Nhân dân Hà Nội “chủ động” vật lộn trong biển nước
Hà Nội không thể giữ được thế vững vàng… qua trận mưa chưa từng có này. Các hệ thống đèn giao thông, đường xá đi lại, cầu cống thoát nước, hệ thống cấp điện… đều đã “ra đi”. Chắc chắn Hà Nội sẽ tiếp tục đầu tư để sửa sang lại những cái đã hỏng. Có thể các cơ quan giao thông công chính sẽ cải tạo lại hệ thống thoát nước, hệ thống chỉ báo giao thông, nâng cấp các tuyến giao thông. Sở điện lực sẽ nâng cấp hệ thống đường dây tải điện và công suất hoạt động yếu kém của hệ thống máy phát… Cấp quản lý sẽ có thêm tầm nhìn xa hơn trong chiến lược lâu dài phát triển thủ đô đang mở rộng và hoàn thiện năng lực cán bộ làm công tác quản lý.
Nhưng đó là chuyện của "mười năm, hai mươi năm" nữa... Chỉ biết rằng hiện nay, người dân thủ đô đã phải gánh chịu muôn vàn thiệt hại. Tính đến thời điểm này đã có 8 người thiệt mạng. Hàng vạn ô tô, xe máy hư hỏng hay bị vứt lại tại các vùng ngập nước. Rất nhiều khu vực trong nội thành sống trong ngập úng, bị cô lập với bên ngoài, mất điện sinh hoạt trên diện rộng, đường xá úng ngập ngày một cao, các nút giao thông trọng điểm tắc nghẽn hoàn toàn, sinh hoạt của người dân bị đình trệ. Chắc chắn, sẽ có rất nhiều người phát ốm khi tham gia giao thông hỗn loạn dưới mưa.
Giữa lúc nước sôi lửa bỏng như vậy, tôi thử viếng thăm Cổng thông tin điện tử Hà Nội (www.hanoi.gov.vn), Báo Điện tử Hà Nội Mới (www.hanoimoi.com.vn) và đều không thấy bất cứ bài báo nào cập nhật thông tin hay đưa ra những khuyến cáo về trận mưa này. Trong khi đó, nếu viếng thăm bất cứ blog cá nhân nào, Báo điện tử của tp. Hồ Chí Minh (www.sggp.org.vn), hay các báo điện tử lớn khác đều có rất nhiều bài báo viết về trận mưa lịch sử của Hà Nội. Trận mưa bất thường này, đã phơi bày một thực tế rằng, giữa chính quyền thành phố và nhân dân không có hệ thống thông tin cảnh báo nhanh chóng, hiệu quả. Hệ thống thông tin liên lạc của thành phố với người dân về những tình huống khẩn cấp đã bị tê liệt khi xảy ra nguy cơ bất thường với an sinh xã hội. Người dân Hà Nội đã tự mình “vật lộn” với những khó khăn ập đến và vẫn đang tiếp tục vật lộn trong cơn mưa. Đói, rét, lụt… vẫn đang đe dọa ngay cả người dân bình thường chứ chưa nói tới những người ốm, người có hoàn cảnh khó khăn.
Trong cơn mưa như trút, người dân cần ở chính quyền những hành động thiết thực và hiệu quả hơn là chỉ gửi những công điện tới các cơ quan ban ngành của mình về việc tháo nước, mở cống, cắt/ nối điện. Nhiều người đặt câu hỏi các cơ quan công quyền, báo, đài, phương tiện truyền thông của Hà Nội ở đâu khi người dân vẫn "đói" thông tin mới nhất về tình hình ngập lụt, cắt điện trong thành phố, các điểm cấp cứu khẩn cấp, các địa điểm có bán đồ ăn, học sinh có được nghỉ học không, các cơ quan có được nghỉ làm không…? Chúng ta cần ở chính quyền thủ đô khả năng sống và chia sẻ cùng nhân dân trong những cơn hoạn nạn. Trái tim của người lãnh đạo thủ đô giàu có truyền thống nhân văn phải đập cùng một nhịp với trái tim của những người dân của thủ đô.
Nổi giận giữa "sông" Hà Nội!
(Tô Phán, Báo Lao động)
Mưa to sáng 31.10 đã biến hầu hết các con phố của Hà Nội thành sông và toàn bộ hệ thống giao thông của Hà Nội tê liệt - cho đến 21 giờ cùng ngày, giao thông vẫn tê liệt và khả năng sự tê liệt còn kéo dài nữa vì trời vẫn mưa...
