Siêu hình trong vật lý và tinh thần trong vật chất

03:30 CH @ Chủ Nhật - 17 Tháng Sáu, 2018

I. Trong tự nhiên

1. Hai thế giới trong một hiện thực

Với Vật lý cổ điển, vật chất hiện ra ở các hạt. Trong khi các lực thì được mô tả bởi các Trường.

Trái lại, Cơ học lượng tử thì chỉ nhìn thấy ở cái hiện thực các tương tác. Tương tác được chuyển tải bằng các hạt trung gian gọi là các Bôson. Nói chính xác hơn, các Bôson là hạt truyền tin, chuyển tải các lực và bảo đảm những liên hệ giữa các hạt vật chất, mà Vật lý gọi là Fecmion. Các Fecmion này tạo thành các “Trường Vật chất”.

Các hạt thuộc họ Bôson là những hạt ảo. Nhưng thật khó hiểu, không có cái ảo ấy, các Fecmion không thể vận hành, nghĩa là Thế giới hiện thực không thể vận động được nếu không có cái ảo, cái siêu thực tham gia. Chẳng hạn, Hệ Mặt trời không thể tồn tại nếu không có tương tác Hấp dẫn được truyền tải đi, giữa các hành tinh, bởi cái ảo ấy.

Vật lý Lượng tử đã bắt đầu mở ra lĩnh vực trừu tượng hóa thuần túy: Thế giới của những “thực thể Toán học”, được gọi là các hạt “cơ bản”. Chúng có tên chung là quark. Thế nhưng, các nhà Vật lý, dù đã thực hiện nhiều cuộc săn tìm trong tia Vũ trụ, trong nhiều thí nghiệm cực kỳ tốn kém, nhưng, hạt gọi là quark đó, vẫn không hề được tìm thấy. Tóm lại, theo mô hình chuẩn, quark chỉ là một điểm Toán học, dựa vào một kiểu hư cấu toán học, hoàn toàn siêu hình. Mà kỳ lạ thay, cái siêu hình lại có thể làm cho cái hữu hình xuất hiện và vận hành trơn tru. Chẳng hạn, Proton là một hạt Vật chất, (cùng với Neutron làm nên hạt nhân nguyên tử), thế mà Proton lại do 3 hạt quark tạo thành: 3 hạt không có kích thước, không có khối lượng, không thể nắm bắt, đã làm nên một hạt có kích thước, có khối lượng và nắm bắt được. Điều này làm nảy sinh một hệ quả Triết học rất cơ bản: Thế giới Siêu hình hiện hữu trong Thế giới Vật lý. Hay nói cách khác, Thế giới hiện thực tồn tại bởi tổng hợp của hai Thế giới Vật chất và Thế giới siêu hình. Những “thực thể” cơ bản, gọi là quark này, phải chăng là có hai mặt ? Một mặt, trừu tượng, có liên hệ với lĩnh vực của các thực chất; nhưng còn một mặt khác, cụ thể, lại liên hệ với Thế giới vật thể của chúng ta. Theo cách nghĩ ấy, quark sẽ là một thứ “trung gian” giữa hai Thế giới đó.

Vật lý càng tiến bộ thì nó càng phát hiện ra nhiều mối liên hệ giữa các hiện tượng, mà ta đã tưởng như chúng hoàn toàn tách biệt nhau. Vì vậy, đòi hỏi sự mô tả Tự nhiên một cách thống nhất như một “Lý thuyết của tất cả”, là mục tiêu của một cuộc tìm kiếm hết sức khẩn trương của các nhà Vật lý trên toàn Thế giới trong thế kỷ XX .

Trong công cuộc tìm kiếm sự thống nhất này, đối xứng luôn là kẻ dẫn đường quan trọng, nhưng nó cũng trở nên ngày càng trừu tượng hơn. Từ đối xứng mà chúng ta biết trong cuộc sống: đối xứng phải – trái, đối xứng quay, người ta đã đi tới đối xứng Vật chất - ánh sáng, để rồi đẻ ra cái “siêu đối xứng” của các “Siêu hạt”, làm cơ sở cho Lý thuyết Siêu dây ra đời trong một không gian 10 chiều, chẳng thể nào tưởng tượng nổi .

