Lan man chuyện tình yêu

03:04 CH @ Chủ Nhật - 09 Tháng Mười Một, 2014

Tình yêu là sự rung cảm hoà hợp giữa hai trái tim, hai tâm hồn. Đó là quan niệm chính thống. Về lý thuyết, nó được nhất trí gần như tuyệt đối. Trong thực tế, quan niệm đó cũng được đa số chứng minh rõ ràng. Song do sống trong trạng thái tình yêu khác nhau nên có không ít người quan niệm về tình yêu cũng khác nhau.

Những người yêu đương suôn sẻ thì cho tình yêu là đoá hoa tươi ngát hương vĩnh cửu, là niềm vui bất tận, là động lực mạnh mẽ, thường xuyên trong lao động, học tập và công tác. Những người gặp trắc trở trong tình yêu hoặc sống trong cảnh yêu đương tan vỡ thì quan niệm tình yêu là vị đắng, là vực thẳm, là sự tàn phá cuộc sống yên bình, là ngọn lửa thiêu đốt sự nghiệp. Tình yêu là một thứ tình cảm rất nhạy bén. Có người đã trải qua mối tình sét đánh, mới gặp nhau trong một buổi hoặc chỉ mới quen nhau trong vài ngày, họ đã tỏ tình với nhau và nhận yêu nhau. Song đối với những người kỹ tính thì tình yêu đến với họ rất chậm. Cảm xúc của họ phát triển dồn dã như mưa phùn gió nhẹ nghĩa là phải qua nhiều năm tháng, tình yêu mới hình thành.

Trong tình yêu thì hành khất và vương giả đều như nhau.

Đã bước vào tình yêu thì ai cũng bộc lộ lòng mình, đều có những cử chỉ âu yếm thiết tha...

Những người đang yêu thường có những nỗi xốn xang khó tả, khó giấu. Họ cảm thấy cuộc đời đẹp, lạc quan, phấn chấn; họ sẵn sàng vượt qua mọi thử thách để đi tới được bến bờ hạnh phúc. Có người công khai trò chuyện về người mình yêu với người thân.

Những người đứng đắn thường sống thuỷ chung, say đắm một mối tình và đã yêu thì bao giờ cũng nghĩ tới hôn nhân. Họ cho rằng sống một lúc với nhiều mối tình thì thực chất là không có mối tình nào thực sự trong lòng. Như thế là đang sống nghèo chứ không phải sống giàu.

Đã yêu thực lòng, yêu sâu sắc thì họ bất chấp mọi ngăn cách. Tình yêu không có tuổi, không biên giới, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, địa vị. Trong tình yêu chân chính không có phép so sánh, không có những tính toán nhỏ nhen, tầm thường. Họ quan tâm săn sóc nhau, dễ dàng nhân nhượng nhau, giầu lòng vị tha đối với nhau; gắn bó với nhau cả trong thực tế và trong tâm tưởng. Họ kiếm tìm tình yêu thành một sức mạnh lớn lao. Nhà văn hóa La Cordaire cường điệu sức mạnh đó lên bằng một câu hành ngữ lãng mạn nhiều ý nghĩa: “một giọt ái tình có thể làm tan cả vũ trụ”.

Nhưng con đường của tình yêu chẳng mấy bằng phẳng. Có trải qua đau khổ, tình yêu mới thêm sâu đậm và thử thách là sợi giây mềm buộc cho tình yêu bền vững. Đau khổ và thử thách trong tình yêu không phải là thảm hoạ nếu những người trong cuộc đã thực lòng yêu nhau.

Trong tình yêu có chứa chất lòng ích kỷ. Đó là chất vữa kết dính chứ không phải là vị độc hiểm nguy, nếu biết dừng lại ở mức độ cho phép. Lòng ích kỷ nếu để cho nó phát triển đến cùng độ thì lại khác, sức tàn phá của nó còn hơn cả bạo lực.

Trong tình yêu thường hay có nghi ngờ, song nghi ngờ chưa phải là sự thật. Nghi ngờ là để tìm cho ra sự thật để có thái độ thích hợp thoả đáng. Đừng để nghi ngờ tạo ra một cái án treo lơ lửng trong tình yêu. Nghi ngờ cũng đáng sợ cho tình yêu đấy; nhưng nghi ngờ cũng kích thích cho tình yêu phát triển. Những người đã chán tình yêu thì chẳng hơi đâu mà nghi ngờ nữa.

Trong tình yêu, đừng e ngại về sự làm đẹp bản thân. Làm đẹp bản thân với một tâm hồn trong sáng là cách tốt nhất để gìn giữ tình yêu. Người nữ ăn mặc lịch sự, có duyên, người nam trang nhã, thoáng đãng, nhân hậu càng làm cho đôi bên thêm tự hào về nhau, mến yêu nhau.

