“Quằn quại” nơi công cộng

10:27 SA @ Thứ Ba - 05 Tháng Mười Một, 2013
Con tôi rất thích đi Thảo cầm viên TP.HCM chơi nhưng sau vài lần đưa bọn trẻ đến đó, tôi đành bỏ hẳn thói quen này hoặc gợi ý để đưa chúng đi tham quan nơi khác.

Bởi không ít lần hai con tôi (đứa lớn chỉ mới 6 tuổi) trở thành khán giả bất đắc dĩ khi phải chứng kiến cảnh các đôi bạn trẻ say sưa “câu mỏ” dưới một tán cây, trên ghế đá hoặc bên cạnh một chuồng thú nào đó.

Việc phô diễn “tình cảm” nơi công cộng với những hình ảnh, tư thế gây xốn mắt người qua lại dường như đã là một đề tài quá cũ trên báo chí và cả trong đời sống. Mặc dù vậy, hiện tượng đáng phê phán này chẳng những không giảm mà có vẻ còn gia tăng, cả về độ phô diễn lẫn số lần xuất hiện.

Cảnh tượng một cô gái nằm lọt thỏm trong lòng bạn trai với những màn “khóa môi” điệu nghệ ngay giữa thanh thiên bạch nhật ở bất kỳ chỗ nào, trong tư thế nào khiến tôi chỉ muốn đưa bọn trẻ thoát khỏi nơi ấy càng nhanh càng tốt.

Tôi không hiểu với những bạn trẻ ấy, lòng tự trọng của họ để đâu mà lại có thể làm chuyện đó ở nơi có đông người qua lại cứ như thể chốn này chỉ dành riêng cho họ! Trong khi đó, những nơi như Thảo cầm viên, các công viên yên bình khác... cần có sự “trong lành” (theo mọi nghĩa) nên khách ra vào cần có thái độ cư xử văn hóa, đúng mực chứ không thể tùy tiện.

Một điều đáng lưu ý nữa là sự gia tăng về mức độ của những pha yêu đương... gay cấn ấy lại tỉ lệ nghịch với tuổi tác của các “đương sự”. Có lần, trên thang máy trong trung tâm mua sắm Diamond, tôi bắt gặp một cậu bé đang nói chuyện bỗng hôn cái “chụt” lên má cô bạn gái đi bên cạnh. Đáng nói là cô bạn cũng chẳng tỏ vẻ gì là e ngại hay mắc cỡ trước bao cặp mắt xung quanh. Tôi biết hai bạn nhỏ ấy là người Việt qua tiếng nói chứ nếu chỉ nhìn trang phục, kiểu tóc của cả hai và cách cô gái trang điểm, hẳn mọi người đều lầm tưởng họ là người Hàn hay người Nhật gì đó.

Không hiếm khi ta bắt gặp trên đường hình ảnh những đôi học trò mặc đồng phục, cô bé ngồi sau vòng tay ra trước ôm chặt cứng eo cậu bạn. Thỉnh thoảng cậu bạn ngoái lại phía sau hôn cái “chụt” lên má cô bé, cô cậu trong tay, siết chặt. Có khi họ đi nhiều cặp thành một nhóm, cặp này “biểu diễn” xong tới cặp kia, cứ thản nhiên như ở chốn không người mà chẳng tỏ vẻ ngượng ngùng.

Hẳn có người cho rằng “như thế là Tây”. Nhưng Tây họ chỉ hôn nhau chớ đâu có... quằn quại ở chỗ công cộng, “phô” và “lố” như vậy. Đó là chưa nói đa số người Việt Nam vẫn quen với cách thể hiện tình cảm kín đáo theo truyền thống của người Á Đông, nên những người nghiêm túc chắc chắn sẽ không phô bày tình cảm ở chốn đông người. Yêu đương là nhu cầu tự nhiên của con người. Nhưng “yêu lộ thiên” như một bộ phận trong giới trẻ hành xử như trên đã làm tổn thương các giá trị truyền thống.
Nguồn:Tuổi trẻ
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tình yêu lớn lên trong cãi vã

    18/05/2015Đỗ Quyên (dịch)Tình yêu chín muồi có lòng tin không gì có thể phá hủy. Đối với người thường xuyên mắc sai lầm, tình yêu là lòng tin. Yêu là tin vào mọi việc, tin vào cái tốt nhất, dù người tình có mắc sai lầm một ngàn lần, thì tình yêu vẫn tha thứ họ và yêu họ một ngàn lẻ một lần...
  • Lan man chuyện tình yêu

    09/11/2014Trường GiangTình yêu là sự rung cảm hoà hợp giữa hai trái tim, hai tâm hồn. Đó là quan niệm chính thống. Về lý thuyết, nó được nhất trí gần như tuyệt đối. Trong thực tế, quan niệm đó cũng được đa số chứng minh rõ ràng. Song do sống trong trạng thái tình yêu khác nhau nên có không ít người quan niệm về tình yêu cũng khác nhau...
  • "Đời sống tình yêu"

