Nguyễn Trường Tộ - nhà kiến trúc tư tưởng Việt Nam ở thế kỷ XIX

10:19 CH @ Thứ Ba - 08 Tháng Hai, 2011
Thế là Nguyễn Trường Tộ đã nằm dưới mộ 120 năm tròn. Nhưng với những người như ông thật đúng “thác là thể phách, còn là tinh anh”. Chẳng thể yên tâm để lên thiên đàng hay cực lạc, hồn ông như vấn quẩn quanh cùng Đất Nước, vẫn canh cánh một nỗi niềm dân tộc, một nỗi đau nghèo nàn, một nỗi nhục lạc hậu. Đứng trước mộ ông, nghiêng mình thắp nén hương lòng tưởng niệm, cứ cảm thấy như hiền hiện đâu đây cái hình ảnh ông nằm ốm liệt giường, một ngửa lên trời mà ngọn bút lông vẫn viết đều trên những bản điều trần.

Nhân vì chân tôi bị tê bại sắp thành phế nhân, nằm ngửa ra mà viết, tinh thần buồn bực rối loạn, tự biết nói năng không thứ tự. Nhưng tất cả đó là sự thật” (Di thảo số 6)

Nói năng như thế là khiêm nhường. Sự thật, tất cả những điều trần Nguyễn Trường Tộ đều rất thứ tự, rất toàn diện, rất hệ thống và đặc biệt là rất trí tuệ. Với tư cách một người trí thức nhiệt tình bàn việc nước, hầu như ông đã bàn không sót một vấn đề hệ trọng nào, không lĩnh vực nào không đề xuất những ý tưởng mới lạ, độc đáo, bổ ích. Chính trị, quân sự, ngoại giao, nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, cải cách phong tục, cải cách giáo dục, khoa học kỹ thuật… ông bàn tất, bàn một cách thấu đáo, sáng suốt lạ lùng.

Không ít người cho rằng chẳng nên khen ông nhiều. Đúng, vì dầu sao họ chỉ thấy ông là một trí thức Công giáo. Cũng không ít ý kiến bảo rằng chẳng nên đề cao ông làm gì. Đúng, đề cao bao nhiêu chăng nữa cũng chẳng lợi lộc gì cho nắm xương tàn đã nằm sâu dưới mộ. Nhưng không nói đến ông sao được. Còn phải nói thật nhiều và phải bàn thật kỹ về ông. Vì rõ ràng đây không phải chỉ là bàn về Nguyễn Trường Tộ, một người trí thức yêu con người, yêu đất nước, suốt đời đã đem hết trí tuệ, tâm lực của mình cống hiến cho sự phát triển của dân tộc, mà đây chính là bàn về một tư duy cấp tiến, một trí tuệ sáng suốt, một tầm vóc tư tưởng Việt Nam.

Thử ngẫm nghĩ và so sánh một chút để thấy Nguyễn Trường Tộ của Việt Nam chúng ta quả thật là vĩ đại nhường nào. Tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ đến trước tư tưởng canh tân của Khang Hữu Vi – Lương Khải Siêu (Trung Quốc) là tiền đề cho sự phát triển của Trung Quốc sau này. Tư tưởng Nguyễn Trường Tộ - Việt Nam là ngang tầm với tư tưởng Y-đằng-bác-văn (Nhật Bản). Mà tư tưởng Y-đằng-bác-văn (Ito Hirobumi) được thực thi đã tạo ra một Nhật Bản hùng cường như ta đã thấy. Đáng tự hào lắm chứ! Chỉ tiếc rằng đã có những cái đầu Nguyễn Trường Tộ biết nghĩ nhưng lại thiếu những cái tai Tự Đức biết nghe. Bi kịch dân tộc diễn ra bắt đầu từ đấy! Cả thế giới ngày nay xôn xao chuyện đổi mới. Đổi mới là chuyện sống còn, là nhu cầu của mỗi dân tộc, mỗi đất nước. Thế mà vào thập niên 60 của thế kỷ trước, một Nguyễn Trường Tộ đã đề xuất chủ trương đổi mới. Đủ hiệu Việt Nam mình đâu có thiếu đầu óc nhạy bén và tư tưởng kiệt xuất. Hãy nói riêng chuyện mở cửa để giao lưu kinh tế và văn hóa của thế giới, từ 120 năm trước, Nguyễn Trường Tộ đã dõng dạc cả quyết: “Nên mở cửa chứ không nên khép kín”. Ông đã đem gương Trung Quốc và Nhật Bản cho vua quan triều Nguyễn soi nhưng họ đều nhắm mắt làm ngơ. Về Trung Quốc, ông nói:

