Nhận diện nhóm cực hữu Right Sector ở Ukraine

08:24 SA @ Thứ Hai - 05 Tháng Năm, 2014

Nhóm dân tộc cực đoan Right Sector nổi lên trong cuộc lật đổ Tổng thống Ukraine Yanukovych.

Nhóm Right Sector là nhóm cực hữu cánh phải từng đóng góp rất lớn trong cuộc biểu tình lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych hồi tháng 2/2014. Nhóm cực hữu này được hình thành từ liên minh của nhiều nhóm dân tộc cực đoan được thành lập vào tháng 11/2013.
Hiện tại, nhóm Right Sector đã trở thành một đảng phái với người lãnh đạo là Dmytro Yarosh. Ông Dmytro Yarosh hiện đang là ứng cử viên cho chức Tổng thống Ukraine vào cuộc bầu cử ngày 25/5.


Lãnh đạo nhóm Right Sector Dmytro Yarosh tại Kiev ngày 21/2/2014.

Nhóm Right Sector bị chỉ trích vì các hành vi bạo lực của nhóm khiến cho truyền thông Nga có cái cớ để tuyên truyền về Ukraine như một nước tràn ngập các phần tử phát xít và là mối đe dọa đối với cộng động người nói tiếng Nga.

Nhóm Right Sector đang cố gắng biến mình thành một đảng phái chính trị có trách nhiệm tuy nhiên vẫn có rất nhiều hoài nghi về điều này từ cả những người Ukraine ủng hộ Kiev và người biểu tình thân Moscow.

Thành viên của nhóm Right Sector phần lớn là những thanh niên trẻ với tư tưởng dân tộc cực đoan.

Vai trò trong các cuộc biểu tình

Các thành viên nhóm Right Sector tham dự vào cuộc biểu tình Maidan ở Kiev từ cuối tháng 11/2013 nhưng không nhận được nhiều chú ý cho đến khi bạo lực xảy ra giữa người biểu tình và cảnh sát ở trung tâm Kiev vào ngày 19/1/2014.

Nhóm Right Sector luôn đóng vai trò dẫn đầu trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát.

Các thành viên Right Sector thường đeo mặt nạ, đội mũ bảo vệ, sử dụng găng tay bảo hộ và sử dụng các thanh sắt để chống lại cảnh sát chống bạo động trong các cuộc đụng độ.


Các thành viên Right Sector tập luyện ở Kiev tháng 1/2014.

Nhóm Right Sector cũng kêu gọi các thành viên của nhóm mang theo chai đến các cuộc biểu tình để chế tạo bom xăng Molotov.

Vào đầu tháng 2/2014, ông Yarosh cho biết nhóm Right Sector có 500 chiến binh tại Quảng trường Độc Lập và có thể tổng động viên lên tới 5.000 thành viên trên cả nước Ukraine. Tuy nhiên, những nhà quan sát hoài nghi về điều này.

Ý thức hệ

Một trong những nhân vật lãnh đạo của nhóm Right Sector, Andriy Tarasenko cho biết mục tiêu của nhóm Right Sector là xây dựng một nhà nước Ukraine theo chủ nghĩ dân tộc và bắt đầu một cuộc cách mạng dân tộc thay vì thân cận với các nước EU.

Về phần mình, ông Dmytro Yarosh tự gọi mình là người kế thừa của nhà lãnh đạo theo chủ nghĩ dân tộc Stepan Bandera, người đã chiến đấu chống lại Ba Lan và Liên Xô vào những năm 1930 và 1940.


Thành viên nhóm Right Sector bên ngoài tòa nhà Quốc hội Ukraine.

Tuy nhiên, nhóm Right Sector bị Nga và người dân miền đông Ukraine coi là cánh tay nối dài của Đức Quốc xã.
Thủ lĩnh nhóm Right Sector phủ nhận các cáo buộc về phân biệt chủng tộc mà chỉ cho rằng ông coi những người chiến đấu cho Ukraine như một người đồng chí.

Căng thẳng với chính quyền

Ông Yarosh đã không được giữ chức vụ Phó thủ tướng phụ trách an ninh của Ukraine sau khi chính quyền của Tổng thống Yanikovych sụp đổ. Điều này đã dẫn tới mối quan hệ giữa nhóm Right Sector và chính phủ lâm thời Ukraine xấu đi.

Mối quan hệ giữa Right Sector và Kiev đặc biệt xấu đi sau khi nhà lãnh đạo Right Sector tại các tỉnh miền tây Ukraine Oleksandr Muzychko thiệt mạng trong vụ đấu súng với cảnh sát ngày 25/3.

