Shakespeare dạy ta về hợp đồng

03:20 CH @ Thứ Bảy - 28 Tháng Bảy, 2007

Xã hội nói chung vẫn hay nhìn doanh nhân là loại người lúc nào cũng chỉ nghĩ đến tiền, vì trong doanh nhân không ít người lúc nào cũng chỉ nói đến tiền, cậy vào tiền để giải quyết mọi quan hệ trên đời. Và vì vậy người ta cứ tưởng trái tim doanh nhân đã bị đồng tiền thôn tính, ngoài tiền ra chẳng còn chỗ nào dành cho tình cảm con người, cho văn học nghệ thuật... Thực ra, số lớn doanh nhân cũng là những người sống khá tình cảm, và thưởng thức văn học nghệ thuật là một nhu cầu lớn của không ít doanh nhân. Hơn nữa, qua các tác phẩm văn học nghệ thuật, doanh nhân có thể học được bao điều bổ ích cho cuộc sống và công việc kinh doanh của mình.

Shakespeare, đại văn hào người Anh, đã để lại cho nhân loại một kho tàng văn học đồ sộ. Là doanh nhân, đọc các vở kịch của ông, trên góc độ nghề nghiệp, tôi thấy thích thú và thấm thía nhất câu chuyện “Người lái buôn thành Venice”. Tôi xin chia sẻ với các đồng nghiệp về những điều tôi học được ở câu chuyện này.

Chuyện kể rằng vào thời kinh doanh thịnh trị ở thành Venice cổ xưa, có kẻ cho vay nặng lãi tên là Isac và chàng thương nhân Antonio tuy cùng trong giới kinh doanh nhưng không bao giờ ưa nhau. Một ngày kia, Antonio cần một khoản vốn lớn để thực hiện một thương vụ buôn hàng từ nơi khác về, nhưng không thể kiếm đủ vốn, đành tìm tới Isac để hỏi vay. Isac đồng ý cho Antonio vay với điều kiện khá lạ kỳ: đến ngày đáo hạn, nếu Antonio không trả được nợ thì Isac có quyền thu nợ bằng cách xẻo lấy một lượng thịt trên người Antonio ngang với trọng lượng vàng đã vay.

Antonio tin tưởng thương vụ của mình chắc chắn sẽ thành công, mình sẽ trả nợ đúng hạn nên không hề ngần ngại, ký ngay vào khế ước vay của Isac với điều kiện như trên. Ngờ đâu trên đường chở hàng về, tàu của chàng gặp bão, không về được như lộ trình đã tính toán. Tới ngày đáo hạn nợ, Antonio không trả được số vàng đã vay, Isac mang khế ước cho vay ra toà, yêu cầu toà cho phép Isac được thực thi khế ước.

Để cứu Antonio, người yêu của chàng đã giả dạng làm luật sư ra toà chứng kiến việc thực thi khế ước. Khi Isac hí hửng tiến gần tới Antonio để ra tay xẻo thịt chàng thì “luật sư” của chàng mới lên tiếng nhắc hắn: Đúng, trong khế ước có quy định đến ngày đáo hạn mà bên đi vay không trả được vàng thì bên cho vay có quyền xẻo thịt trên cơ thể của bên đi vay ngang với trọng lượng vàng đã vay. Song khế ước chỉ cho phép Isac được xẻo thịt Antonio đúng bằng trọng lượng vàng mà chàng đã vay, không hơn không kém, và đồng thời không có điều khoản nào cho phép hắn được làm chảy máu chàng. Nếu xẻo hơn hay kém, nếu làm chảy máu chàng, hắn sẽ vi phạm khế ước và bị pháp luật trừng trị.

Isac chưng hửng, vì làm sao có thể xẻo thịt Antonio đúng trọng lượng và không gây chảy máu! Còn Antonio xiết bao vui mừng vì người yêu đã hết sức thông minh vận dụng kẽ hở trong khế ước để cứu được tính mạng chàng.

Gấp lại câu chuyện, tôi mới ngẫm chính Shakespeare đã dạy ta một bài học cực hay về hợp đồng. Đó là ý chí của hai bên phải được thể hiện đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng đến từng chi tiết nhỏ nhất trong văn bản ký kết thì mới có cơ sở để ràng buộc nhau thực hiện nghiêm túc hợp đồng. Ngoài ra, bất cứ ai đã “đi buôn” như Antonio thì không thể chủ quan, phải lường trước mọi rủi ro để phòng, tránh, phải biết dựa vào các tư vấn, luật sư để hỗ trợ cho mình, nhất là khi mình lâm vào thế bí.

Các bạn có đồng ý với tôi như vậy không?

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ba người thầy vĩ đại

    19/11/2019Minh BùiNgười thầy là người thông qua đó ta bắt đầu học cách học hỏi. Người thầy cũng như một hồ nước nơi chúng ta đang học bơi. Một khi chúng ta đã học được cách bơi, cả đại dương mênh mông là của chúng ta...
  • Sung rồi, làm sao để sướng?