Lý thuyết Siêu dây đã tỏ ra có nhiều ưu điểm quan trọng. Nó tránh được mọi trở ngại, bế tắc như các lý thuyết trước đây và đưa các nhà Vật lý tiến sát đến đích mà bấy lâu mong đợi. Tuy còn phải chờ đợi thực nghiệm kiểm chứng xem, liệu cái “siêu hạt” kia có tồn tại, như tiên đoán của Lý thuyết này, hay không, nhưng không ít các nhà Vật lý băn khoăn về tính hiện thực của nó đối với Thế giới Vật lý. Bởi vì một học thuyết, hoàn toàn bao phủ bởi một màn khói Toán học dày đặc, thì Vật lý không còn liên quan gì với hiện thực nữa. Phải chăng Lý thuyết mới này mở ra một cách tiếp cận đích thực về hiện thực của Thế giới, mà trong đó, bản chất tối hậu của sự vật không còn là Vật chất thô thiển, mà hình bóng của nó chỉ có thể gián tiếp nắm được bằng những thao tác Toán học ? Nghĩa là, Khoa học đưa chúng ta đi sâu vào bên trong những bí ẩn của Vũ trụ, không phải Vật lý mà là Toán học, hay một tên gọi mới là Vật lý toán học ?

Ngày nay thì Toán học thâm nhập ngày càng sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống: Kinh tế học, Điều khiển học, Ngôn ngữ học, Tâm lý học và cả Văn học nghệ thuật nữa v. .v.. Những Ngành mà, cách đây không lâu, tưởng như xa lạ với Toán học. Rõ ràng vai trò chủ đạo, dẫn dắt Thế giới Tự nhiên và Xã hội của Siêu hình học là không thể chối cãi. Và, Ít nhất, thì điều đó cũng chứng tỏ rằng Thế giới Vật lý và Thế Siêu hình là một Tổng thể thống nhất của hiện thực.

Một chân lý Toán học được khám phá trong Thế giớ Siêu hình – một Định lý chẳng hạn - chỉ có thể được “kiểm chứng” bằng một hệ thống Lôgic nhất quán, cũng chính của Thế giới Siêu hình, chứ không phải bằng phương tiện của Khoa học thực nghiệm .

Vì thế cho nên, Vật lý học hiện đại, tuy đã mở được những ô cửa nhìn sang Thế giới Siêu hinh, như đã chứng tỏ, và cũng đã đón nhận hào quang từ đó hòa vào thế giới Vật lý, nhưng lại khước từ một cuộc tiến quân Khoa học vào thế giới ấy, thì chỉ có thể có hai hệ lụy: Một là bưng mặt trước thực tế và ném ra một lời phủ định. Hai là trốn tránh với lý do rằng, đó không phải là công việc củaKhoa họcVật lý mà là của các nhà Triết học. Hậu quả là một sự phân hóa nhận thức, làm nảy sinh một cuộc “tranh luận thiên niên kỷ” không có hồi kết .

Nhân loại mãi chịu ơn các thế hệ những nhà Toán học, với tay không, chỉ bằng Tư duy trừu tượng, suốt cuộc đời, đi tìm những viên ngọc quí Toán học, ẩn giấu trong cái trật tự của Thế giới Siêu hình ấy, để làm giàu cho Trí tuệ nhân loại trên con đường nhận thức hiện thực và tác động vào hiện thực .

2. Trường vật chất, Trường Thông tin

Trong những cuộc bàn thảo “Vũ trụ là gì?”, nhà Vật lý lớn người Mỹ Heinz Pagels, đã nói: Cũng như phần đông các nhà Vật lý, Tôi cho rằng Vũ trụ là một thông điệp được soạn thảo bằng một mật mã - mã Vũ trụ - mà nhiệm vụ của các nhà Khoa học là giải thứ mã ấy.

Quá trình tìm kiếm chiếc chìa để mở khóa thứ mã ấy, được triển khai với 3 giai đoạn: Vật chất, Năng lượng và cuối cùng là Thông tin.

Làm rõ các giai đoạn đó, ta có thể hiểu như sau: bởi vì một hạt không phải tồn tại tự bản thân nó, mà chỉ là qua những hiệu ứng tương tác do nó đẻ ra. Tập hợp những hiệu ứng ấy được gọi là một “Trường”. Như vậy, những vật thể xung quanh ta chỉ là những tập hợp Trường: Trường điện từ, Trường hấp dẫn, Trường Proton, Trường électron, các Trường bức xạ v. .v.. Nghĩa là, hiện thực chủ yếu là một tập hợp của các Trường tác động lẫn nhau thường xuyên. Chúng dao động, và các hạt cơ bản với bản chất khác nhau được gắn vào. Đó là biểu hiện “chất” của Trường. Dao động làm cho chúng di chuyển trong không gian và đi vào sự tương tác lẫn nhau. Nhưng Trường bao giờ cũng gắn với Sóng.