Nhóm Right Sector từng kêu gọi chính phủ lâm thời Kiev sa thải Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine Arsen Avakov cũng như từng cố gắng xông vào tòa nhà Quốc hội Ukraine vào ngày 27/3.


Các thành viên nhóm Right Sector biểu tình bên ngoài tòa nhà Quốc hội Ukraine tại Kiev vào cuối tháng 3.

Vào ngày 31/3, một thành viên nhóm Right Sector trong lúc say rượu đã làm bị thương nhiều người ở giữa trung tâm Kiev. Sau vụ việc này, nhóm Right Sector đã phải rời bỏ thành phố Kiev mà không được mang theo vũ khí. Quốc hội Ukraine cũng bỏ phiếu để giải giới tất cả các nhóm bán quân sự. Động thái này được Right Sector cho rằng “không đúng lúc” khi “cuộc chiến với Nga đang tới gần”.

Bạo lực ở miền đông

Theo truyền thông Nga, nhóm Right Sector đã có hàng loạt các cuộc tấn công nhằm vào người nói tiếng Nga tại miền đông Ukraine, tuy nhiên nhóm Right Sector đều lên tiếng phủ nhận lời cáo buộc.

Sau khi những người biểu tình chiếm các tòa nhà chính phủ ở thành phố Slavyansk vào đầu tháng 4, nhân vật lãnh đạo của Right Sector Dmytro Yarosh đã kêu gọi những người ủng hột hực hiện việc tổng động viên nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Ukraine.

Vào ngày 20/4, những người ủng hộ liên bang hóa đã cáo buộc nhóm Right Sector tấn công vào một điểm kiểm soát gần thành phố Slavyansk khiến cho 2 người địa phương thiệt mạng. Lực lượng tự vệ Slavyansk khi đó đã tìm thấy huy hiệu của nhóm Right Sector trong chiếc xe chở những kẻ tấn công. Tuy nhiên, Right Sector phủ nhận vụ việc này và cho rằng Nga đang dàn dựng vụ việc.

Lực lượng Tự vệ Slavyansk cũng cho biết chiến địch đàn áp người biểu tình đang diễn ra tại Slavyansk của chính phủ Ukraine có sự tham gia của nhóm Right Sector. Tờ Russia Today đưa tin, một nhóm chiến binh của tổ chức cực đoan Right Sector đã được trực thăng Quân đội Ukraine thả bên ngoài thành phố Slavyansk vào ngày 2/5.

Ngày 3/5, thị trưởng nhân dân thành phố Slavyansk Vyacheslav Ponomarev cho biết các thành viên nhóm dân tộc cực đoan Right Sector đã thực hiện cuộc tấn công nhằm vào ngôi làng Andreevka ở ngoại ô Slavyansk và giết hơn 10 thường dân cũng như làm bị thương hơn 40 người khác.


Nhóm Right Sector cũng được cho là thủ phạm vụ đốt tòa nhà Trade Unions tại Odessa.

Cũng trong ngày 2/5, truyền thông Nga cho biết các thành viên nhóm Right Sector cũng là một trong những nhóm cực hữu gây ra vụ bạo lực đẫm máu trên đường phố Odessa cũng như vụ đốt tòa nhà Trade Unions khiến hàng chục người chết và hàng trăm người bị thương. Các nhân chứng cho biết, nhiều người biểu tình ủng hộ Kiev tại Odessa đã đeo phù hiệu của nhóm Right Sector.

Nhóm Right Sector cũng được cho là có dính líu đến các vụ xô xát giữa người biểu tình ủng hộ chính phủ Kiev và người biểu tình ủng hộ liên bang hóa ở Kharkov vào ngàafy27/4 khiến 14 người bị thương.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những người bẻ ghi nước Nga khỏi ngã ba giữa hai chủ nghĩa

    06/11/2019Lê Đỗ Huy (tổng hợp)Sau hai thập kỷ nếm trải cuộc bể dâu – chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở Liên Xô – Nga, có hai niềm “đau đớn lòng”. Một là: người dân gần như đổ hết trách nhiệm cho những tai họa trong đời sống kinh tế - xã hội hôm nay cho ê kíp các nhà kinh tế “thợ vườn”, như Anatoly Chubais và  Yegor Gaidar, từng phất cờ “tư nhân hóa” cho Boris Yeltsyn. Hai là: có kẻ vinh thân phì gia, do “làm nghèo đất nước”, mà vẫn tiếp tục “vào cầu rực lửa”, nhưng cũng có trí thức nửa mùa sang làm chính khách chịu phận “hình nhân thế mạng”...
  • Bà Vanga tiên đoán khủng hoảng Ukraine