    12/01/2010Vũ Quỳnh Hương"Người xưa từng nói, tình yêu là tự do, trong đời tôi chưa từng nghe điều gì ngớ ngẩn hơn thế. Tình yêu không mất tiền ư? Tình yêu đòi một cái giá cao nhất". Đó là những lời của nhân vật trong một trong những tiểu thuyết xuất sắc nhất của nhà văn người Israel, Zeruya Shalev - "Đời sống tình yêu" - vừa được ra mắt độc giả VN.
  • Yếu tố thiêng liêng trong tiếp hợp nho giáo

    15/10/2009Hồ LiênNgày nay, sự phát triển của mỗi nền văn hóa dân tộc gắn bó với quá trình giao lưu tiếp xúc với các nền văn hóa khác đã được hiểu như một quy luật phổ biến. Nhưng trong quá trình “chung chạ” ấy, như thế nào để “hòa nhi bất đồng”, bản sắc văn hóa dân tộc là gì, câu hỏi ấy tưởng như dễ trả lời, nhưng chỉ ra được, “bắt tận tay day tận trán” là việc không dễ dàng.
  • Canh cua và tình yêu

    02/05/2009Nguyễn Thị Thùy DươngHôm nay em nấu canh cua. Cua phải rửa sạch bỏ đi cát và bùn, bỏ đi những nhỏ nhen và ích kỉ rồi em mới bắt đầu xé cua Xé cua phải giữ chặt càng, đừng để càng cua cắp vào tay đau đấy, giữ kiêu hãnh của em yên nhé, hơi xước một chút thôi nhưng phải giữ yên...
  • Suy ngẫm về tình yêu

    14/02/2009Nguyễn Tất ThịnhTình yêu là điều không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần mỗi người đang sống. Ở đó là sự hội tụ của những cảm xúc riêng tư nhất, con người nhất với tất cả những lý do mong chờ, tìm được sự khao khát tuyệt đỉnh về những điều đẹp đẽ, những điều khiến người ta THÁNH THIỆN hơn bản thân họ rất nhiều...
  • Chat yêu và Chat đắng

    27/12/2008Phong ThuThông tin mạng – chat bây giờ đã và đang sinh ra một thứ gọi là: yêu nhau qua mạng nhằm…để yêu, tìm người yêu (gọi ngắn là Chat yêu) rồi yêu, rủ nhau đi chơi. Từ chỗ chưa và không quen biết gì hết, chỉ cần một lần, một cái… Chat là đã có được một người bạn hoặc một người yêu theo ý thích. Phương tiện giao lưu qua mạng đã biến thành giao tình không giới hạn và không có ai kiểm soát.
  • Trước hết phải biết yêu thương

    21/11/2008Thầy Văn Như Cương (đã ngoài 70 tuổi) và giảng viên trẻ Mai Quốc Khánh (mới ngoài 20 tuổi) đã cùng tham gia cuộc đối thoại thế hệ kỳ này, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
  • Tình yêu thời @

    28/05/2008Trịnh Trung HòaThời @ người ta liên hệ với nhau bằng internet và điện thoại di động vừa nhanh chóng vừa đơn giản hơn ngày trước các cụ gửi thư nhiều. Đã mất công soạn một tin nhắn mùi mẫn, tội gì không gửi đi hai, ba nơi. Thời nay, tìm được chàng trai, cô gái chỉ yêu duy nhất có một người và khước từ các tình yêu khác có lẽ hơi bị hiếm.
  • Yêu tốc độ rất khó thành công

    12/05/2008Đại đức Thích Đức Thiện“Rất khó” chứ không phải là “ không thể”. Đông tây kim cổ đã có vô số mối tình yêu tốc độ thắng lợi rực rỡ , “một ngày lên ngãi”, như công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử, Công chúa Quỳnh Nga và Thạch Sanh ở Việt Nam…v.v.. trong sáng, còn nay “Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều”, bao giờ cho đến ngày xưa?
  • Trong tình yêu chậm mới đẹp

    10/05/2008Vệ GiangTốc độ của cuộc sống qua ngày càng nhanh, đó là tốc độ, của cuộc sống công nghiệp, người ta đi nhanh làm nhanh, nghĩ nhanh, đồng tiền quay vòng vì thế thì mới giàu nhanh… mọi người phải nhanh hơn, đặc biệt là các bạn trẻ phải năng động để thích nghi với cuộc sống, điều đó là tốt nhưng không ít bạn đã sai lầm khi áp dụng “ tốc độ” ấy vào tình yêu.
  • xem toàn bộ