Sống sao cho đúng?

05:16 CH @ Thứ Sáu - 13 Tháng Tư, 2018

Vô thường là tính chất của sự sống. Cuộc đời không phải bao giờ cũng bằng phẳng, chỉ toàn điều hạnh phúc mà không có khổ đau.

"Người biết sống" là người nhận thức được bản chất của sự sống và có một lối sống phù hợp.

Thế nào là "người biết sống"?

Đối với người học Phật, không có sự thăng tiến nào cao quý hơn sự thăng tiến về đời sống tâm linh. Chính sự thăng tiến đó mới đem lại niềm an lạc, tự tại cho mỗi con người trong mọi hoàn cảnh giữa cuộc đời này.

Sự thăng tiến về tâm linh được đánh giá qua cấp độ tâm và tuệ giải thoát, qua nhận thức và thái độ ứng xử, nói cách khác là qua suy nghĩ, lời nói và hành động trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

Trước sự thành tựu tốt đẹp, thông thường ai cũng vui mừng và hạnh phúc. Khi gặp phải thất bại và chướng duyên, chúng ta thường đau khổ và lo âu. Cũng một hoàn cảnh, tình huống nhưng mỗi người có một cách ứng xử khác nhau, tùy theo nhận thức và kinh nghiệm thực hành tâm linh của mình.
Vô thường là tính chất của sự sống. Cuộc đời không phải bao giờ cũng bằng phẳng, chỉ toàn điều hạnh phúc mà không có khổ đau. Và cũng theo lẽ thường tình, tâm thức của con người có xu hướng bám víu sự thành công, những kỷ niệm tốt đẹp của đời mình. Với những thất bại, chúng ta cũng dễ bị ám ảnh dẫu đó là những thất bại trong quá khứ đã qua đi từ lâu.


"Người biết sống" là người nhận thức được bản chất của sự sống và có lối sống phù hợp.

Tâm thức bám víu, bị ám ảnh, mong chờ đó khiến chúng ta khổ đau, không được thảnh thơi. Đức Phật đã từng dạy rằng người có trí tuệ là người nhận thức được bản chất của sự sống và có một lối sống phù hợp.

Đó là luôn chánh niệm tỉnh giác, nhiệt tâm với các thiện sự đem lại lợi lạc cho mình, cho người khác và cho môi trường sống trong từng suy nghĩ, lời nói và hành động ở hiện tại. Giá trị của sự sống là hiện tại, mà không phải là quá khứ đã qua, cũng không phải chờ đợi, hứa hẹn ở một tương lai nào đó.

Đừng tìm về quá khứ / Đừng tưởng tới tương lai / Quá khứ đã không còn / Tương lai thì chưa tới / Hãy quán chiếu sự sống / Trong giờ phút hiện tại / Kẻ thức giả an trú / Vững chãi và thảnh thơi / Phải tinh tiến hôm nay / Kẻo ngày mai không kịp / Cái chết đến bất ngờ / Không thể nào mặc cả / Người nào biết an trú / Đêm ngày trong chánh niệm / Thì Mâu Ni gọi là / Người Biết Sống Một Mình
(Tạp A-hàm, kinh số 1071, bản dịch của Thích Nhất Hạnh).

Đó chính là thái độ, cũng là lối sống của người học Phật, người xuất gia cũng như tại gia. Nếu ai sống theo đúng với tinh thần như vậy, chắc chắn người đó có được sự an lạc, tự tại giữa các mối tương quan trùng trùng của cuộc sống mà không bị níu kéo hay xô giạt sang một cực đoan nào.

Mà an lạc lại là nguồn năng lượng rất quan trọng đối với người học Phật. Nếu không có được an lạc thực sự, chúng ta sẽ không thể có suy nghĩ, lời nói và hành động đem lại lợi lạc cho mình, cho người, cộng đồng cũng như cho môi trường sống.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đối thoại với thiền sư Thích Nhất Hạnh về hạnh phúc

    08/12/2014Buổi trực tuyến giữa nhà báo Nguyễn Anh Tuấn (tổng biên tập VietNamNet) với thiền sư Thích Nhất Hạnh trong chiều 4.5.2008 diễn ra với nhiều nội dung thú vị. Nhưng điều đọng lại lớn lao nhất, ấn tượng nhất trong người nghe là sự lý giải, gợi mở của thiền sư về hai chữ HẠNH PHÚC của con người...
  • Chiều kích đặc biệt của con người trong nhạc Trịnh Công Sơn

    28/02/2019Nguyễn HoànCon người trong nhạc Trịnh Công Sơn ban cấp ý nghĩa cho trần gian, con người là thước đo của trần gian, do vậy trái tim con người cũng có một chiều kích vừa mênh mông, bao la, rộng lớn, vừa sâu thẳm khác thường và mang một sức mạnh tinh thần đặc biệt...
  • Hãy bay với hai cánh vào hiện đại

    10/03/2016Trong suốt bài nói chuyện của tôi, và nhất là trong phần kết luận, các bạn sẽ nhận ra rằng tôi nói chuyện phương Tây mà thật ra là tôi nói chuyện Việt Nam. Mở cửa nhìn ra thế giới, chính là để biết mình là gì và biết mình phải làm gì...
  • Sống trong hiện tại