    14/04/2014Vũ Việt“Những gì đã hợp nhất lại thì nay sẽ tan ra thành từng mảnh. Chuyện này sẽ xảy ra ở ngay bên cạnh nước Nga”, lời của nhà tiên tri Vanga. Bốn năm trước người ta nghĩ câu nói này là nhằm vào Cộng đồng châu Âu EU. Nhưng giờ đây mới thấy rõ đó là lời tiên tri về Ukraine...
  • Nội dung bài diễn văn "vĩ đại làm thay đổi thế giới" của TT Putin

    25/03/2014My Lan - Chí Quân - theo Trí Thức Trẻ"Trong tâm trí và trái tim của nhân dân, Crimea vẫn luôn là một phần không thể tách rời của nước Nga..." - Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc diễn văn lịch sử trước Quốc hội ngày 18/3/2014...
  • Khủng hoảng Ukraina, phản ứng của Nga và bài học chính trị cho các nước

    22/03/2014Nguyễn Tất ThịnhKhoảng hơn 5 năm gần đây, Thế giới chứng kiến những khủng hoảng chính trị ở nhiều quốc gia rải rác trên các châu lục. Hậu quả, sau những thiệt hại về người và của do tình trạng bạo động, bạo loạn nhất thời, thường dẫn đến những thay đổi tương đối căn bản về thể chế và Chính quyền ở những nước đó...
  • Ukraina bởi vì... và tại sao?

    20/03/2014Phạm Huy HoàngBài học nào được rút ra từ cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Ucraina?
  • Những kịch bản tiếp theo cho cuộc can thiệp của Nga vào Ukraine

    04/03/2014Thanh TùngCăng thẳng trên bán đảo Crimea của Ukraine vẫn đang tăng nhiệt khi các binh sỹ Nga đã tiến vào đây, kiểm soát khu vực này. Theo các nhà phân tích, kịch bản Nga can thiệp vào Ukraine có thể cũng giống những gì từng xảy ra tại Gruzia...
  • Một ngày làm việc của Putin

    06/11/2013Nguyễn Tất ThịnhÔng Jules Vecne không xuống đáy biển mà viết cuốn ‘Hai vạn dặm..’ thật hay ! Ông Nguyễn Tuân chưa bao giờ vào rừng Cà Mau mà có bài phóng sự về nó rất sinh động… Còn tôi, có những lúc muôn hình dung về điều gì ở đâu í, lại như có thể như hiển hiện, hay là đã từng bắt gặp … Chuyện này tôi viết chỉ mang ý nghĩa: hình dung về con người đời thường và tham khảo phong cách hay ho của một người lãnh đạo đỉnh cao...
  • Tư tưởng "Lãnh đạo phi cách mạng"

    31/07/2011Nguyễn Trần BạtTôi nhớ rằng tạp chí Thông tin và Lý luận của Học viện có đăng một bài của tôi cách đây nhiều năm rồi, đấy là bài bàn về "Lý thuyết Phi Cách mạng". Phải nói rằng lúc đầu tôi nghĩ ra và tôi tưởng rằng đấy là ý nghĩ của một anh nhà quê Việt Nam ngẫu hứng, nhưng nhiều năm sau khi đọc lại các khuynh hướng, các trào lưu tư tưởng trên thế giới thì tôi hiểu rằng phi cách mạng là một trào lưu tư tưởng. Hoá ra những ý nghĩ có khi có những sự giống nhau trên thế giới mặc dù không quen biết nhau...
  • Liên Xô tan rã, Đảng Cộng sản âm thầm rút khỏi vũ đài lịch sử

    23/09/2010Đầu những năm 90 của thế kỷ 20, loài người chứng kiến sự kiện Liên Xô - cường quốc có diện tích khổng lồ trải rộng trên lục địa Á - Âu, có lực lượng vũ trang hùng mạnh... nhanh chóng sụp đổ mà không phải đối mặt với một cuộc xâm lăng hay gặp một biến cố tự nhiên đặc biệt nào. Cho đến nay, nhiều học giả trên thế giới vẫn cố gắng nghiên cứu, lý giải nguyên nhân tan rã của Liên Xô.
  • xem toàn bộ