Nhà văn Kim Dung: Đi tới tận cùng rồi mới phát hiện ra, ý nghĩa của cuộc sống

03:42 CH @ Thứ Năm - 17 Tháng Sáu, 2021

Cuộc đời, là quá trình đi tìm bến đỗ cho nội tâm của chính mình...

Trong lịch sử triết học, mỗi một vị triết học gia đều có những suy nghĩ khác nhau về ý nghĩa của cuộc đời, về việc con người vì sao phải sống. Và mỗi một nhà triết học ấy đều cho ra những quan điểm của mình.

Với Sokrates, một cuộc sống mà không có sự xem xét lại chính mình thì không đáng sống.

Với Platon, thứ chúng ta luôn tìm kiếm, thực ra ta sớm đã sở hữu nó.

Còn với Aristoteles, giá trị cuối cùng của đời người nằm ở khả năng thức tỉnh và suy nghĩ.

Ba nhà hiền triết của Hy Lạp cổ đại đã đưa ra câu trả lời cho riêng mình, đây cũng là một thành tựu lớn của tư duy nhân loại về nhân sinh trong lịch sử triết học.

Nhưng chúng ta không phải những triết học gia, không cần phải suy nghĩ quá sâu xa về vấn đề đó.

Đối với những người bình thường mà nói, làm sao để sống để trải qua cuộc đời này một cách trọn vẹn?

Nỗi buồn và niềm vui là hai thanh tố cấu thành nên cuộc đời của mỗi người. Chúng ta sau cùng cũng đều sẽ tìm ra được ý nghĩa cuộc sống, cảm nhận giá trị cuộc đời giữa những hỉ nộ ái ố này.

Tác giả tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng, Kim Dung cho rằng, đời người chẳng qua cũng chỉ là "sống cho rực rỡ rồi ra đi trong yên bình".

Cái gọi là chân lý cuộc đời, thực ra cũng chỉ gói gọn trong 10 chữ ấy.

01

Nói về chuyện sống chết,Kim Dung tiên sinh có một cái nhìn khá cởi mở, thản nhiên.

Tác giả Kim Dung đã từng tự thiết kế một văn bia cho chính mình: Ở đây có một người nằm.

Ở thế kỉ 20, thế kỉ 21, ông từng viết mười mấy bộ tiểu thuyết kiếm hiệp, được hàng vạn người yêu thích.

Ông không quan trọng việc mình sống tới năm bao nhiêu tuổi, thứ ông quan tâm là liệu mình có để lại được giá trị nào đó cho xã hội, cho mọi người hay không.

Cách sống như vậy là cách sống vô cùng cao cấp. Trong khi phần lớn mọi người đều mơ mộng muốn kiếm được thật nhiều tiền, muốn thăng quan phát tài, thì chỉ có một bộ phận nhỏ những người hiểu giá trị cuộc sống, hiểu được ý nghĩa thực sự của cuộc sống.

Lẽ nào không kiếm được nhiều tiền thì cuộc sống sẽ không có ý nghĩa? Lẽ nào không ngồi ở địa vị cao thì là một cuộc đời bất hạnh ư?

Thực ra, có kiếm được nhiều tiền hay không hoàn toàn không liên quan gì tới ý nghĩa cuộc đời, nó chỉ liên quan tới năng lực và cơ hội của mỗi người. Có ngồi được ở địa vị cao hay không, nó lại là một quá trình điều kiện phức tạp.

02

Cái gọi là "sống cho rực rỡ rồi ra đi trong yên bình" mà nhà văn Kim Dung nói ở đây có nghĩa là gì?

Sống cho rực rỡ, ý muốn nói con người sống ở đời, không nhất thiết phải bó buộc bản thân, không cần phải sống vì ai sống trong lời nói của ai, mình muốn làm gì, hãy làm điều đó.

Tất nhiên, làm việc tuy có thể tự nghe theo ý mình, nhưng cũng cần phải tuân thủ những chuẩn tắc cơ bản nhất của xã hội.

Sống một đời, nếu lúc nào cũng sống kiểu cho qua ngày, không có một giây phút nào được sống vì lý tưởng, cuộc đời như vậy, giá trị ở đâu? Ý nghĩa ở đâu?

Một người trẻ, họ vốn dĩ mơ ước trở thành một nhà văn, nhưng vì hoàn cảnh thực tế, chỉ có thể học về máy tính, làm một lập trình viên, và rồi thường xuyên oán than bản thân rằng tại sao mình không thể thực hiện được ước mơ của mình.

Thực ra, công việc mà chúng ta làm, nơi mà chúng ta sinh sống, tất cả những điều đó không thể nào ngăn được những mưu cầu ở bên trong con người, nếu như khát khao của chúng ta là cháy bỏng. Thế gian này không thiếu những người có ước mơ, chỉ thiếu những ai dám dũng cảm theo đuổi ước mơ ấy.

Vì sao người trung niên trong cuốn "Mặt trăng và đồng sáu xu" lại từ bỏ công việc và gia đình, rồi phiêu bạt ở vùng đất xa lạ, chỉ vì muốn theo đuổi giấc mơ hội họa của mình?