Vật chất, đó cũng là các Sóng ? - Đúng thể, Nhà Vật lý lý thuyết rất nổi tiếng Louis de Broglie đã chứng minh rằng, Vật chất của các vật thể, tự nó cũng bao gồm nhiều cấu hình sóng do chúng giao thoa với năng lượng. Mà Sóng thì bao giờ cũng mang Thông tin .

Mặt khác, Hiện thực cơ bản được mô tả như các Trường lượng tử trên đây là gì, nếu không phải là một hiện thực, mà bản chất tối hậu của nó, chỉ là Thông tin thuần túy ?

Điều này đã thể hiện ngay ở tầm vi mô về quá trình Vật lý của Proton, như đã nói ở mục 1. Để thấy rõ bản chất Thông tin của Thế giớii hiện thực, chúng ta tiếp tục trở lại câu chuyện Proton: Nếu bắn phá Proton bằng một hạt năng lượng cao, Proton sẽ vỡ. Vật lý hạt cho chúng ta biết rằng, cái mà Proton giải phóng ra, không phải là 3 hạt quark ban đầu, mà là 3 hạt khác hoàn toàn: Một électron, một Neutron và một hạt Neutrino.

Về hình thức, quá trình Vật lý xảy ra đối với Proton, chính là sơ đồ được mô tả phổ biến trong lý thuyết Toán Otômát về vận động Thông tin. Đó là bài toán “Hộp đen” mà nội dung thể hiện bằng một lời thách đố, nghe có vẻ gần gũi, mà giàu chất kích thích Tư duy, rằng: “ Với cấu trúc bất kỳ của Hộp đen, nếu cho tôi biết Tín hiệu vào - ( Input) và Tín hiệu ra - (Output), tôi sẽ nói cho anh biết, cấu trúc Hộp đen đó là cái gì. Ví dụ: Tín hiệu vào là x, tín hiệu ra kx, (k>1) thì Hộp đen đó là một máy Khuyếch đại tín hiệu. x và kx là những hàm bất kỳ, hoặc tín hiệu vào là X = Asin ωt và tín hiệu ra là Y = Asin( nωt + φ ), n>0, thì Hộp đen có cấu trúc của một máy biến tần, v. .v. .

Cụ thể trong trường hợp của chúng ta, Proton, với tư cách một Nucléon, là Hộp đen có chức năng xử lý và chuyển hóa Thông tin, mà Tín hiệu vào là các quark, Tín hiệu ra là các hạt électron, neutronneutrino .Vậy, đây chính là cấu hình một sơ đồ Thông tin ở cấp độ cơ bản .

Ngày càng nhiều nhà Vật lý cho rằng, Vũ trụ, không phải là cái gì khác, ngoài một Ma trận thông tin rộng lớn, kết nối với nhau theo những qui luật mà con người chưa hiểu được .

Một trong những nhà nghiên cứu từng nêu lên giả thuyết đó, một cách nhiệt thành nhất, là nhà Vật lý lý thuyết nổi tiếng Edward Fredkin. Trong tư duy của ông, Vũ trụ hoạt động như thể một mạng không gian tinh thể, mà mỗi mắc của mạng là một bộ ngắt, kiểu Rơ-le đơn. Phần nào giống với một đơn vị Lôgic của một máy tính khổng lồ. Nó lý giải tại sao, trong Vũ trụ ấy, các hạt dưới nguyên tử và các vật thể do chúng tạo ra, theo một sự kết hợp chặt chẽ đúng như “Sơ đồ Thông tin “ thường xuyên vận động, kiểu “Hộp đen” .

Nếu không phải một Ma trận Thông tin kết nối với nhau chiếm đầy Vũ trụ, thì thử hỏi Ngành Vật lý Thiên văn có phát triển được không. Vũ trụ, trong phạm vi quan sát được, có hàng trăm tỷ Thiên hà. Mỗi Thiên hà có hàng trăm tỷ ngôi sao và hàng trăm tỷ thiên thể khác. Chúng cách xa chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng . Bằng cách nào mà các nhà Thiên văn biết được vị trí, Vận tốc tâm, Vận tốc quay của chúng .Lại còn xác định cả Nhiệt độ bề mặt, Nhiệt độ ở tâm, Thành phần hóa học, Kích thước, Mật độ khối v. .v.. của chúng, y như đo đạc trong Phòng thí nghiệm vậy. Cái gì đã khai báo “lý lịch” các ngôi sao tỷ mỷ đến thế cho các nhà Thiên văn, nếu không phải là Sóng Thông tin tràn ngập Vũ trụ. Kể cả nhứng sóng vẫn còn tiếp tục truyền đi từ 15 tỷ năm trước, mà các nhà Thiên văn gọi là Bức xạ nền ?