Trước đó, qua nhiều trận mưa to, người dân đã đo được quá rõ năng lực của các ngành chức năng giao thông công chính Hà Nội là quá yếu kém. Nhưng qua trận ngập lụt ngày 31.10 thì người Hà Nội không chỉ là chê trách, mà là nổi giận thực sự.
Tại sao lại nổi giận khi mưa ngập là do thiên nhiên?
Thứ nhất, sự tê liệt của giao thông Hà Nội cả ngày 31.10 dẫn đến sự tê liệt hoạt động kinh tế, xã hội của thành phố và cả các cơ quan trung ương trên địa bàn. Những thiệt hại này không thể tính bằng tiền.
Thứ hai, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá... của cả nước. Thế mà chỉ cần một trận mưa đã biến thành sông gây nên nhiều thiệt hại về vật chất, tinh thần. Không chỉ một lần mà tình trạng này diễn ra nhiều năm, nhưng hầu như không thấy có gì cải thiện, mọi yếu kém trong việc thoát nước vẫn như... ngày xưa. Trong khi đó đã đầu tư vài trăm triệu USD cho các công trình thoát nước hiện đại của Hà Nội, các công trình này đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ lâu.
Thứ ba, cả ngày 31.10 hầu hết các cuộc họp quan trọng đều huỷ hoặc dang dở vì không đủ người dự (do bị mắc kẹt giữa phố, tiến không được lùi không xong). Có những cuộc họp bàn các vấn đề liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp như hợp đồng kinh tế, giải quyết những vấn đề cấp bách của doanh nghiệp trong thời lạm phát..., bị huỷ thì cơ hội của doanh nghiệp cũng mất.
Thứ tư, xe ôtô, xe máy bị chết máy nổi lềnh bềnh trên phố sông, có những chiếc xe ôtô đắt tiền bị nước ngập làm nứt máy, coi như xong một đống gia tài. Thiệt hại này có thể tính bằng tiền.
Thứ năm, ôtô, xe máy chết máy, đường kẹt cứng, giao thông hỗn loạn, tai nạn xảy ra, khói xả ra làm ô nhiễm môi trường, người người nhỡ cuộc họp, nhỡ kế hoạch đang làm, không buôn bán kinh doanh được, sinh viên - học sinh không đến trường được, nhiều ca cấp cứu bị kẹt giữa đường đe doạ tính mạng con người... Còn "ông" giao thông công chính thì vẫn bài ca muôn thuở: Mưa to quá, hệ thống thoát nước quá tải!
Thứ sáu, những nhu cầu thiết yếu của dân bị đe doạ: Nước bẩn ngập vào nhà dân làm hư hỏng các thiết bị, nhưng nguy hiểm hơn là tràn vào các bể chứa nước sinh hoạt, gây dịch bệnh cho người.
Thứ bảy, sự yếu kém trong quy hoạch đô thị, trong đó có quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước, kéo dài nhiều năm như vậy nhưng các cán bộ ngành giao thông công chính hết năm này đến năm khác vẫn nhận bằng khen, huân chương lao động, có nhiều người còn được thăng chức ầm ầm.
Như thế thì không nổi giận mới là chuyện lạ!
Hà Nội không phải là một đô thị bình thường, mà là thủ đô của cả nước. Những năm gần đây, lãnh đạo Hà Nội đã phải cố gắng rất lớn để giải quyết nhiều vấn đề to lớn của thủ đô. Những vấn đề đó không chỉ quan trọng và cấp bách với một đô thị lớn, mà còn quan trọng và cấp bách với cả nước, bởi lẽ với vai trò trung tâm, Hà Nội phải có sức lan toả của những mô hình chuẩn. Nhưng quy hoạch đô thị (trong đó có giao thông và thoát nước) của Hà Nội đang lệt bệt đi sau một số thành phố khác. Đã đến lúc lãnh đạo Hà Nội không thể sống chung với những yếu kém trong các lĩnh vực này.
Được biết, đến lúc này không chỉ người dân nổi giận, mà lãnh đạo Hà Nội cũng đã nổi giận. Đó là sự nổi giận rất tích cực vì sự phát triển! Cuộc sống nhiều khi rất cần có những cuộc nổi giận thực sự để có thể bắt đầu những thay đổi lớn.
Mưa to sáng 31.10 đã biến hầu hết các con phố của Hà Nội thành sông và toàn bộ hệ thống giao thông của Hà Nội tê liệt - cho đến 21 giờ cùng ngày, giao thông vẫn tê liệt và khả năng sự tê liệt còn kéo dài nữa vì trời vẫn mưa...