    15/09/2019Trần Sĩ ChươngĐại đa số doanh nhân thành đạt ở đâu cũng dễ bị lâm vào một tình trạng chung là họ cảm thấy bị động. Tiền bạc đã có nhưng không có được sự thoải mái tinh thần. Đã ném lao thì phải theo lao, lớn thuyền thì lại lớn sóng, suốt ngày vất vả, tất bật, nghĩ ngợi đủ chuyện trăm bề. Vậy là đã sung nhưng có được sướng đâu?
  • Muốn tồn tại thì phải học, và học để sống tốt hơn

    07/08/2018Tiến sỹ Nguyễn Hữu LamTổ chức được xem là một "cơ thể sống" thường xuyên phải hoàn thiện. Do vậy, tổ chức phải tạo ra những cơ hội để mọi thành viên liên tục học tập, chia sẻ kiến thức tích lũy được để giải quyết vấn đề cụ thể của tổ chức.
  • Quản lý thông tin hay Nghệ thuật chắt lọc giá trị từ những nguồn thông tin khổng lồ!

    22/09/2015Nguyễn Tuyết Mai (tổng hợp)Hàng ngày, có biết bao luồng thông tin mạnh mẽ và dồn dập đưa vô vàn các dữ liệu vào máy tính, điện thoại và bàn làm việc của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Trong khối lượng thông tin khổng lồ đó có thể chứa đựng những bí quyết giúp đem lại ưu thế cạnh tranh, nhưng đồng thời cũng có thể đem lại những bước đi sai lầm nếu sa đà vào những dữ liệu chẳng có liên quan mà đánh mất đi những chi tiết quý giá...
  • Hưởng thụ văn hóa của doanh nhân: Một nhu cầu lớn và có thật

    13/10/2014Kim YếnĐối với nhiều doanh nhân, nhu cầu hưởng thụ văn hóa gần như trở thành một đam mê vô tận. Nó làm cho cuộc sống vốn đầy rẫy bận rộn và lo toan trở nên thi vị hơn, ý nghĩa hơn. Niềm đam mê ấy đôi khi còn lớn hơn công việc đa đoan của người kinh doanh nữa. Theo cách riêng, mỗi doanh nhân tìm tòi trong sự tận hưởng về văn hóa, nghệ thuật những giá trị song một cách nghiêm túc, để có thể cân bằng giữa trí tuệ, tình cảm, ý chí.
  • Chân dung người học suốt đời

    14/04/2014Học tập suốt đời trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân vì mục tiêu cuối cùng của các chính sách hay chương trình hành động giáo dục dù ở cấp độ quốc gia hay toàn cầu là giúp cho mỗi cá nhân đạt được những kiến thức, kỹ năng và thái độ mới để đối phó với những thay đổi nhanh chóng của hoàn cảnh xã hội...
  • Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?

    20/08/2013Minh ThiKhi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
  • Những điều không thể bỏ qua trong cuốn sách cha giàu cha nghèo

    20/12/2006Nếu bạn đã đọc cuốn CHA GIÀU CHA NGHÈO cũng chớ bỏ qua bài viết này vì nó được trích dẫn phần linh hồn của cuốn sách. Cảm nhận xâu sắc bài viết này bạn sẽ hoàn toàn có cơ hội tự do về tài chính.
  • Lắng nghe là một nghệ thuật

    29/09/2006Huy ThạchBiết lắng nghe ý kiến của nhân viên để tìm ra giải pháp quản lý tối ưu là một trong những yếu tố có thể giúp một người lãnh đạo Công ty đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
  • Đừng tiếc tiền đầu tư kiến thức

    22/07/2006V.A & nhóm tư vấn HR"Con đường nào cũng là quá trình của một đẳng thức gồm sự chuẩn bị và nắm bắt cơ hội kịp lúc!" - ông Vũ Xuân Tường, Giám đốc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của Công ty Theodore Alexander (chuyên sản xuất hàng nội thất bằng gỗ), đúc kết từ kinh nghiệm quản lý 8.000 lao động tại doanh nghiệp của mình...
  • Phát hiện tức là của cải

    23/06/2006Tùng QuânNhà điêu khắc Pháp nổi tiếng Rodin có câu "Bên cạnh chúng ta không thiếu cái hay mà chúng ta chưa phát hiện ra? Có thể thấy trong cuộc sống, chịu khó suy nghĩ để ý một tý, quan sát tỷ mỷ một chút thì ta sẽ nắm được những cái ta cần có, kể cả của cải....
  • Mua lấy sự khôn ngoan của người đời

    05/09/2005Nguyễn Sĩ DũngDịch vụ tư vấn phát triển là do nhu cầu của con người về ý kiến thức và về sự hiểu biết ngày một tăng lên. Thực ra, nhà sản xuất bán hàng hóa, thì nhà nghiên cứu bán sự hiểu biết là chuyện bình thường trong nền kinh tế thị trường...
  • Kinh nghiệm hay kiến thức?

    28/07/2005TS Phan Đăng TuấtTôi có người quen, có thể nói là thân, sau một chuyến làm ăn ở nước ngoài về, có lưng vốn kha khá. Khi thấy cơ chế kinh doanh trong nước có chiều hướng cởi mở, bèn nảy ý định mở một nhà hàng ăn đặc sản. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu khá tường tận thị trường, một phương án kinh doanh đã được hình thành.
  • Mặt bằng xây dựng...và người hưởng thụ

    19/07/2005Hồ Ngọc ĐạiNgười thiết kế toà nhà phải có trong tay các cứ liệu của mặt bằng, gồm có phần lộ thiên (diện tích, danh giới, phương hướng...) và phần chìm sâu trong lòng đất, độ rắn của chất đất.
    Mặt bằng cho toà nhà giáo dục có phần lộ thiên là nền sản xuất hiện đại (kinh tế tri thức) có tính toàn cầu và phần chính trị hội nhập. Phần chìm của nó là nền văn hoá bản địa và chất nhà trường hiện hành...
  • xem toàn bộ