Có lẽ nhiều người sẽ nói sao lại ngốc như vậy, có tiền có vợ có con, hơn nữa gia đình cũng hạnh phúc, vì sao lại dễ dàng từ bỏ như vậy?

Thực ra, không phải vì anh ấy ngốc, mà là bởi anh ấy ý thức ra được một điều rằng, đời người cũng chỉ có ngần đó thời gian, nếu không tranh thủ khi còn trẻ, khi còn sức lực, còn khỏe mạnh, đi làm chút gì đó, vậy thì có khác gì một cái xác khô không hồn?

Sống cho rực rỡ chính là theo đuổi giấc mộng trong nội tâm, dù có rơi xuống núi sâu, cũng mãn nguyện.

"Ra đi trong yên bình" lại là một cảnh giới sống cao cấp khác.

Người hiện đại liều mình vì tiền tài và danh lợi, họ thổi phồng ham muốn của bản thân, tham lam vật chất, không thể buông bỏ.

Khi ham muốn vật chất quá nặng, sống sẽ chẳng thể an yên.

Sống mà cứ lo sợ hôm nay mất đi cái gì, ngày mai mất đi cái gì, cuộc sống như vậy, liệu có đáng?

Làm người mà không đủ tiêu diêu, vậy thì chính là nô bộc của cuộc sống; làm người không đủ thản nhiên, vậy thì chính là công cụ của tiền tài và danh lợi. Thứ chúng ta quan tâm, nên là sự cảm ngộ, sự trưởng thành trong quá trình sống, chứ không phải là suốt ngày lo lắng hôm nay được mất cái gì.

Đừng quá chấp niệm mình có được những gì, chỉ cần sống bình tĩnh, thản nhiên, sống thật rực rỡ, đừng để hối tiếc quá nhiều, vậy là đủ.

(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Nguồn:Soha
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm sao để có cuộc sống bình an

    18/04/2020Lily Trần biên soạnBình an là sự quan tâm của mỗi người, cho dù họ sống ở phương Tây, phương Đông, miền Nam hay miền Bắc. Dù giàu hay nghèo, mọi người đều có sự quan tâm thật sự, đó là làm sao có được sự an lạc và đời sống hạnh phúc. Vậy, làm thế nào để có cuộc sống bình an?
  • Khôn sống mống chết

    08/04/2020Nhà báo Đức HoàngNếu ai đó tin vào chủ thuyết "khôn sống mống chết" thì cần tôn trọng họ. Nhưng hôm nay có thể là cơ hội để nhiều người trong chúng ta xét lại cách đánh giá xã hội của mình...
  • Sống đẹp, sống dại, và sống tạp

    21/02/2020Nguyễn Hàng TìnhGiá trị “thật” và “ảo” mù mờ quá. Sự ngay chính, lương tâm, công bình, cái đẹp, và lòng từ ái bị thách thức nghiêm trọng quá...
  • Sự sống sau cái chết- Bí ẩn lớn nhất của sự sống

    08/08/2015Khánh PhươngSự sống sau cái chết là cuốn sách quan trọng trong sự nghiệp của bác sĩ chuyên khoa thần kinh đồng thời là nhà tâm linh học Deepak Chopra, chọn chủ đề cái chết, nghiên cứu nó trên góc độ những năng lượng siêu tự nhiên để soi sáng lại mối quan hệ giữa con người và vũ trụ bao la, đồng thời tạo lập một chủ thuyết nhân sinh táo bạo và chấn động...
  • “Veronika quyết chết” – khúc tráng ca về sự sống

    30/05/2014Hải Hoàng“Veronika quyết chết” là một cuốn sách viết về cái chết, nhưng ngay và bên trong cái chết lại là khúc tráng ca về sự sống, mãnh liệt, kiên cường...
  • Sống và Chết

    05/02/2014Võ Văn Lân“Sinh tự hà lai, tử tùng hà khứ?” Sinh từ đâu đến, chết theo đâu về? Đó chính là câu hỏi đã làm cho con người băn khoăn từ muôn thuở, cũng là một trong những lý do chính khiến tôn giáo và triết học có mặt, một trong những mục tiêu tìm kiếm của khoa học. Xã hội loài người ngày càng phát triển với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại thực ra vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi trên mà chỉ khiến con người ngày càng phải đối mặt với cái chết luôn cận kề...
  • Sống và Chết

    28/12/2010Lâm HữuChúng ta sống nhưng chẳng mấy ai hài lòng về chính mình, về cuộc đời này và thỉnh thoảng phải đối mặt với cái chết – của người thân, bạn bè, hàng xóm, người dưng và của chính mình -. Liệu chúng ta có quyền gì trong hai vấn đề trọng đại của đời người là sống và chết không?
  • Cái chết là sự sáng tạo của sự sống?

    28/07/2007Hồng Hiệp (theo Economic Times)Có thể tìm thấy động lực sáng tạo trong mối quan hệ giữa sự sống và cái chết. Trong đó, giá trị tinh thần cao cả nhất của cuộc sống có thể bắt nguồn từ những ý nghĩ và nghiên cứu về cái chết...
  • xem toàn bộ