Nhật Bản mở cuộc duy tân
Từ nhỏ đến lớn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, nào là chính trị giáo dục, nào là văn hóa võ bị, nào là công thương, lý tài, nào là cơ khí nghệ thuật, cho đến những chuyện y phục tầm thường, tập quán lặt vặt, chẳng sót một vấn đề nào hay một phương diện nào mà không hóa xưa ra nay, đổi cũ ra mới...
.
Sự đổi thay vận mạng của một dân tộc quốc gia, đã đành trước hết phải nhờ có bọn đương quyền khôn ngoan sáng suốt và bọn chí sĩ thức thời làm hướng đạo tiên phong, nhưng cũng phải nhờ nơi dân tâm dân khi có biết hăm hở tấn hóa tự cường mới được. Đó là hai sự cần dùng cho cuộc tấn hóa, phải nương dựa lấy nhau và cùng đi với nhau.
Nếu có bọn đương quyền và chí sĩ sốt sắng cải cách song bị phần đông người ta còn quá ngu si thủ cựu, tự họ không muốn khôn, muốn mạnh, hay là họ tưởng mình đã khôn lắm mạnh lắm rồi, như vậy thì việc quốc gia lợi ích, khó lòng trông mong thi thố thành tựu gì được. Trái lại nếu chí sĩ có, dân tâm có, nhưng vô phước mà bị đám người cầm quyền là lũ đầu óc ngu đại, cứ ngồi lỳ trên cao, lấy quyền to sức mạnh của chúng để đè ép cản trở ý muốn tấn hóa của dân, thì việc quốc gia đại kế cũng không trông mong gì làm nổi. Dân tộc nào gặp cảnh ngộ thế ấy, kết quả đố khỏi hoặc là trong nước nổi lên một phen cách mạng đổ máu gớm ghê, hoặc là bị mất nước với người ta, nếu không cũng bị lợi dụng và yếu hèn mãi; chắc ai cũng ngó thấy nhiều quốc gia bị lôi kéo đắm chìm vào trong cảnh dưới đó cảnh vong quốc nhiều hơn. Nhật Bản đã có dân khá, lại không bị quan ngu, thành ra họ tấn hóa tự cường được là phải lắm.
Tuy ban đầu Mạc phú nhất định chủ trương khai quốc mà dân tâm xôn xao phản đối; chẳng qua chi là sự hiểu lầm chốc lát đó thôi; tới chứng có mấy hiệp súng ở Lộc Nhi đảo [Kagoshima] và Hạ quan [Shimonoseki] thì cả nước tỉnh ngộ như chớp nhoáng và mạnh bạo thay đổi tư tưởng ngay. Chớ không cố chấp. Bao nhiêu tâm lực trước kia để vào chủ nghĩa “tỏa quốc nhương di”, nay dồn cả về một mục đích “văn mình cải cách”, vậy rồi nên duy tân dựng lên.
Cuộc viếng thăm lần thứ nhất của hạm đội “Hắc chiến hạm” của đô đốc Matthew C. Perry tiến vào cảng Edo năm 1853. Biến cố này chấm dứt nhiều thế kỷ dài dặc Nhật Bản sống trong tình trạng cô lập và mở cửa xứ sở với thế giới bên ngoài - Ảnh: Công Luận (chụp lại từ tư liệu)
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/20147 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh Linh