II. Trong cõi nhân sinh

1. Mơ hồ khái niệm Thông tin?

Các khuynh hướng bảo thủ cho rằng: Thật khó khăn, khi phải hạ thấp giá trị nhận thức truyền thống về các khái niệm Vật chất và năng lượng , để đề cao khái niệm Thông tin, mà trong thế giới “trần tục” chẳng ai nhìn thấy nó đâu cả. Về mặt thực tế, điều đó có nghĩa là từ bỏ cái Vật chất vật lý, là cái làm nền tảng cho sự tồn tại của chúng ta, để thay thế vào đó bằng một Phần mềm về ý nghĩa. Mặt khác, những yếu tố nhận thức do Khoa học truyền thống đạt tới, mà mỗi người chúng ta hấp thụ bằng một tiến trình đầy khó khăn trong cuộc đời, đâu dễ dàng gì thay thế bởi cái nền tảng mới mẻ này.

Thật ra vấn đề đâu phải nghiêm trọng như thế. Lịch sử Khoa học, với các cuộc cách mạng diễn ra, đâu phải nhằm phủ định những thành tựu trước đó, mà là một sự kế tục, trên con đường hoàn thiện nhận thức chân lý .

Chẳng hạn, Cơ học Newton đâu phải vứt bỏ để thay thế bởi cơ học Einstein. Đó chỉ là sự kế tục, phát triển nhận thức Thế giới ở mức độ sâu sắc hơn, đem lại cho nền văn minh nhân loại một chất lượng tri thức cao hơn, tinh tế hơn. Nghĩa là nó chỉ đòi hỏi chúng ta nâng tầm tư duy lên một mức trừu tượng bay bổng hơn, để trí tuệ của chúng ta có chất lượng phong phú hơn, tiến sát tới chân lý hiện thực hơn mà thôi. Hoàn toàn không phải vì thế mà làm đảo lộn hình thái vận động của Thế giới hiện thực : Dáng vẻ hiện thực nó vẫn thế và sẽ vẫn thế cùng với cuộc đời của mỗi chúng ta .

Nếu trong Khoa học Vật lý, người ta chứng tỏ bằng thực nghiệm, rằng giữa các hạt có tồn tại một dạng tương tác, giống như giữa chúng có một sự trao đổi với nhau, một cái gì đó, như tín hiệu Thông tin, giúp chúng định hướng ứng xử của mình từ chính hệ thống Trường Lượng tử , thì trong cuộc sống của chúng ta, không thiếu những trải nghiệm kiểu ấy. Chẳng hạn: Người nào mang trên mình một thương tổn cơ thể, đã trở thành mãn tính, bỗng một ngày nào đó, chỗ thương tổn tấy lên những cơn đau âm ỉ, có lúc dữ dội. Theo kinh nghiệm, người đó đoán biết chắc chắn có một áp thấp nhiệt đới mạnh, sẽ thành bão, đang xuất hiện ở biển Đông, Hoặc một đợt gió mùa mạnh ở phương Bắc sẽ tràn đến. Và đúng như thế: Cơ quan Khí tượng phát tin bão xa sau đó chỉ vài hôm. Những tình huống như thế khá phổ biến trong cộng đồng, nhất là ở những người có tuổi. Rồi những vụ phun trào từ trên Mặt trời, lại có thể làm tăng đột biến số bệnh nhân tim mạch, cấp cứu tại các Trung tâm Y tế. Khoa học gọi đó là ảnh hưởng của những trận Bão từ. Cũng chẳng phải xa vời từ Vũ trụ, ngay bầu sinh quyển ôm ấp cuộc sống chúng ta, mà tạo hóa đã ban cho, nếu phải tiếp nhận những nguồn Thông tin làm biến đổi nó, thì thảm họa chết chóc sẽ xảy ra ngay. Sự xuất hiện những tên gọi là “Làng ung thư” trong thời đại văn minh công nghiệp, cái tên mà trong lịch sử nền văn minh lúa nước, chúng ta chưa từng nghe thấy, là một bằng chứng .