Trong tình yêu sâu sắc, con người thường say nhưng đừng để trở thành kẻ si tình. Đã si tình thì không còn sáng suốt nữa dễ mắc cạm bẫy; tình yêu không còn là một trạng thái êm dịu, sảng khoái mà dần dần nó sẽ trở thành một hình phạt khắc nghiệt. Nói đến tình yêu thường người ta hay nghĩ đến sự quấn quýt, sum họp. Nhưng như vậy không có nghĩa là không có xa lánh. Khi tình yêu đã sâu nặng thì xa cách chỉ làm cho tình yêu thêm mặn nồng cũng như ngọn lửa khi đã đỏ hồng thì gió thổi chỉ làm cho ngọn lửa thêm rực cháy. Nhưng sự xa cách ở đây cũng phải có mức độ và trong xa cách cũng phải có sự liên hệ tối thiểu bằng cách thỉnh thoảng có đi về, thỉnh thoảng có thư từ, có điện thoại đường dài hoặc Email, có chat qua mạng... Nếu sự xa cách đã trở nên biền biệt hàng chục năm, không có chút liên hệ nào thì lại là tình huống khác rồi; tình yêu không còn lý do tồn tại nữa trừ trường hợp đặc biệt. Một quan điểm nhân đạo nào đó phải cho phép tình yêu được giải phóng. Quyền tự do yêu thương, tự do hôn nhân là một điều khoản thông thoáng, hiện đại của luật pháp ngày nay cần được vận dụng vào những trường hợp như thế này.

Người đời cũng rất minh mẫn nhận rõ một điều là trong tỉnh yêu cũng có tiêu cực, cũng có những sai lầm dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng mà cả nam lẫn nữ đều phải đề cao cảnh giác, phải tự răn bảo mình.

Lòng tham của con người đôi lúc cũng vô đáy, ý thức đi tìm của lạ, tìm cảm giác mới nhiều khi là mất, là nét tâm lý khá phổ biên, nhất là thanh niên, trung niên nam nữ ở thành thị. Một số không ít người có hiện tượng bắt cá hai tay hoặc sống hết sức lãng mạn, trác táng; đi đến đâu cũng bắt bồ, tỏ tình và sống chung chạ như vợ chồng. Có người đã kết hôn rồi, thậm chí có con rồi nhưng vẫn lừa dối người bạn khác giới của mình để có những mối quan hệ gắn bó trái với đạo lý và pháp luật.

Trên đời này không thiếu những mối tình không xuất phát từ sự yêu thương nhau mà chỉ là lợi dụng nhau. Một phía thì lợi dụng tiền tài, của cải vật chất hay địa vị, quyền lực; một phía thì lợi dụng xác thịt; thoả mãn những cuồng vọng man dại.

Và cũng có những mối tình yêu nhau, say nhau một cách đắm đuối, sinh ra mù quáng, chẳng còn thấy gì trời đất. Đối với họ, tình yêu là tất cả. Khi tình yêu xuất hiện là trí óc phân liệt, lý lẽ im bặt, trách nhiệm công tác và sự công bằng, hợp lý biến mất.

Rõ ràng tình yêu vừa ngọt ngào vừa cay đắng, con người được phép say nhưng phải tỉnh. Cái kỳ diệu của tình yêu lý tưởng là vừa chan hoà hạnh phúc mà vẫn rực rỡ ánh sáng của nếp sống văn minh, của tâm hồn cao đẹp.

Giáo dục thời đại, 2007.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bản chất tình yêu

    14/09/2014Minh TúTại sao một đối lượng nào đó dù chỉ là lần gặp gỡ đầu tiên đã "hớp" hồn ta? Tại sao người ta luôn tìm kiếm sự lãng mạn của nhau? Tại sao có người chỉ yêu duy nhất một người đến trọn đời? Muôn vàn câu hỏi tại sao vẫn chưa có lời đáp...
  • Bàn về tình yêu

    27/08/2018M.Scott PeckMột người yêu thương đích thực xử sự theo tự kỷ luật và một mối quan hệ yêu thương đích thực còn là một mối quan hệ có kỷ luật. Nếu tôi yêu thương thực sự một người khác, đương nhiên tôi sẽ xử sự như thế nào để có thể đóng góp nhiều nhất vào sự trưởng thành tinh thần của người ấy.
  • Siêu hình tình yêu

