quyết định được vận mệnh của mình. Về tri thức người Việt, trước hết, ông bàn về người nông dân...
  • Nguyễn Văn Vĩnh, một người Nam mới đầu tiên

    17/09/2014Đỗ Lai ThúyBạn tôi nói, làm một người Việt Nam mới bây giờ đã khó thì làm một người Nam mới (Tân Nam tử) như Nguyễn Văn Vĩnh hồi đầu thế kỷ XX hẳn khó hơn nhiều. Đúng vậy. Vào những năm đầu thế kỷ trước, Việt Nam chủ yếu vẫn là một xã hội quân chủ nông nghiệp Nho giáo. Người Việt Nam, kể cả tầng lớp có học bấy giờ, vẫn phải sống thân phận thần dân nhiều trói buộc. Đâu có được như ngày nay: đất nước thì đổi mới và mở cửa; thế giới thì ngày một trở nên phẳng; con người thì đang dần là công dân trái đất! Nhưng, có lẽ, thời ấy bộ phận trí thức hình như có quyết tâm đổi mới xã hội cao lắm thì phải. Và, một điều nữa cũng quan trọng không kém: họ là những cá nhân có tài năng.
  • Những điều chưa biết về học giả Nguyễn Văn Vĩnh

    10/09/2013Hương LanSau một thời gian dài bị phủ lấp dưới những định kiến, đến hôm nay, cái tên Nguyễn Văn Vĩnh đã bước ra ánh sáng với tư cách một học giả, nhà văn hoá lớn, có công hoàn thiện và phổ cập chữ quốc ngữ, đồng thời, thuộc thế hệ khai sinh văn học dịch và báo chí Việt Nam.
  • Dân ý, dân quyền

    19/11/2012Trí Quân“Điều mong muốn bây giờ là người cầm quyền phải được đồng nhất với nhân dân, rằng quyền lợi và ý chí của họ phải là quyền lợi và ý chí của quốc gia”. Cái “bây giờ” cách đây trên một thế kỷ rưỡi, với cái bây giờ thực tại, vẫn là bài học còn nguyên giá trị ...
  • Hoài bão suốt đời của Bác là Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc

    31/07/2011Hoàng TùngBác từng nói, hoài bão lớn nhất của Bác là “dân tộc Việt Nam được độc lập, nhân dân được tự do, mọi người đầu có cơm ăn, áo mặc, đều được học hành”. Để lái con tàu cách mạng Việt Nam đi đến mục tiêu ấy Bác đã phải vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh, mất mát. Cuộc trò chuyện mà ông Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban tuyên huấn Trung ương, người nhiều năm liền được làm việc bên Bác, dành cho báo Pháp luật TP. HCM phần nào nói lên sự vĩ đại của Người...
  • Nguyễn Văn Vĩnh- Một trong những người tiên phong hoàn thiện chữ Quốc ngữ

    06/08/2009Nguyễn Lân BìnhCông bằng với Lịch sử là việc cần làm, điều này ai cũng hiểu. Tôi xin mạnh dạn nêu những hiểu biết của mình thông qua những ký ức bằng chữ của nhà Văn, nhà Báo, nhà Tình báo Cách mạng lão thành Vũ Bằng; người được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2006, tác giả cuốn sách “Bốn mươi năm nói láo” do Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành năm 2001.
  • Dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh - chiếc cầu nối văn hóa Đông Tây

    28/07/2009Hoàng TiếnNền văn hóa phương Tây, ta chỉ mới làm quen độ hơn trăm năm nay. Những người có công bắc chiếc cầu nối để ta hiểu phần nào nền văn hóa phương Tây, cũng như để người phương Tây phần nào hiểu nền văn hóa Việt Nam, là lớp trí thức hồi đầu thế kỷ, mà ông Nguyễn Văn Vĩnh là người đáng được ghi công đầu.
  • xem toàn bộ