    19/03/2015Viên MinhSống trong hiện tại không phải là hiện sinh hư vô chủ nghĩa mà là một sự sống dạt dào sinh động, tích cực, yêu đời, yêu người, yêu muôn loài vạn vật. Sống trong hiện tại với tâm hồn thanh khiết, vắng lặng, hồn nhiên. Sống trong hiện tại với tâm tư cởi mở, viên dung vô trước. Sống trong hiện tại như thế mới có thể giúp đời, giúp người, hy sinh, xả kỷ...
  • Dễ - Khó trong đời

    06/02/2015Thích Tánh TuệDỄ là nói chẳng nghĩ suy
    KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra...
  • Con đường hạnh phúc

    08/10/2014Viên Minh & Trần Minh TàiThực tế chứng minh, lắm người đã lên đến tột đỉnh của danh vọng hay đã thành công trong việc tạo lập một tài sản to lớn, nhưng vẫn sống một đời sống bất an, vô vị. Hạnh phúc đâu phải xa vời với chúng ta đến thế, chỉ cần hướng tâm về với chính mình để khai thác một nguồn hạnh phúc bất tận luôn sẵn có ở bên trong mà chúng ta lãng quên để chạy theo cái bóng hạnh phúc bên ngoài...
  • Bài thơ từ tên 63 ca khúc của Trịnh Công Sơn gây xôn xao

    03/04/2014Lê Thống NhấtNhân kỷ niệm 13 năm ngày mất của Trịnh Công Sơn, TS Lê Thống Nhất đã sáng tác một bài thơ tưởng nhớ đến vị nhạc sĩ tài hoa từ tên 63 ca khúc của ông. ..
  • Phật giáo & vận mệnh

    09/03/2014Phước Tâm dịchVề cách nhìn vận mệnh, có người cảm thấy rằng bất cứ việc gì của mình cũng không bằng người ta, vận mệnh lận đận éo le, liền giận trời trách người; có người thì tin rằng tất cả họa phước giàu nghèo đều là do sự sắp đặt của số phận, vì vậy khi gặp phải những khó khăn thì chỉ biết cam chịu số phận; có người thì lại bằng lòng với số phận, vì thế họ không còn lo sợ gì cả, đối với những khó khăn khốn đốn trong cuộc sống, thì lại an bần thủ tiết...
  • Niệm Phật ta có được gì?

    28/02/2014Lê ĐànMột buổi sáng rằm, đầu mùa đông ngoài trời se lạnh, nhưng trong căn phòng khách cửa mở ra hướng Nam không bị gió thổi xốc vào nên cũng khá ấm áp. Tôi xông một ít trầm hương để ngay giữa bàn, hương trầm thơm dìu dịu thanh khiết...
  • Sống và Chết

    05/02/2014Võ Văn Lân“Sinh tự hà lai, tử tùng hà khứ?” Sinh từ đâu đến, chết theo đâu về? Đó chính là câu hỏi đã làm cho con người băn khoăn từ muôn thuở, cũng là một trong những lý do chính khiến tôn giáo và triết học có mặt, một trong những mục tiêu tìm kiếm của khoa học. Xã hội loài người ngày càng phát triển với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại thực ra vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi trên mà chỉ khiến con người ngày càng phải đối mặt với cái chết luôn cận kề...
  • Đề phòng khả năng tự suy thoái của đạo Phật

    31/01/2014Trần Văn ChánhHiện nay, trước tình trạng khủng hoảng môi sinh toàn cầu, thế giới cũng đang đứng trước mối đe dọa bị hủy diệt. Phật giáo cũng chỉ là một thiết chế xã hội, không thể ngoại lệ. Giả định, đến một lúc nào đó thế giới quả thật bị hủy diệt, tức đến hồi mạt pháp, thì chuyện tu hành không còn, kinh sách cũng sẽ trở nên hoàn toàn vô nghĩa...
  • Đức Dalai Lama tóm tắt Pháp thoại với Vienam CEO Club tại Dharamshala (7/11 - 8/11/2013)

    17/12/2013Vậy vấn đề về hạnh phúc thực sự nằm ở đâu?
    Ở sự suy thoái phẩm hạnh cao thượng một cách nghiêm trọng, và thật đáng buồn là không thể nào tránh được...
  • Nhân đọc lại Tự Thú của Lev Tolstoy

    22/08/2013Nguyễn Thế ĐăngConfession trong bối cảnh Tây phương, có thể dịch là thú tội, xưng tội. Còn trong bối cảnh Đông phương là sám hối. Với Phật giáo, biết hổ thẹn (tàm quý), biết lỗi lầm của mình là bước đầu cho hành trình nên người, thành người cao cả...
  • Kinh lời dạy cuối cùng của Đức Phật

    16/08/2013Trước khi nhập Niết bàn, Phật dạy: "Không được chặt đốn cây cối, đào đất, móc hang, điều chế dược liệu, đoán quẻ tốt xấu, xem sao đoán mạng, nghiên cứu địa lý, tìm tòi hưng suy, hay coi lịch đoán số".
  • xem toàn bộ