Chúng ta hân hoan đón mừng cuộc cách mạng bùng nổ thông tin với bao tiện ích của nó, nhưng đồng thời chúng ta cũng phải mang nặng một nối “Lo thế hệ”, về sự tha hóa nhân cách trong con em của chúng ta, do tiếp nhận một lượng lớn và thường xuyên, những độc hại trên mạng Thông tin, mà sự non nớt của chúng chưa đủ trải nghiệm để xử lý những làn sóng Thông tin ấy .

Không còn nghi ngờ gì nữa, rằng cái Siêu hình, cái không nắm bắt, không cân đo được ấy, lại có một năng lượng tiềm ẩn dẫn dắt Thế giới hiện thực mạnh đến thế. Nhưng, những hiện tượng ấy, so với qui mô Vũ trụ, chúng có vẻ rời rạc ngẫu nhiên, cá biệt, và chúng cũng đã được định vị, đã được định danh: Chẳng hạn, cứ gọi chúng là Ô nhiễm môi sinh, là Bão từ, là Thời tiết, là SEX thì cũng có thiếu tính Khoa học mấy đâu, mà phải trừu tượng hóa trong một khái niệm Thông tin có vẻ mơ hồ, khiến tư duy phải nhọc nhằn như thế ?

Đúng là vậy, nhưng không phải vậy! Không thể lấy cái rời rạc để nhận thức cái rời rạc , cũng như không thể lấy cái ngẫu nhiên để nhận thức cái ngẫu nhiên và lấy cái cá biệt để nhận thức cái cá biệt, mà phải tư duy chúng như một Hệ thống thống nhất trong phép biện chứng của Tự nhiên. Chỉ có như vậy thì, cái được khái quát hóa bằng trừu tượng - gọi là Thông tin - ấy, mới có thể cho phép chúng ta lý giải và nhận thức những gì, gọi là dị thường, ẩn hiện rời rạc, ngẫu nhiên, cá biệt trong Thế giới các hiện tượng, mà với những khái niệm truyền thống không thể lý giải được.

2. Tinh thần trong vật chất

Chúng ta đã từng biết có hai quan điểm phản bác nhau, của các nhà Vật lý, về sự tồn tại những “Vũ trụ song hành” được đề xuất, để giải thích một loạt nghịch lý của Vật lý Lượng tử .

Vì sao phải tồn tại những Vũ trụ khác nhau, bởi vì những định luật Vật lý trong những Vũ trụ ấy khác nhau. Nghĩa là, chúng không thể xâm nhập vào nhau, do đó, chúng không thể được kiểm chứng khách quan từ một Vũ trụ khác .

Điều này không chút liên quan nào đến quá trình nhận thức về hai Thế giới thống nhất trong một hiện thực được lý giải tại các phần trên. Thật vậy, chẳng phải Con người chúng ta, từ nguyên lý “Cái bộ phận phản ảnh cái Toàn bộ” mà được xem như một Vũ trụ thu nhỏ đó sao, trong đó, Thể xác là Thế giới Vật chất, vận hành cực kỳ tinh vi, hàm chứa vô hạn những bí ẩn mà nhiều chuyên ngành khoa học, với bao công sức, vẫn chưa thể khám phá hết được. Thế giới thứ hai là một thế giới phi Vật chất, hay gọi là Thế giới Siêu hình. Đó là thế giới của ý thức, của Tinh thần, của một đời sống Tâm linh cực kỳ phong phú và bí ẩn. Hai Thế giới ấy phụ thuộc lẫn nhau, bổ sung cho nhau và thống nhất trong Tỏng thể một Con người hiện thực .

Còn đối với Vật chất vật lý, thì chứng tỏ “Tinh thần trong Vật chất” cơ bản là ở chỗ nào ? Câu trả lời cơ bản, xuất phát từ một nguyên lý chủ yếu của Lý thuyết Lượng tử, nói rằng: “Bản thân động tác quan sát, nói cách khác lá ý thức của Người quan sát, can dự sâu vào việc xác định sự tồn tại của Vật được quan sát. Tức là Người quan sát và Vật được quan sát hợp thành cùng một hệ thống duy nhất. Nghĩa là, hiện thực được quan sát gắn liền với thị trường của người quan sát: Một hạt Vật chất, électron chẳng hạn, nếu không quan sát, chúng tồn tại như một đoàn xác suất Sóng, nhưng khi đặt nó trước một dụng cụ đo và quan sát, thì nó lập tức hiện nguyên hình là một hạt. Nhà Vật lý người Mỹ Richard Feynman nói rằng, “Hiện tượng này không thể giải thích theo lối cổ điển được nhưng nó chiếm vị trí trung tâm của Cơ học Lượng tử”.

