Sự tha hóa của giới trí thức

06:30 SA @ Thứ Tư - 23 Tháng Mười Hai, 2020
Đội ngũ trí thức bao giờ cũng là ăng-ten của lực lượng lao động, là bộ phận quan trọng nhất, bộ phận dẫn hướng của lực lượng lao động. ở hầu hết các nước thuộc thế giới thứ ba, đội ngũ trí thức bộc lộ nhiều nhược điểm.
.
Trước hết, phải kể đến đội ngũ trí thức khoa học công nghệ.Đội ngũ trí thức này hầu như chỉ biết mải mê đuổi theo những thành tích cá nhân đối với những thành tựu khoa học mà quên mất phải làm thế nào để phổ biến nhanh chóng và dễ dàng những phát hiện của họ để tạo ra chất lượng tri thức trong lực lượng lao động. Do vậy, giới trí thức luôn luôn đứng ngoài, hay nói cách khác, xã hội phải đi qua một đội ngũ trung gian trong tất cả các loại dịch vụ mà đội ngũ trí thức buộc phải cung cấp.
.
Đội ngũ trí thức cao cấp buộc phải thông qua các cơ sở đào tạo, mà các cơ sở đào tạo ở các nước đang phát triển thì cực kỳ lạc hậu, do vậy đội ngũ trí thức không truyền tải được các hiểu biết, phát hiện của mình để tri thức hóa lực lượng lao động. Hệ thống giáo dục ở hầu hết các nước đang phát triển là của nhà nước và nhà nước chỉ phát triển lực lượng lao động của mình và không quan tâm đến đòi hỏi của xã hội, của đời sống và do đó lực lượng lao động rất kém năng động. Hơn nữa, với sự thiếu trách nhiệm, đội ngũ trí thức còn đi đầu trong việc sử dụng các khái niệm một cách méo mó, lệch lạc và không nhân dân, vì thế chức năng hướng dẫn lực lượng lao động không còn nữa. Chính đây là lý do giải thích tại sao trong phương pháp luận giáo dục, hệ thống giáo dục ở những nước này vẫn dựa trên khái niệm cũ, tư duy cũ, dẫn đến sự suy thoái trong phương pháp luận giáo dục so với thực tiễn và chất lượng thấp của sản phẩm đầu ra của hệ thống giáo dục.
,
Đội ngũ trí thức tinh thần hay những người hướng dẫn tinh thần còn tệ hại hơn nhiều. Căn bệnh phổ biến nhất của đội ngũ trí thức trong lĩnh vực này ở nhiều nước chậm phát triển là mang tính phụ hoạ. Giới trí thức cho đến nay vẫn chỉ đóng vai trò phụ họa đối với những đường lối, chính sách của nhà cầm quyền chứ hoàn toàn chưa nói lên tiếng nói của nhân dân bởi họ chưa bao giờ biết lắng nghe những tiếng khóc, những tiếng vọng thực sự của cuộc sống. Họ, thậm chí, còn tự hào là mình thành đạt hơn nhân dân. Chính vì thế, họ chưa bao giờ đưa ra những cảnh báo khách quan đối với những nguy cơ của cuộc sống, thậm chí còn góp phần hợp thức hóa những sai lầm chính trị mà hậu quả lớn nhất của nó là tình trạng chậm phát triển mọi mặt của xã hội, đặc biệt là nhận thức chính trị yếu kém của nhân dân.
.
Với những nhược điểm trên, hoàn toàn có thể khẳng định, đội ngũ trí thức của thế giới thứ ba đã góp phần làm trì trệ hệ thống giáo dục vì chính họ đã không dự báo được tương lai và không xây dựng cơ sở dự báo về việc hình thành các lực lượng xã hội cho những chặng phát triển tiếp theo. Đội ngũ trí thức đáng lẽ phải là những người có khả năng dự báo sự phát triển xã hội. Nhìn vào đội ngũ trí thức có thể thấy được chất lượng về mặt dự báo. Tuy nhiên, nhìn vào đội ngũ trí thức ở thế giới thứ ba chúng ta không thấy chất lượng dự báo.
.
(Sách "Cải cách và Sự phát triển")
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí thức và thói háo danh

    05/02/2018Vương Trí NhànTrí thức là một thành phần quan trọng, đóng vai trò định hình tư tưởng, dẫn dắt xã hội. Tuy vậy, theo nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, không phải toàn bộ nhưng ít nhất một bộ phận trong số họ có những nhược điểm cố hữu...
  • Trí thức salon?

