Những giá trị vĩnh hằng từ di sản Engels
Nhà tư tưởng lỗi lạc Friedrich Engels là một trong những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản, và, như V.I. Lenin đã nói, sau Karl Marx, ông là "nhà bác học tuyệt vời, người thầy của chủ nghĩa vô sản hiện đại trong thế giới văn minh"...
Di sản tinh thần ông để lại rất đồ sộ: những bài báo, những tác phẩm văn chương dưới bút danh F. Oswald: Gia đình thần thánh (đồng tác giả với K. Marx, 1845), Thực trạng giai cấp công nhân tại Anh (1845), Hệ tư tưởng Đức (1845-1846), Tuyên ngôn đảng Cộng sản (đồng tác giả với Marx, 1848), Chống During (1878), Nguồn gốc của gia đình, sở hữu tư nhân, và nhà nước (1884), Tư bản (tập 2, và 3 - biên tập và xuất bản dựa trên bản thảo của Marx, 1885, 1894) ngoài ra còn rất nhiều bài báo về công cuộc giải phóng dân tộc ở các nước Ấn Độ và Trung Hoa, chiến tranh Ý - Pháp - Áo, nội chiến ở Mỹ…
Trong hoàn cảnh lịch sử mới hiện nay, những tác phẩm của Engels không hề mất đi tính thời sự. Ta vẫn tìm thấy chân giá trị vĩnh hằng trong những tư tưởng của ông đối với khoa học hiện đại ở nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống: về bản chất con người, về quan hệ giữa người và người, giữa con người và thiên nhiên, về tự do của con người, về ý nghĩa của cuộc sống... Xin giới thiệu với bạn đọc một số câu trích từ các tác phẩm của triết gia vĩ đại của nhân loại Friedrich Engels:
* Ta không nên quá ảo tưởng vào những chiến thắng của mình đối với thiên nhiên. Thiên nhiên sẽ trả thù ta cho mỗi một "chiến thắng" ấy.
* Những ý tưởng nhen nhóm, nuôi dưỡng lẫn nhau, giống như những tia lửa điện vậy.
* Khi con người thôi không là nô lệ của con người nữa thì con người lại trở thành nô lệ của đồ vật.
* Không thể chạy trốn khỏi số phận - hay nói cách khác, không thể trốn chạy khỏi những hậu quả tất yếu từ các hành động của mình.
* Đứa trẻ ít bị xúc phạm thì lớn lên sẽ trở thành người biết tự trọng nhiều hơn.
* Những quyết định nông nổi thường rất cao thượng, hào hiệp, và anh hùng nữa, nhưng thông thường chúng dẫn đến những điều ngu ngốc.
* Nếu cuộc hôn nhân vì tình yêu được coi là chuẩn mực đạo đức thì cuộc hôn nhân ấy chỉ được coi là đạo đức nếu như sau đó, tình yêu vẫn còn tiếp tục tồn tại.
* Một cá nhân được khắc họa tính cách không chỉ bằng những việc anh ta làm mà còn bằng cách anh ta làm việc ấy nữa.
* Sự hèn nhát làm mất đi trí tuệ.
* Nếu ta muốn cống hiến cho một sự nghiệp, một công việc nào đó thì trước tiên công việc ấy, sự nghiệp ấy phải trở thành sự nghiệp ích kỷ của riêng ta.
* Một dân tộc không thể được tự do nếu dân tộc ấy uy hiếp các dân tộc khác. Sức mạnh mà dân tộc này cần có để đè nén dân tộc khác cuối cùng sẽ luôn chống lại chính dân tộc ấy.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường