Những Cường những Hiền

05:36 CH @ Thứ Ba - 27 Tháng Tám, 2019

“Nữ hành khách đại náo sân bay” vừa kịp nổi tiếng tên là Lê Thị Hiền. Hiền mà không hiền. Nghe bằng hết những lời nhân vật này chửi bới nạt nộ rủa xả người khác ở chốn công cộng, thấy thân làm đại úy công an mà hành xử còn hơn dân "anh chị”. Nhưng kiểu người này không hẳn hiếm, độc đáo lắm đâu...

Chủ tịch Korean Air cúi đầu xin lỗi, cùng lúc đuổi việc 2 cô con gái cưng

.

Năm trước, ái nữ của chủ tịch Korean Air- hãng hàng không lớn nhất Hàn Quốc gây ra vụ bê bối chấn động: bắt tiếp viên quỳ xin lỗi mình chỉ vì người này khi phục vụ mác-ca đã không bày trên đĩa mà đưa tay không. Bắt quỳ, và bắt máy bay quay lại cổng xuất phát để đuổi anh tiếp viên xuống. “Công chúa hư”sau đó phải từ chức- tất cả các chức, bị bắt. Báo Hàn gọi vụ này là “cơn giận hạt mác-ca”. Một cơn cuồng nộ, phút chốc mất tất cả. Song có lẽ không hẳn là phút cả giận mất khôn mà là sự bộc lộ không chóng thì chày, bản chất ngạo mạn của kẻ cậy quyền cậy thế? Còn nhân vật bé nhỏ hơn, Hiền nhà ta thì sao?
.
Hành lý bị quá cân, chắc bà hy vọng được ưu tiên, nhất là khi lấy nê “có con nhỏ đi theo đang ốm”. Không được như ý, bà chửi bới xối xả cô nhân viên làm thủ tục, chê từ ngoại hình người ta chê đi “mặt đã xấu còn ngu”. Làm như mình hoàn hảo lắm, và rủa “chưa có chồng ế chồng, có con (thì) dị tật”. Bà văng tục cả rổ, gây hấn cả với những người can ngăn. Tiếp đó để mất cuống vé, không được lên máy bay thì bà tiếp tục làm loạn ở khu vực kiểm tra an ninh, sấn sổ chửi bới, vung tay đánh, vu vạ…Rõ tội, trông có vẻ khỏe mạnh lại ra sức thị uy thế mà phút chốc thấy gào “ối giời ôi làng nước ôi nó đánh tôi”…
Xem mấy phút clip về hành khách Hiền, tôi lại thấy thương thương. Vì người này tổng hòa hơi bị nhiều thứ. Nền tảng giáo dục và văn hóa- không có tí ti nào đã đành, nhưng lại có nét gì đó hơi thần kinh. Và có vẻ là một công dân mạng nên câu trước câu sau đã lôi Facebook ra dọa cô kia “tao phải chạy 5 triệu đưa con này lên Facebook”. Ăn mặc thì như thể đang tiện đi ăn sáng gần nhà, chứ không phải là trên chuyến bay hàng ngàn cây số. Thần kinh và nhận thức có vấn đề (mà làm được đại úy?) nên mới không biết mình đang cực lố bịch, mà lại tưởng đang bóc mẽ được một lũ “sống như thế à”, nhằm vơ lấy sự đồng tình của những người chứng kiến?
.
Ngoài ra, liệu vị này có ảo tưởng về địa vị đại úy công an cảnh sát giao thông trật tự phản ứng nhanh- chuyên bắt phạt người vi phạm?
.
Tháng trước bối cảnh máy bay tàu bò cũng có hành khách đặc biệt- Vũ Anh Cường, sếp công ty địa ốc Đất Lành. Không hiểu bia rượu vào hay đã quen thói, mà thản nhiên sờ soạng hành khách và tiếp viên, kết cuộc bị phạt, bị bêu khắp các báo và mạng xã hội, kiếm lỗ nẻ mà chui thì vừa. Câu “mày biết tao là ai không” mà ông hỏi đội tiếp viên phản đối ông, tôi đồ rằng chỉ là giai thoại người ta thêm vào. Và nếu có thêm thắt thì chắc vì người ta thấy loại người hành xử như vậy thì ắt nói năng như thế. “Mày biết tao là ai không” trở thành câu đùa duyên về một “trend” (xu hướng) hành xử của một loại người trong xã hội hiện đại.
.

.“Mày biết tao là ai không?” – câu nói đang thành trend mấy ngày nay – được cho là phát ngôn của một vị đại gia thành đạt. Ảnh: Người Đưa Tin
.
Văn hóa ứng xử nơi công cộng và văn hóa nói chung của người Việt hiện nay thì quá ư “vấn đề” rồi. Hoang dã mông muội lắm mà không biết. Như bà Hiền trên kia, vừa uống mật gấu (nên nóng tính) vừa uống thuốc liều (nên mới phơi lộ thói tật ở chỗ đông người trong khi mình là chức việc, có thể mất việc như chơi), lại vừa ảo tưởng quyền lực (như bà con hay nói: “ảo tưởng sức mạnh”), lại thêm “ẩm IC”.v..v…(Có người còn nghi vấn: Hay hồi xưa gắp điểm vào bài thi?Hihi). Gốc gác của mọi cuộc xung đột không đáng có, trước hết là vì chúng ta thiếu sự tôn trọng đối với con người, quên hoặc không được dạy rằng đến con vật cũng cần được tôn trọng. Và không biết mình là ai. Bây giờ, ra ngõ là gặp những Hiền những Cường và đó là nỗi buồn không của riêng ai.
Nguồn:Tiền Phong
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa và phép ứng xử văn hóa thời hậu chiến

    02/02/2019Nhà văn Hoàng Quốc HảiĐúng, là cần phải giải quyết cấp tốc cái ăn, cái mặc. Nhưng chưa đủ là do ta chưa quan tâm đúng mức, và cũng chưa hình dung hết những vấn đề của con người sau hậu chiến. Đặc biệt chưa có một chiến lược văn hóa đúng tầm vóc của một quốc gia...
  • Người thiếu văn hóa sẽ ứng xử theo kiểu bản năng

    15/08/2017Văn hóa còi xe, hay rộng hơn là văn hóa ứng xử nói chung, là những thứ ăn vào tiềm thức, gốc rễ. Con người thiếu văn hóa, thì sẽ ứng xử theo kiểu bản năng, và gây cho người xung quanh những sự khó chịu không đáng có. (Tran Ngoc Trung)...
  • Văn hóa ứng xử của giới trẻ

    26/05/2016Sương LamBên cạnh những cái "được" dễ thấy của người Việt trẻ như kiến thức rộng, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tư duy nhạy bén... thì cũng có những điều trái khoáy: các bạn "thiếu văn hóa" một cách trầm trọng trong ứng xử. Chúng ta vẫn thường nghe "Thanh niên là rường cột của nước nhà", là "hy vọng của quốc gia"... Vậy thì Việt Nam ta rồi sẽ về đâu?
  • Một số hội chứng tâm lí trong giao tiếp ứng xử

    28/02/2016Nguyễn Tất ThịnhDưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số hội chứng điển hình trong giao tiếp ứng xử có tác dụng dương tính hay âm tính đến sự thành công trong giao tiếp với các đối tác của bạn trong cuộc sống...
  • Đi tìm nét đẹp văn hóa ứng xử

    02/02/2016Lý Lam“Ngày xuân sang ta chúc nhau…”, “Con chúc ông bà sống lâu thật lâu…” – Lời ca rộn ràng nhân dịp xuân về cho thấy những câu chúc của chúng ta dành cho ông bà, bố mẹ, người thân, bạn bè, láng giềng… là một điều rất đỗi tự nhiên, quen thuộc. Đặc biệt trong dịp xuân về, khi mà Dù đi đâu ai cũng nhớ / Về chung vui bên gia đình, dường như ai cũng sống nhân ái hơn, mở lòng hơn với mọi người…
  • Ứng xử với thông tin

    12/11/2015Phan ĐăngKhái niệm “công dân IT” (Information Technology) gợi mở nhiều suy nghĩ về vấn đề kiểm soát thông tin và sở hữu thông tin trong một bối cảnh toàn cầu hóa, công nghệ hóa, vi tính hóa hôm nay...
  • “Quằn quại” nơi công cộng

    05/11/2013Lê Thị Ngọc ViViệc phô diễn “tình cảm” nơi công cộng với những hình ảnh, tư thế gây xốn mắt người qua lại dường như đã là một đề tài quá cũ trên báo chí và cả trong đời sống. Mặc dù vậy, hiện tượng đáng phê phán này chẳng những không giảm mà có vẻ còn gia tăng, cả về độ phô diễn
    lẫn số lần xuất hiện...
  • Một số qui luật trong hành vi ứng xử

    21/01/2009Nguyễn Tất ThịnhNhững nghiên cứu, phân tích của khoa tâm lí học đã đóng góp những thành tựu to lớn vào kho tàng hiểu biết của chúng ta về hành vi ứng xử của con người. ở đây tôi kế thừa và cố gắng kiến giải ngắn gọn để đưa ra một vài qui luật ứng xử điển hình.
  • “Giáo dục nhồi nhét thì dẫn đến “vô văn hóa”

    26/10/2008Sơn HàBằng kinh nghiệm của nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy tại trường Đại học Công nghệ Tokyo (Nhật Bản) và Đại học Sungkyunkwan (Hàn Quốc), GS Vật lý Vũ Văn Hùng chia sẻ những quan sát của ông về tính chủ động trong các giảng đường đại học tại các quốc gia nói trên.
  • Ứng xử với thiên nhiên

    05/06/2006Phan QuangThật chưa đủ khi chỉ gọi rừng và thiên nhiên là những người bạn tốt của Chúng ta. Còn hơn thế, đó là những người bạn nhẫn nại. Họ sẽ chẳng phàn nàn với ai. Họ chỉ thầm lặng ra đi, thầm lặng biến mất nếu bị chúng ta coi thường những nhu cầu của họ...
  • Văn hóa ứng xử và tiến bộ xã hội

    25/05/2006Nguyễn Văn TrọngThời gian gần đây dư luận nước ta xôn xao nhiều về các yếu kém của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Trước hết là hệ thống trong dạy nghề quá yếu không có mấy người đi học và không có trưởng tốt đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại...
  • Văn hóa ứng xử = sức mạnh doanh nghiệp

    09/07/2005“Người giỏi hay đi, làm sao giữ chân được họ? Chỉ có họ mới tự giữ được nhau. Và sự ràng buộc này không phải bằng tiền lương, chức vụ, vì những thứ này thường không có nhiều, mà phải tạo được sự liên kết bằng văn hóa doanh nghiệp”.
  • xem toàn bộ