    08/09/2020Lê Thị Liên HoanNgày hôm nay, tôi thấy ở ta, lại có một loại thành phần mới, mang tên mới là trí thức salon. Họ salon ở kiểu gì? Kiểu mới nhìn qua thì hiện đại. Họ bằng cấp đầy mình, và kinh ngạc thay đều là bằng thật. Rồi sao nữa? Rồi họ dùng bằng cấp này làm cơ sở để… lấy thêm bằng cấp kia.
  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Trí thức phải biết thức tỉnh dân chúng

    07/10/2019Hồng Thanh Quang (thực hiện)Tôi thấy người Nhật có một câu rất hay là “nước Nhật trở nên mạnh mẽ bởi nước Nhật có một giới quan chức có liêm sỉ, một giới doanh nhân có dũng khí và một giới trí thức có tiết khí”. Trí thức gồm hai chữ “trí” và “thức”. Trí thức là người hiểu biết và người dùng hiểu biết của mình để thức tỉnh dân chúng...
  • Trí thức: bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội

    09/08/2019D. S. Likhachev (Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga) - Phạm Xuân Nguyên dịchTừ “trí thức” trong các thứ tiếng khác được coi là vay mượn từ tiếng Nga. Tôi muốn gọi trí thức là bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội. Đây không đơn giản là học vấn và những người có học làm việc trong lĩnh vực lao động trí óc. Sự độc lập trí tuệ là đặc điểm tối quan trọng của trí thức. Độc lập với các quyền lợi đảng phái, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, thương mại và thậm chí đơn giản là công danh.
  • Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam

    04/03/2019TS Chu HảoỞ nước ta hiện nay có một số khá đông người được xã hội, hoặc tự mình, coi là trí thức. Nhưng “thế nào là một trí thức?” thì hình như chưa bao giờ được cắt nghĩa một cách rõ ràng. Có thể đã có nhiều cá nhân trí thức, nhưng những con người đơn lẻ ấy đã quy tụ lại thành một giai tầng của xã hội như là tầng lớp trí thức chưa?
  • Giới trí thức tinh hoa trong lịch sử Việt Nam

    14/10/2018Trần Ngọc VươngChúng tôi muốn góp bàn về việc nhận diện thực trạng của giới tinh hoa trong lịch sử Việt Nam và những đặc điểm của giới đó có thể trở thành chướng ngại mà chúng ta cần khắc phục trong việc hướng tới hình thành giới tinh hoa mới trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay...
  • Để có lớp trí thức xứng đáng

    12/05/2018Hoàng TụyThời thế tạo anh hùng thì cũng thời thế, cơ chế tạo ra phẩm chất người trí thức. Nói rõ hơn là hoàn cảnh chính trị xã hội, là bản lĩnh, tài năng các nhà lãnh đạo quốc gia, và một phần chính yếu, là môi trường giáo dục đương thời. Cho nên tôi rất tán thành hãy bắt đầu bằng vấn đề giáo dục để bàn chuyện xây dựng lớp trí thức mới.
  • Tâm đàm về cái Sự học, Tri thức và Trí thức

    01/05/2018Nguyễn Tất ThịnhNgày xưa, người có trình độ như ông Giáo Thứ (trong Sống Mòn của Nam Cao) có thể được xem là Trí thức. Nói chúng họ có vẻ như là người học rộng biết nhiều, và có trình độ được đào tạo cao hơn mặt bằng chung, thuộc tầng lớp được xã hội gọi là ‘Thày’, như Thày Giáo, Thày cãi, Thày thuốc…
  • Kẻ sĩ ngày xưa và người trí thức ngày nay

