Phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Trường Tộ

07:36 SA @ Thứ Ba - 15 Tháng Mười Một, 2005

Cả cuộc đời của Nguyễn Trường Tộ là một sự nỗ lực học hỏi và tìm tòi. Phương pháp nghiên cứu của ông là "quan sát thế giới”, “chịu khó nghiên cứu cho sâu, học cho hết” rồi "đem những điều đã đọc được trong sách nghiệm ra việc đời".

Với phương pháp nghiên cứu và mục đích nghiên cứu ấy, Nguyễn Trường Tộ đã lý giải nhiều vấn đề có sức thuyết phục lớn, khiến người đời kinh ngạc. Nguyễn Trường Tộ - người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu lịch sử dân tộc Việt Nam với tư cách là một bộ phận của lịch sử thế giới, tức là ông nghiên cứu quá trình phát triển của lịch sử dân tộc trong sự tiến hóa của lịch sử nhân loại.

Từ một lịch sử quan như vậy, Nguyễn Trường Tộ đã nghiên cứu kỹ lịch sử thế giới trong vòng 500 năm trở lại đây để hiểu thêm lịch sử dân tộc và tìm con đường cứu nguy cho dân tộc. Vì theo ông, con đường cứu dân tộc lúc đó "không phải tìm ở trong nước mà phải tìm trong thiên hạ" (l)

Khi nghiên cứu lịch sử thế giới trong thời kỳ chuyển biến từ chế độ phong kiến trung cổ sang chế độ tư băn cận đại, mặc dù chưa giải thích được nguyên nhân sầu xa của các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước tư bản phương Tây, nhưng Nguyễn Trường Tộ đã nhận thức thấy được sự chuyển biến của các nước phương Tây. Ông viết: "Hiện nay thiên hạ buôn tẩu như điên chỉ gấp rút tranh thế mạnh yếu và lợi nhuận, đường lối xưa vĩnh viễn không còn thấy lại nữa, khắp thế giới chỗ nào sinh sống được, chỗ nào canh tác được thì người Tây đã tìm kiếm hết rồi... đã chia nhau hết rồi" (2) và "người Tây phàm đến xứ nào thì trước hết để chiếm thị trường nhưng cuối cùng... để kinh doanh khai thác"(3). Trong "bàn về các tình thế lớn trong thiên hạ", Nguyễn Trường Tộ viết: “Ngày nay các nước phương Tây đã bao chiếm khắp từ Tây Nam cho đến Đông Bắc, toàn bộ lãnh thổ Châu Phi... ở lục địa, tất cả những chỗ nào có xe thuyền đi đến, con người đi qua, mật trời, mặt trăng soi chiếu, sương mù thấm đọng thì người Châu Âu đều đặt chân tới" (4). Nhìn lại các nước phương Đông và trong khu vực, đặc biệt là từ khi thực dân Anh chiếm đóng Ấn Độ, Nguyễn Trường Tộ cho rằng: “Miễn Điện, Xiêm La là thân cá chậu, còn nước ta và Nhật Bản coi như đô thị lớn của vùng biển Đông. Triều Tiên bên cạnh như một phố nhỏ cho bọn chúng điểm tâm buổi sáng, Trung Quốc như một cái chợ lớn để các nước phương Tây đánh chén. Còn nước ta và Nhật Bản là hai con đường lớn của hai đầu chợ ấy, chắc nhắn sẽ là nơi chúng buông gánh nghỉ vai. Điều đó sớm muộn sẽ xảy ra không sao tránh khỏi" (5). Việc nước ĐạiNam bi xâm lược là một điều dễ hiểu. Vấn đề là ở chỗ dân tộc ViệtNam làm gì để chiến thắng được kẻ xâm lược. Nguyễn Trường Tộ đã nghiên cứu kỹ "vặn hội trong thiên hạ" "sự thế xưa nay dời đổi ra sao", đặc biệt là nghiên cứu sự đổi thay của các quốc gia trong khu vực và sự thay đổi chuyển biến của Nhật Bản. Từ một quan điểm lịch sử đúng đần, Nguyễn Trường Tộ đã phân tích và khẳng đinh, tất yếu các quốc gia phương Đông và Viện Nam phải tiếp thu văn minh phương Tây, tiếp thu khoa học kỹ thuật phương Tây. Ông viết: "Xem thế thì thời thế vận hội trong thiên hạ đã tiến dần tới thời kỳ tráng thinh, tung hoành bốn phương. Giá như có một nước nào đó ngày nay muốn đóng cửa không tiếp khách để hưởng yên vui một mình cũng không thể được. Bởi vì, ta không đến với người, người cũng đến với ta" (6).