    10/11/2016Arthur SchopenhauerNgười ta có thói coi các nhà thơ nhất thiết chỉ lo mô tả ái tình. Ái tình thường là đề tài chính của mọi vở kịch, cổ điển cũng như lãng mạn, Ấn như Âu; đồng thời nó cũng vẫn là chất liệu của phần lớn thi ca trữ tình và hùng tráng; chưa hết, ngoài thi ca còn hàng đống tiểu thuyết mà tại mọi xứ văn minh ở Âu, và từ bao thế kỉ nay, mỗi năm sản xuất đều đều cũng như hoa quả của trái đất. Tất cả các tác phẩm ấy xét cho cùng đều chẳng qua chỉ là những sự diễn tả, hoặc sơ sài, hoặc tỉ mỉ, về cái đam mê mà chúng ta đề cập đến đây.
  • Tình yêu

    03/03/2016Trương PhiênTâm tình với bạn trẻ mà nói về tình yêu, một lĩnh vực rộng lớn, tế nhị, đối với người lớn tuổi e có nhiều điều không còn hợp nữa. Những người già hay nói chuyện cũ, tôi kể chuyện cũ với các bạn...
  • Nghe Phật dạy về tình yêu

    14/02/2016Hằng NguyễnNày người trẻ, bạn có biết Phật dạy như thế nào về tình yêu? Tôi đã may mắn tham dự một buổi pháp thoại của Thiền sư Nhất Hạnh về tình yêu: mối quan hệ giữa yêu thương và hiểu biết, tình yêu từ bi hỉ xả, tình yêu và tình dục. Ông gọi đó là “yêu thương theo phương pháp Phật dạy”...
  • Các loại tình yêu

    21/09/2014Hầu hết chúng ta khi nghe từ “tình yêu” thường nghĩ ngay đến thái độ của một người đàn ông với người con gái chưa chồng. Đây chắc chắn là một dạng tình yêu rất thực và hiển nhiên. Nó không chỉ là chủ đề của những vở kịch lớn, những bộ phim Hollywood, và tiểu thuyết lãng mạn. Nó còn là một trong những biểu hiện cơ bản của đời sống vợ chồng, của sự ràng buộc dài lâu giữa hai người biến họ thành một thể xác. ...
  • Chuyện tình yêu và lý trí

    23/07/2014Ngày xửa ngày xưa, trước khi loài người xuất hiện, đức hạnh và những thói xấu sống lơ lửng xung quanh nhau và cuộc sống đối với chúng vô cùng chán nản khi chẳng tìm thấy việc gì đó để làm...
  • Tình yêu và tình dục

    18/04/2014Sưu tầmTình yêu quá nhiều lần bị lép vế trước tình dục. Nó dày công vun xây những tình huống lãng mạn tuyệt vời và rồi đùng một cái tình dục ló mặt ra làm lâu đài tình linh thiêng kia tan ra như bong bóng xà phòng...
  • Siêu hình tình yêu - Siêu hình sự chết

    22/09/2009Arthur SchopenhauerSchopenhauer thường hay nói: "Tôi không phải là ông thánh". Và lời tuyên bố này chả có gì là tự hạ. Sự mâu thuẫn giữa nhân cách và tác phẩm do đó được bù đắp bằng sự hòa hợp giữa tác phẩm với đặc tính tri thức của tác giả, với đường nét của thiên tài của ông. Và, đối với Schopenhauer, sự hòa hợp này là điều thiết yếu, vì theo ông, nhân cách tri thức, chứ không phải nhân cách đạo đức, tạo ra con người hơn người.
  • Suy ngẫm về tình yêu

    14/02/2009Nguyễn Tất ThịnhTình yêu là điều không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần mỗi người đang sống. Ở đó là sự hội tụ của những cảm xúc riêng tư nhất, con người nhất với tất cả những lý do mong chờ, tìm được sự khao khát tuyệt đỉnh về những điều đẹp đẽ, những điều khiến người ta THÁNH THIỆN hơn bản thân họ rất nhiều...
  • Tình yêu làm con người mang bản nguyên thần thánh

    21/12/2007Bùi Quang MinhSolovyev chỉ ra 5 loại quan hệ nam nữ với loại quan hệ nam nữ có tình yêu gắn với lý tưởng hóa đối tượng yêu, làm chúng ta khi yêu mang bản nguyên thần thánh. Tình yêu nam – nữ tuyệt đích sẽ bất tử hóa tất cả bởi tình yêu chuyên trở sự sống vĩnh cửu cho cái mình yêu, tái sinh vĩnh viễn trong cái đẹp...
  • Quy luật tình yêu

    06/12/2007Ba hành khách cùng đi trên một chuyến tàu tới ga Tình yêu: Sòng phẳng, Ích kỷ và Vị tha. Cả ba đều mang theo mình hai gói đồ: Nhận và Cho, nhưng độ nặng nhẹ khác nhau: Sòng phẳng: Cho = Nhận, Ích kỷ: Cho < Nhận, Vị tha: Cho > Nhận...
  • xem toàn bộ