    18/01/2018Phạm Đạt NhânKẻ sĩ xưa và trí thức nay theo nghĩa hẹp là tên gọi khác chỉ người học, người có chữ nghĩa, học cao hiểu rộng và có lương tâm, lương thức. Kẻ sĩ và trí thức khác nhau về cái học nhưng về vai tuồng, sứ mệnh đối với xã hội, với nhân tâm, thế đạo thì không khác. Kẻ sĩ hay trí thức mãi mãi là hình thái văn hóa. Văn hóa là phần hồn của đất nước. Cái học ngày xưa có gì khác với cái học ngày nay? Và kẻ sĩ ngày xưa nắm giữ vai tuồng gì đối với quốc gia, xã tắc?
  • Tâm tình với trí thức người Việt Nam ở nước ngoài

    27/07/2017Hồ HảiBản chất của cuộc đời nằm trong nhiều cặp phạm trù triết học mà buộc mỗi con người sinh ra và lớn lên ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này cần phải hiểu để thành đạt. Song có những cặp phạm trù mà đã là con người thì cần phải quan tâm, đặc biệt con người đã trưởng thành và có chút thành đạt với đời...
  • Báo chí - nhà báo và sự hình thành tầng lớp trí thức hiện đại đầu thế kỷ XX

    21/06/2017Trần Văn ToànKhái niệm trí thức hiện đại ở đây được hiểu trong sự đối nghĩa với trí thức - kẻ sĩ trong xã hội Việt Nam truyền thống. Sự hiện diện của tầng lớp trí thức hiện đại, trên thực tế, mới chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bài viết này sẽ tập trung làm sáng tỏ vai trò của báo chí - một thiết chế văn hóa có nguồn gốc phương Tây - đã đóng vai trò như một dung môi, một tiền đề vật chất cho sự xuất hiện của tầng lớp trí thức hiện đại như thế nào...
  • Trí thức trong xã hội

    22/02/2017Pierre DarriulatĐể bày tỏ rằng việc nói về vai trò và trách nhiệm của trí thức trong xã hội là một chủ đề dễ trở nên nhạy cảm, chệch khỏi khuôn khổ định hướng chính trị của các chính quyền hoặc làm mếch lòng ai đó. Tuy nhiên, cần phải có cách để bàn về chủ đề này một cách duy lý, khách quan, tránh sa vào cảm tính một cách không cần thiết, với mục đích duy nhất là chỉ ra những điều cần làm để giúp đất nước tiến bộ...
  • Cách mạng tháng 8 và người trí thức

    02/09/2016Mai ThụcKỷ niệm 63 năm Cách mạng tháng Tám – “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” tuổi 63, người trí thức bừng tỉnh trước nền kinh tế thị trường hội nhập toàn cầu diễn ra trên đất nước ta như một cơn lốc xoáy. Rất lâu rồi, bây giờ mới có những hội thảo, những chuyên đề về vai trò của trí thức. Mọi người đồng thanh xác định vị trí của trí thức trong các ngành...
  • Vai trò của trí thức hay trách nhiệm xã hội của những người hiểu biết?

    04/08/2016Giản Tư Trung“Trí thức và vai trò của trí thức” hay “câu chuyện về trí thức” là một đề tài không mới, nhưng chưa bao giờ cũ. Đây cũng là một đề tài rất phức tạp và dễ gây tranh cãi, nhưng là một đề tài đầy ý nghĩa đối với bất cứ xã hội nào, trong bất cứ thời đại nào...
  • Trí thức, lãnh đạo và cái dũng của phản biện

    14/06/2016Lê Vinh TriểnMột “không gian” rộng là thực sự cần thiết để trí thức có thể toàn tâm toàn ý thực hiện trọng trách của mình trước xã hội: phản biện để phát triển đất nước. Phản biện là một việc gắn liền, gần như song sinh với trí thức. Nếu không có phản biện thì không có trí thức thật sự. Đã là trí thức thì phải đã, đang và sẽ phản biện.
  • xem toàn bộ