Có lẽ đây là ví dụ tốt nhất về sự thâm nhập giữa Vật chất và Tinh thần. Nó cũng mang một ý nghĩa Triết học sâu sắc chưa từng có trước đây .

III. Thay lời kết

1. Hầu hết những nhà Vật lý lớn, quan tâm đến Triết học, trực tiếp hoặc gián tiếp xây dựng nên Cơ học Lượng tử, đều khẳng định rằng, Rất nhiều sự kiện Vật lý trong thế kỷ XX chứng tỏ rằng, ranh giới giữa Vật chất, ý thức tinh thần, trong cái gọi là chủ thể và khách thể, là giả tạo. Ranh giới ấy không hề tồn tại. Đặc biệt nhà Vật lý lý thuyết Louis de Broglie còn tuyên bố, Vật lý và Siêu hình, Sự kiện và ý tưởng, Vật chất và ý thức chỉ là một mà thôi. Cả cái này lẫn cái kia đều là những yếu tố thông qua nhau, bổ sung nhau của cùng một hiện thực duy nhất .Và điều đó cũng chứng tỏ rằng, Vật chất và Tinh thần cùng được xếp nằm trong một Phổ trật tự chung: “Đi từ trật tự cơ học đến trật tự Tâm linh”, giống như phổ tần số của cùng một sóng điện từ: Từ sóng dài cỡ kilômet cho đến tia gama cỡ nanomet. Nếu Tinh thần và Vật chất có cùng nguồn gốc từ một phổ chung, thì đúng là không tồn tại ranh giới nào gọi là Chủ thể – Khách thể cả. Chẳng qua là, ở cực này, người ta quá chú trọng tới những mặt cơ học của Vật chất và, ở cực kia, cũng quá chú trọng đến những mặt không xúc giác được của Tinh thần mà thôi.

2. Siêu hình học là một Khoa học mang tính khám phá, dựa trên sự nghi ngờ, mà đối tượng là Thế giới phi vật chất (Thế giới Siêu hình), trong đó, vai trò dẫn dắt, chi phối Thế giới hiện thực của nó, là không thể bác bỏ. Vì vậy Siêu hình học không thuộc bất cứ phạm trù nào của Triết học Duy tâm .

3. Tình hình Triết học không theo kịp bước phát triển mang tính cách mạng của Khoa học Tự nhiên, đặc biệt là của Vật lý học, diễn ra trong Thế kỷ XX, cho đến tận hôm nay, là một thực tế. Điều này gây trở ngại không nhỏ đến Thế giới quan tiến bộ của toàn xã hội. Đặc biệt trong định hướng nhận thức mọi mặt đời sống của Thời đại .

Vấn đề cơ bản của Triết học là vấn đề Vật chất và ý thức (cũng tức là Vật chất và Tinh thần). Ta hãy xem Chủ nghĩa Duy tâm nói gì: “Cái Hiện thực là không thể nắm bắt được. Việc nó có tồn tại như hiện thực độc lập hay không ? Cũng không thể khẳng định được. Chi có những tri giác hiện có của chúng ta là tồn tại mà thôi”. Trong khi đó, Chủ nghia Duy vật thì khẳng định rằng, “Thế giới có một tính hiện thực khách quan, độc lập với người quan sát, và chúng ta tri giác nó như nó vốn có”.

Có thể nói, cả hai quan điểm trên đều không phù hợp với mô hình Thế giới mà Vật lý hiện đại mô tả. Sự tụt hậu của Triết học cũng làm cho bản thân các nhà Vật lý ưu tú nhất thế kỷ XX lúng túng. Einstein tìm thấy ở Triết học phương Đông, mà tiêu biểu là Phật giáo, những tư tưởng sâu sắc phù hợp với Vật lý hiện đại hơn. Trước đó, từ năm 1927, sau khi liên tục công bố những thành tựu đỉnh cao của Cơ học Lượng tử, nhà Vật lý Eddington nhận định rằng, “Kết luận cần rút ra đối với một nhà Khoa học biết xét đoán là: Tôn giáo là có thể chấp nhận được” .

Phải chăng là không có ý nghĩa gì khi những đảo lộn nhận thức luận ấy chỉ do chính các nhà Khoa học gây nên? Vậy thì chính bản thân các nhà Triết học phải tự hỏi về ý nghĩa sâu xa của những đảo lộn ấy, rằng Khoa học tìm cách đem lại cho chúng ta cái gì? Nó đưa ra những giá trị mới nào và nó góp phần tạo dựng một Thế giới quan mới ở chỗ nào ?