Trước đó, qua nhiều trận mưa to, người dân đã đo được quá rõ năng lực của các ngành chức năng giao thông công chính Hà Nội là quá yếu kém. Nhưng qua trận ngập lụt ngày 31.10 thì người Hà Nội không chỉ là chê trách, mà là nổi giận thực sự.
Tại sao lại nổi giận khi mưa ngập là do thiên nhiên?
Thứ nhất, sự tê liệt của giao thông Hà Nội cả ngày 31.10 dẫn đến sự tê liệt hoạt động kinh tế, xã hội của thành phố và cả các cơ quan trung ương trên địa bàn. Những thiệt hại này không thể tính bằng tiền.
Thứ hai, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá... của cả nước. Thế mà chỉ cần một trận mưa đã biến thành sông gây nên nhiều thiệt hại về vật chất, tinh thần. Không chỉ một lần mà tình trạng này diễn ra nhiều năm, nhưng hầu như không thấy có gì cải thiện, mọi yếu kém trong việc thoát nước vẫn như... ngày xưa. Trong khi đó đã đầu tư vài trăm triệu USD cho các công trình thoát nước hiện đại của Hà Nội, các công trình này đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ lâu.
Thứ ba, cả ngày 31.10 hầu hết các cuộc họp quan trọng đều huỷ hoặc dang dở vì không đủ người dự (do bị mắc kẹt giữa phố, tiến không được lùi không xong). Có những cuộc họp bàn các vấn đề liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp như hợp đồng kinh tế, giải quyết những vấn đề cấp bách của doanh nghiệp trong thời lạm phát..., bị huỷ thì cơ hội của doanh nghiệp cũng mất.
Thứ tư, xe ôtô, xe máy bị chết máy nổi lềnh bềnh trên phố sông, có những chiếc xe ôtô đắt tiền bị nước ngập làm nứt máy, coi như xong một đống gia tài. Thiệt hại này có thể tính bằng tiền.
Thứ năm, ôtô, xe máy chết máy, đường kẹt cứng, giao thông hỗn loạn, tai nạn xảy ra, khói xả ra làm ô nhiễm môi trường, người người nhỡ cuộc họp, nhỡ kế hoạch đang làm, không buôn bán kinh doanh được, sinh viên - học sinh không đến trường được, nhiều ca cấp cứu bị kẹt giữa đường đe doạ tính mạng con người... Còn "ông" giao thông công chính thì vẫn bài ca muôn thuở: Mưa to quá, hệ thống thoát nước quá tải!
Thứ sáu, những nhu cầu thiết yếu của dân bị đe doạ: Nước bẩn ngập vào nhà dân làm hư hỏng các thiết bị, nhưng nguy hiểm hơn là tràn vào các bể chứa nước sinh hoạt, gây dịch bệnh cho người.
Thứ bảy, sự yếu kém trong quy hoạch đô thị, trong đó có quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước, kéo dài nhiều năm như vậy nhưng các cán bộ ngành giao thông công chính hết năm này đến năm khác vẫn nhận bằng khen, huân chương lao động, có nhiều người còn được thăng chức ầm ầm.
Như thế thì không nổi giận mới là chuyện lạ!
Hà Nội không phải là một đô thị bình thường, mà là thủ đô của cả nước. Những năm gần đây, lãnh đạo Hà Nội đã phải cố gắng rất lớn để giải quyết nhiều vấn đề to lớn của thủ đô. Những vấn đề đó không chỉ quan trọng và cấp bách với một đô thị lớn, mà còn quan trọng và cấp bách với cả nước, bởi lẽ với vai trò trung tâm, Hà Nội phải có sức lan toả của những mô hình chuẩn. Nhưng quy hoạch đô thị (trong đó có giao thông và thoát nước) của Hà Nội đang lệt bệt đi sau một số thành phố khác. Đã đến lúc lãnh đạo Hà Nội không thể sống chung với những yếu kém trong các lĩnh vực này.
Được biết, đến lúc này không chỉ người dân nổi giận, mà lãnh đạo Hà Nội cũng đã nổi giận. Đó là sự nổi giận rất tích cực vì sự phát triển! Cuộc sống nhiều khi rất cần có những cuộc nổi giận thực sự để có thể bắt đầu những thay đổi lớn.
Nguồn:Doanh Nhân 360
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005