Đến nay, họ (tức Trung Quốc) lại thuê mướn nhiều người phương Tây, lập xưởng chế tạo khí cụ và làm đại sứ. Họ còn sai nhiều sứ thần giao thông với các nước lớn để bủa kế liên hoành. Tất cả những việc họ làm, người phương Tây trông thấy đều nguội lòng. Thử xem từ triều Minh về trước, nước ấy hãy còn bế quan tỏa cảng mà nay được khí thế như vậy là đều nhờ lợi ích của việc ngoại giao cả. Chẳng biết do đâu mà triều đình nhà Thanh lại hết lòng tin dùng người phương Tây như thế. Sự thật không thể hiểu được. Nước ta xưa nay mọi việc đều bắt chước Trung Quốc mà chỉ có một kế hoạch lớn là giao thông với cường quốc là ta không nghe theo, có phải toan lập được một mưu kế kỳ diệu riêng hơn hẳn Trung Quốc một bậc chăng?”

Hỏi vậy thôi, chứ Nguyễn Trường Tộ cũng thừa biết vua quan triều Nguyễn bấy giờ làm gì có cái gọi là “mưu kế kỳ diệu”. Giặc đã vào trong nhà nhưng vua tôi vẫn rung đùi ngâm thơ xướng họa, vẫn lấy Đường Nghiêu Ngu Thuấn làm khuôn vàng thước ngọc, vẫn khinh các cường quốc phương Tây là mọi rợ nên gọi là Tây di. Nhét được tư tưởng đổi mới vào những cái đầu đặc sệt tư tưởng Tống Nho thật tình còn khó hơn tìm đường lên trời. Vua quan triều Nguyễn lại còn Tống nho hơn cả Trung Quốc, nơi đã sản sinh ra cái học thuyết khốn khổ đó, vẫn tiếp tục bảo nhau “cái phép cũ của tiên vương không được thêm bớt” (lời Tự Đức). Cho nên cái gương duy tân của Nhật Bản to như thế, sáng như thế mà đâu có thèm soi. Chỉ riêng cái kế sách dùng ngoại giao đa phương, dùng các thế lực cường quốc chế ngự lẫn nhau mà giữ thế cân bằng ổn định cũng chẳng chịu nghe theo, hỏi còn sáng suốt ở chỗ nào?

Lại nhìn xem Nhật Bản xưa vốn là lũ người lùn, từ trung diệp nhà Minh mới bắt đầu giao hảo với Hà Lan, làm bạn với Bồ Đào Nha, kế đến mời Hợp Chủng Quốc giúp vào việc nước, mở mắt nhìn rộng rãi, thiên hạ mới có được chí hướng lớn như vậy. Từ đó họ đóng tàu bè, luyện tập võ bị, ưu tiên phát triển thương nghiệp, công nghiệp, đất nước mỗi ngày một mạnh, được khen với mỹ danh là Tiểu Tây và Trung Quốc khó bắt được Nhật Bản phải thần phục. Tuy gần đây Anh, Pháp thường hay quấy nhiễu nhưng nhờ có nền nội trị ngoại giao vững vàng mà họ không chịu hạ mình. Như trước đây 3 năm, Anh Pháp đem binh thuyền đến toan đàn áp, nhưng nhờ có Hợp Chủng Quốc, Hà Lan phân giải nên việc đã không xảy ra. Đó không phải là công dụng của sự giúp đỡ của các nước hay sao? Còn như ngày nay, nước ấy có những kế hoạch giao thiệp rộng rãi, những mưu cơ tân tiến thì đâu đâu người ta đã nghe thấy rõ ràng, gương ấy không xa, không cần phải nêu ra nữa” (Di thảo số 55)

Tầm nhìn, tầm nghĩ của Nguyễn Trường Tộ như thế đó!

Đã có một thời, một số sử gia cứ nói liều rằng Tây mạnh, ta yếu, việc mất nước là “tất yếu” (?) Vậy chẳng lẽ cái chuyện mọi lũ vua quan cầm quyền không chịu nghe theo Nguyễn Trường Tộ cũng lại là điều “tất yếu”?