4. Do Triết học gắn liền với hệ tư tưởng, mà “hệ” chỉ tồn tại cùng với tập hợp cộng đồng, mà cộng đồng thì đi liền với thể chế… Đó là một chuỗi quan hệ làm hình thành cái gọi là “Tế nhị”, là “Nhạy cảm” trong phát ngôn Triết học .

Trong nhãn quan duy vật cơ giới, Vật chất là bất biến, là vĩnh cửu, là cái có trước, là cái quyết định ý thức v. .v.. dẫn tới xu hướng đề cao, tôn vinh đời sống Vật chất với bao hệ lụy của nó, thì làm một người “Quân tử nói lại” như Giáo sư Hồ Ngọc Đại, rằng Tinh thần quan trọng hơn Vật chất ,thì quả là một sự dũng cảm để vươn tới cái sáng tạo. Và cũng thật đáng để các “Quân tử nhất ngôn” suy ngẫm, cho dù vẫn biết rằng, cái “ngôn” mà buộc phải “nhất” ấy, nó có giá trị an toàn nhiều hơn là giá trị Khoa học .

Hà Nội, hè 2009

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khoa học, Lý trí và Nhân tình thế thái

    14/10/2018Hà YênTự nhiên được chi phối bởi các qui luật phổ biến mà trí tuệ loài ngưới có thể lĩnh hội được. Niềm tin vào tính hợp lý của Thế giới, đã vượt cả ra ngoài lĩnh vực Vật lý và xâm nhập vào mọi địa hạt hoạt động của con người trong suốt nhiều Thế kỷ, bởi tin rằng, đó chính là hiện thực, là vĩnh cửu...
  • Năng lượng vật lý và năng lượng tâm lý

    10/10/2017Quang DươngKhi đề cập vấn đề này, nhà tâm lý xã hội học Barbaba Dafoe Whitecheas đã ghi nhận: năng lượng vật lý và năng lượng tâm lý là hai dạng năng lượng thuộc hai phạm trù: vật chất và tinh thần. Chúng có quan hệ biện chứng và chuyển hóa lẫn nhau.
  • Mối quan hệ giữa triết học và bức tranh vật lý học về thế giới

    11/01/2015TS. Nguyễn Ngọc Thu, TS. Bùi Bá LinhMặc dù việc xây dựng bức tranh khoa học tự nhiên về thế giới là công việc của các nhà khoa học tự nhiên, nhưng bức tranh khoa học tự nhiên về thế giới không thể được xây dựng thuần túy từ các thành tựu của các ngành khoa học tự nhiên được. Bức tranh khoa học tự nhiên về thế giới là một công trình sáng tạo khoa học vượt ra ngoài khuôn khổ của bản thân khoa học tự nhiên...
  • Tích hợp Vật lý & Phật học?

    12/07/2014GS.TS. Cao ChiLiệu có thể tìm một dạng học thuyết mô tả được thống nhất các hiện tượng vật lý và những hiện tượng thuộc phạm vi tâm linh. Đó sẽ là một dạng lý thuyết thống nhất lớn mà con người có thể nghĩ đến. Trong hiện trạng những vấn đề tâm linh vẫn đang ở trong trong phạm trù triết học thì lý thuyết thống nhất đó có thể là một sự tích hợp giữa vật lý và triết học.
  • Trí tuệ vũ trụ và những hệ quả triết học

    29/04/2014Hà YênTriết học Phương đông coi con người là Vũ trụ thu nhỏ. Triết học Phương tây thì khẳng định Thượng đế sáng tạo ra Vũ trụ và sau đó sáng tạo ra con người theo đúng hình ảnh của mình. Thế nhưng, ngoài thể xác, con người còn có Ý thức, có Tư duy, nghĩa là có Trí tuệ, thì Vũ trụ thể hiện những cái đó ở chỗ nào?
  • Một số vấn đề triết lý của vật lý hiện đại

    26/05/2009Đỗ Kiên CườngVới tư cách là triết học tự nhiên, vật lý có vai trò quan trọng trong bản thể luận và nhận thức luận. Cơ học Newton hay quyết định luận Laplace từng chi phối nhận thức và hành động của toàn nhân loại. Vật lý hiện đại cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Dưới đây là một số nhận thức cá nhân về các vấn đề triết lý, cũng như mối quan hệ giữa vật lý hiện đại với các lĩnh vực khoa học khác.
  • Cơ Học Lượng Tử : từ quan điểm Einstein đến quan điểm tương quan