Giờ đây, đọc lại các di thảo Nguyễn Trường Tộ, tôi càng thấy thán phục và tự hào, lòng cứ tự hỏi lòng: ở thế kỷ XIX mà sao dân tộc Việt Nam mình đã có một trí tuệ đến tầm cỡ như vậy? Nguyễn Trường Tộ đúng là một nhà tư tưởng chiến lược. Ông đã đi trước thời đại của mình hàng thế kỷ. Chúng ta có trách nhiệm nghiên cứu toàn bộ di sản tư tưởng của ông để rút ra những bài học cho hôm nay. Đặc biệt chính sách mở cửa càng phải tính toán thật kỹ và thực hiện thật tốt vì đây là một chính sách lớn cực kỳ quan trọng, có tính chất quyết định đến toàn bộ sự phát triển của đất nước trong thập niên 90 này và chuẩn bị cho những bước nhảy mới vào thế kỷ XXI. Tất nhiên, không phải tất cả những gì Nguyễn Trường Tộ để lại đều đúng, đều còn thích hợp với hiện tại. Cái chính là ta phải học cái phương pháp tư duy của ông: dũng cảm phê phán cái sai, cái lỗi thời và hăng hái đề xuất cái mới, cái đúng đắn, không ngừng tìm hiểu dân tộc và thời đại, tìm mọi biện pháp thúc đẩy cho đất nước phát triển.

Và điều quan trọng nhất, theo tôi, phải nghiên cứu và học tập cái nhân cách văn hóa Nguyễn Trường Tộ. Đã hơn một làn tôi mạo muội trình giới nghiên cứu một cái định nghĩa về nhân cách (1). Thế nào là một người có nhân cách văn hóa. Đó là một người biết thương yêu đồng loại và không ngừng giúp đỡ cho đồng loại phát triển.

Đó là nói về định tính. Còn một nhân cách văn hóa lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào cái định lượng “thương yêu” và “giúp đỡ”. Nếu nhất trí với tiêu chuẩn như vậy thì Nguyễn Trường Tộ đứng trong hàng ngũ những người có nhân cách văn hóa lớn. Nguyễn Trường Tộ là một danh nhân văn hóa lớn của dân tộc.

Ngôi mộ của Nguyễn Trường Tộ ở thôn Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An được xây dựng năm 1943
Có thể nhận xét thêm rằng tuy cũng xuất thân từ cửa Khổng nhưng Nguyễn Trường Tộ đã dần dần xa lìa lối suy nghĩ Tống Nho. Ông đòi hỏi mọi việc làm phải thiết thực, phải thích nghi và đáp ứng nhu cầu phát triển của dân tộc. Ông không chấp nhận lối suy nghĩ giáo điều, trì trệ, rập theo khuôn sáo cổ nhân.

Không được phép phủ nhận quá khứ, nhưng ngược lại cũng không nên coi tất cả quá khứ là mẫu mực rồi răm rắp tuân theo, vì như thế lại mắc một sai lầm khác nghiêm trọng hơn: phủ nhận hiện tại.

Thật đáng khâm phục cái nghị lực phi thường của Nguyễn Trường Tộ! Giữa một xã hội đặc sệt tư tưởng Tống Nho giáo điều trì trệ. Ông đã viết hàng trăm bản điều trần đề xuất kế sách giữ nước và dựng nước với những ý tưởng mới lạ, táo bạo. Suốt đời, ông đã tâm niệm: “Biết mà không nói là bất nhân, nói mà không nói hết là bất nghĩa”. Có lẽ, ông là người Việt Nam duy nhất bấy giờ ý thức được đầy đủ về cái năng lượng của tư duy và ngôn từ của mình. Khác hẳn với tâm trạng bất lực của trí thức dỏm nhiều thời: “Một mình mình nói thì ăn thua gì, ai nghe?” hoặc “ăn cái giải gì mà nói”. Người trí thức thứ thiệt luôn luôn hiểu rõ trách nhiệm của mình trước vận mệnh của dân tộc và đất nước, lại ý thức được giá trị của năng lượng tư duy. Rõ ràng cái năng lượng tư duy của Nguyễn Trường Tộ vẫn được bảo toàn và dọc theo thời gian vẫn truyền đến tận chúng ta hôm nay.

Nhiều nhà nghiên cứu đã tỏ lòng thông cảm và đau xót cho Nguyễn Trường Tộ. Riêng tôi, tôi thấy cần đau xót cho cả dân tộc. Vì thất bại của Nguyễn Trường Tộ chính là thất bại của trí tuệ dân tộc trong một giai đoạn lịch sử với một thế lực cầm quyền ngu muội. Hẳn cũng chẳng nên quy hết trách nhiệm và tội lỗi cho vua quan triều Tự Đức. Cái tấn thảm kịch của dân tộc vào cuối thế kỷ XIX chẳng qua là kết thúc một quá trình trì trệ hàng nghìn năm của một xã hội tiểu nông lạc hậu, lại thêm các giai cấp thống trị phong kiến Việt Nam tính từ Lý – Trần về sau đã không ngừng rập khuôn mọi thiết chế chính trị, kinh tế, giáo dục… của Trung Quốc hay nói khác đi là giai cấp phong kiến thống trị Việt Nam đã không ngừng Tống Nho hóa mà tới triều Nguyễn thì đạt đến tột đỉnh.

Thiết tưởng cũng nên chú ý tới một nguyên nhân sâu xa khác: Nguyễn Trường Tộ không phải là người nắm quyền lực để chỉ đạo ngay việc thực thi mọi kế hoạch cải cách như Y-đằng-bác-văn ở Nhật Bản. Do đó, một vấn đề cần đặt ra để giải quyết là: làm thế nào để những tư tưởng Nguyễn Trường Tộ có thể quyền lực hóa? Hay nói khác đi: mọi quyền lực cần phải được Nguyễn Trường Tộ hóa. Như thế mới hy vọng tránh cho dân tộc và đất nước thoát khỏi những thảm kịch.

Hy vọng đẩy mức sống của nhân dân lên cao dần là có thể thực hiện được; dăm trăm dollar một đầu người là có thể đạt được. Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là đảm bảo được sự hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, nghĩa là trong hoàn cảnh nào cũng phải gắng giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc cho từng người dân của đất nước. Mặt khác, vẫn ở lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, dân tộc ta còn có trách nhiệm chi viện cho bè bạn và trao đổi kinh nghiệm với các dân tộc thuộc thế giới thứ ba.

Chúng ta biết ơn Nguyễn Trường Tộ vì ông là một trong những kiến trúc sư tài ba đã góp phần xứng đáng trong công cuộc xây dựng lâu đài văn hóa tư tưởng Việt Nam. Đặc biệt, tư tưởng Nguyễn Trường Tộ đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng của tư tưởng Việt Nam từ phạm trù tư duy tiểu nông sang phạm trù tư duy công nghiệp. Đó là điều khác biệt giữa ông với những danh nhân nước ta đến trước ông. Điều đáng mừng là Nguyễn Trường Tộ vấn đang song hành cùng dân tộc, giúp sức dân tộc tạo ra những bước tiến mới để có một vị thế xứng đáng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào thế kỷ tới.

(1993)

1)Xem “Nghĩ về tình thương của Bác”. Tham luận tại Hội thảo “Hồ Chí Minh và truyền thống dân tộc” tổ chức tại trường Đại học Sư phạm TP HCM ngày 30-4-1990.
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vài suy nghĩ về những điều trần của Nguyễn Trường Tộ

    02/10/2019GS. Nguyễn Phan QuangCho đến nay, vẫn còn những nhận thức và đánh giá khác nhau về nhân vật Nguyễn Trường Tộ (1828- 1871 ) và những điều trần của ông dù đã có nhiều cuốn sách và bài báo về thân thế và sự nghiệp của ông. Trong bài viết ngăn này, chúng tôi chỉ nêu vài suy nghĩ vệ tính “khả thi” hay “bất khả thi” của những điều trần trong bối cảnh lịch sử Việt Nam những thập niên 60- 70 của thế kỷ XIX.
  • Từ Fukuzawa Yukichi nhìn về Nguyễn Trường Tộ

    14/08/2018Nguyễn Cảnh BìnhCó thể nói, ở hai ông Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa Yukichi (Phúc-Trạch Dụ-Cát). Có rất nhiều sự tương đồng về thời đại, về đất nước, về tình hình thế giới bởi cả hai sống cùng trong một giai đoạn lịch sử. Từ thực tế trên, việc so sánh hai nhân vật lịch sử này, đồng thời cũng là những nhà tư tưởng về cải cách, mở cửa có thể mang lại cho chúng ta nhiều điều thú vị...
  • Trí thức và nhận thức pháp quyền

    30/10/2015B. A. Kistiakovski - Phạm Nguyên Trường dịch và chú thíchMột số người cho rằng pháp luật chỉ có giá trị tối thiểu về đạo đức, một số khác lại cho rằng cưỡng chế, nghĩa là bạo lực, là thành tố không thể tách rời của pháp luật. Nếu đúng là như thế thì chẳng có cơ sở nào để chê trách giới trí thức của chúng ta trong việc coi thường pháp quyền hết. Giới trí thức của chúng ta luôn hướng tới những lý tưởng tuyệt đối và trên đường đi của mình nó có thể bỏ qua cái giá trị thứ cấp này.
  • Nền dân chủ của chúng ta chưa hoàn thiện, chúng ta hiểu rất rõ điều đó. Nhưng chúng ta đang tiến lên phía trước