    09/10/2008CC. biên dịch và chú thíchTạp chí La Recherche số tháng 4/2008 có đăng bài báo của 3 tác giả Michel Bitbol, Anton Zeilinger, Markus Aspelmeyer, Carlo Rovelli & Matteo Smerlak nêu lên quan điểm sai lầm của Einstein về cơ học lượng tử và đưa ra một quan điểm mới về CHLT: Cơ học lượng tử tương quan (Relational Quantum Mechanics). Nội dung bài báo không chỉ liên quan đến CHLT mà đặt ra một vấn đề quan trọng trong nhận thức luận đối với thế giới khách quan...
  • Đôi bờ sông Ngân

    26/06/2008Cao Huy ThuầnNgày 29.5.2005, tại Paris, Pháp đã diễn ra buổi thảo luận bàn tròn, đề tài “Thế giới quan của Vật lý học hiện đại và Phật giáo”. Ý kiến của các nhà khoa học, Phật học và được trình bày một cách cởi mở. Nói cách khác, các nhà khoa học, Phật học đã trình diện ý kiến của mình. Trình diện để chia sẻ hiểu biết. Phải chăng đây là con đường đối thoại đúng đắn nhất mà chúng ta cần có hiện nay?
  • Alfred North Whitehead - Nhà siêu hình học của thế kỷ XX

    10/05/2008Ths. Mạnh ToànAlfred North Whitehead - nhà triết học, logic học, toán học, phương pháp luận khoa học và lý luận giáo dục người Anh. A.N.Whitehead được thừa nhận là nhà siêu hình học của thế kỷ XX, bởi điều mà ông quan tâm trong khoa học tự nhiên hiện đại là hàng loạt vấn đề của chính triết học và siêu hình học...
  • Vật lý - Phật học - Vũ trụ

    07/09/2008Nguyễn Quang RiệuTrong những năm gần đây, phong trào Phật giáo được phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, một phần là nhờ tinh thần cởi mở ít tính giáo điều của Phật giáo. Người phương Tây thường coi Phật giáo là một ngành triết học. Thiên văn học nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ, sự sinh tử của những vì sao và nguồn gốc của sinh vật trên trái đất, thậm chí cả khả năng có sự sống trên những hành tinh khác. Do đó thiên văn học là một đối tượng hấp dẫn đối với các nhà Phật giáo, các nhà siêu hình học và triết học...
  • Nguyên lý đột sinh với vật lý hiện đại

    22/03/2008CC. biên dịchTheo một trong ba tác giả, Robert Laughlin, giải Nobel vật lý năm 1998: đột sinh (emergence) là nguyên lý cấu trúc vật lý theo đó xuất hiện những định luật mà ta không thể suy diễn từ những nguyên lý vật lý cơ bản hơn. Quan điểm đột sinh của Robert Laughlin được nhiều nhà khoa học chia sẻ, tạo nên một nguyên lý khoa học mới có khả năng làm lung lay cơ sở vật lý hiện đại...
  • Vật lý và nghệ thuật

    22/07/2006Nguyễn Bỉnh QuânVới tôi vật lý là một môn khoa học đẹp nhất bởi nó cụ thể nhất và trừu tượng nhất. Nguyễn Gia Thiều than: “Sơn hà cũng ảo côn trùng cũng hư” thì với nó cả vũ trụ vô cùng và những hạt nhỏ nhất đều cụ thể. Tuy nhiên giũa cái hư ảo của nghệ thuật và cái cụ thể của vật lý vẫn có các mối liên thông và những nét tươngđồng...
  • Các giới hạn khoa học

    12/12/2005Jean Fourastié, Đặng Mộng Lân dịch... tác giả đã chỉ ra các giới hạn kinh điển trong đó nêu rõ phần lớn thực tại cảm quan bị tuột khỏi lập luận thực nghiệm (bản chất của sự vận động khoa học) trước khi chuyển sang “Suy nghĩ về các giới hạn khác”...
  • Vật lý học cũng là cấu phần của Văn hóa

    18/10/2005Vật lý học đóng vai trò quan trọng như thế nào trong xã hội, trong chúng ta có lẽ nhiều người còn mơ hồ. Tuy nhiên, vai trò của nó trong khoa học tự nhiên thì ai cũng rõ...
  • xem toàn bộ