    26/11/2010Phạm Nguyên Trường dịchGần một năm trước, tổng thống Dmitry Medvedev công bố bài báo mang tính cương lĩnh: Nước Nga tiến lên!, trong đó ông trình bày quan điểm của mình về tương lai của đất nước chúng ta. Ông không chỉ nói mà cón kêu gọi nhân dân Nga, kêu gọi những người công dân tích cực, những người quan tâm đến số phận của nước Nga, tiến lên...
  • Trí tuệ dân tộc đang bị lãng phí

    21/10/2010Hải Hà thực hiệnCác chủ trương của Đảng nhấn mạnh đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, giảm tiêu hao tài nguyên thiên nhiên, tăng nhanh GDP do khoa học, tri thức tạo ra. Thế nhưng, chúng ta lại ra sức khai thác tài nguyên, lãng phí rất lớn tiềm năng trí tuệ của dân tộc...
  • Đôi điều suy nghĩ về danh nhân văn hóa

    19/04/2010PGS.TS Nguyễn Trường LịchNhằm hưởng ứng đại lễ Ngàn năm Thăng Long, một cuộc hội thảo về danh nhân văn hoá đã được tổ chức gần đây. Quan niệm thế nào là một danh nhân văn hoá? Có thể nói đây là một lĩnh vực không mới, nhưng lại rất phong phú và khá phức tạp, mà ranh giới không dễ phân định rạch ròi; bởi lẽ nó liên quan đến nhiều địa hạt khác nhau, nhất là nó gắn liền với lòng người, với công luận, với quá trình lịch sử phát triển xã hội, thời đại và không tách rời các quy ước đạo đức, phong tục tập quán của cộng đồng, của dân tộc.
  • Tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ về dân sinh và xây dựng xã hội hài hòa

    24/06/2009Lê Thị LanTrong bài viết này, tác giả đã góp phần làm rõ hơn thêm những nội dung cơ bản trong các tư tưởng quan trọng của Nguyễn Trường Tộ về dân sinh và xây dựng xã hội hài hòa. Điều đáng chú ý ở Nguyễn Trường Tộ là, ông không những đưa ra những nội dung cụ thể, rõ ràng về dân sinh mà những tư tưởng sâu sắc về xã hội hài hòa cũng như phương pháp để thực hiện xã hội lý tưởng. Theo tác giả, tư tưởng về dân sinh và xã hội của Nguyễn Trường Tộ đầy sức sống, có giá trị gợi mở đối với việc xây dựng một đường lối phát triển kinh tế- xã hội phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay.
  • Nguyễn Trường Tộ - Một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam trong thế kỷ XIX

    15/12/2008Phạm Huy ThôngNguyễn Trường Tộ không chỉ là một nhà cải cách nổi trếng, một người Công giáo yêu nước tha thiết, mà còn là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam trong thế kỷ XIX. Đó cũng chính là những nội dung mà bài viết này đề cập. Mặc dù bị hạn chế bởi thế giới quan duy tâm tôn giáo, nhưng Nguyễn Trường Tộ đã có những tư tưởng triết học độc sắc về nhân sinh, xã hội... so với các nhà tư tưởng Việt Nam cùng thời...
  • Con người văn hóa trong tư tưởng của một số doanh nhân dân tộc

    01/01/1900Nguyễn Bình YênSo với một số nước có nền văn minh phát triển sớm như TrungQuốc, Ấn Độ và một số nước TâyÂu thì Việt Nam không có những học thuyết tư tưởng lớn có vai trò chi phối sự phát triển xã hội như Nho gia, Đạo gia...
  • Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ lạc hậu hay đổi mới

    13/12/2006Lê Thị LanĐến nay, đa số các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam cho rằng tư tưởng của các nhà canh tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX là bảo thủ về mặt chính trị, nhất là tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ và họ thường không dành nhiều sự chú ý tới vấn đề này...
  • Phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Trường Tộ

    15/11/2005Nguyễn Trọng VănCả cuộc đời của Nguyễn Trường Tộ là một sự nỗ lực học hỏi và tìm tòi. Phương pháp nghiên cứu của ông là "quan sát thế giới”, “chịu khó nghiên cứu cho sâu, học cho hết” rồi "đem những điều đã đọc được trong sách nghiệm ra việc đời".
  • Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời

    27/10/2005Nguyên PhướcNguyễn Trường Tộ là ai? Đó là một nhân vật lịch sử nổi bật với tinh thần cách tân đất nước mà cho đến ngày nay, tư tưởng của ông vẫn còn mang giá trị thời cuộc...
  • xem toàn bộ