Trong tư tưởng Nguyễn Trường Tộ, quan niệm về lịch sử và ý thức dân tộc không phải là điều trừu tượng. Chính điều đó đã đưa ông tới một hệ thống quan điểm cụ thể. Từ sự nghiên cứu lịch sử thế giới trong 500 năm qua, Nguyễn Trường Tộ đã nhận thức được điều quan trọng là lịch sử đã đưa các quốc gia văn minh trên thể giới vào "lý thế tung hoành bốn biển" the là cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Ông nhận thấy, ĐạiNam là một quốc gia văn minh hạng nhì ở phương Đông muốn phát triển không thể đứngngoài sự cạnh tranh ấy. Nhưng muốn cạnh tranh để phát triển thì phải có thể và lực, nghĩa là phải tự cường dân tộc. Mà muốn tự cường dân tộc thì phải canh tân đất nước. Theo Nguyễn Trường Tộ, canh tân, đổi mới đất nước vừa là điều kiện, vừa là thể!hiện của việc đưa nước Đại Nam hòa nhập vào xu thế của thời đại, hòa nhập vào văn minh nhân loại nhanh chổng đưa nước Đại Nam lên ngang tầm phát triển của lịch sử thế giới lúc bấy giờ.

Theo Nguyễn Trường Tộ, chỉ có canh tân đất nước mới đủ sức chiến thắng kẻ xâm lược. Canh tân đất nước là con đường duy nhất để giữ được độc lập và phát triển.

Quan điểm của Nguyễn Trường Tộ về việc đổi mới đất nước cũng thật đúng đắn. Theo ông, để đổi mới cần phải tiếp thu những thành tựu của nền văn minh phương Tây, tiếp thu khoa học, kỹ thuật phương Tây nhưng không có nghĩa là “vứt bỏ hết cái cũ và mưu cầu cải mới..." phải lấy cái hay củamình sẵn có, còn phải lấy cái hay trong thiên hạ mới sáng tạo ra. Như thế cái mới trong thiên hạ có. Lấy hai điều biết mà địch lại một điều biết. Như thế ai dám khinh rẻ nước mình"(7).

Nguyễn Trường Tộ, một mình đã phân tích đầy đủ những điểm "sở trường" của người Việt Nam, nhưng mặt khác ông cũng phân tích đầy đủ những điều "sở đoàn", thậm chí là thiếu. Bởi khi so sánh đối chiếu với lịch sử thế giới, ông đã trình bày với triều đình Huế phương pháp khác phục những điều "sở đoản" của người Việt Nam mình là phải "quan sát thế giới" rồi sau đó "chịu khó” nghiên cứu cho sâu, học cho hết rồi hoạch định kế hoạch mới và phương pháp mới.

Khi xác đinh con đường tiến lên của dân tộc Việt Nam chi là con đường canh tân, đổi mới đất nước, Nguyễn Trường Tộ đã dâng lên triều đình Huế một chương trình canh tân đất nước phong phú, trên nhiều lĩnh lực thể hiện trong gần 60 bản "điều trần". Và ông thường xuyên nhắc nhở triều đình thực thi chương trình canh tân đất nước ấy. Cho đến những ngày cuối đời, Nguyễn Trường Tộ vẫn còn trăn trở trước số phận đất nước, với vận mệnh đất nước. Tháng 9/1871, tức là 2 tháng trước khi qua đời, Nguyễn Trường Tộ vẫn còn giục giã triều đình thực hiện ngay chương trình canh tân đất nước mà ông đã đê xuất từ năm 1863, mà theo ông, nếu đem ra thực hành trăm năm cũng không hết. Thế mà bảy tám năm nay chưa thực hành tí nào, chả lẽ đợi đến trăm năm sau mới thực hành được sao. Nay có thể làm được rồi, thời đã đến, thế đã có, mở cửa để xem của cải thiên hạ đến, chấn hưng phương pháp mới để làm hưng thinh nguồn lợi trong nước. Tiến hành cả hai thì mọi cái hồ trợ cho nhau, lợi ích sẽ ùn ùn đưa đến. Tôi tính toán cái thời hạn 20 năm chỉ một ngày có thể hy vọng được" (8). "Thời đã đến, thế đã có” được Nguyễn Trường Tộ xác định căn cứ vào sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các nước tư bản, đặc biệt là sự kiện Pháp thất bại trước Phổ và tình hình nước Pháp trong những năm 1870, 1871.Nguyễn Trường Tộ đã theo dõi, nắm bắt, phân tích kỹ và kịp thời những sự kiện của nước Pháp và giục giã triều đinh khẩn thiết lợi dụng thời cơ ấy. Ông nói: "nếu để thời kỳ bối rối của họ đi qua thì còn làm chi được nữa, hiện nay hết sức khẩn cấp. Hay đứng dạy nhảy xổ ra bắt tay thực hiện ngay. Thời đã đến rồi! Thời khó mà dễ mất. Chớ nên nói hãy để sangnăm” (9).

Nguyễn Trường Tộ đã phê phán chính sách của triều đình Huế trong 10 năm (1858 - 1867) là "lầm lạc". Đứng trên tầm cao của lịch sử dân tộc để khuyên triều đình sửa chữa những lầm lạc, ông viết: "Phàm kẻ có chí trong thiên hạ là người khống phải không có lầm lạc ban đầu, mà là người biết thay đổi hành động, không phải không có sai lạc nhưng phải sửa chữa điều sai thành đúng đắn, không xấu hổ vì phải sửa đổi cái cũ, mà xấu hổ vì không làm được điều gì mới, không nhìn lại dĩ vãng mà chuyên mưu việc tương lai, không nghi đến bảo toàn tên tuổi củamình, mà lo lợi ích chung cho đất nước. Thế mới gọi là mới. Nếu sợ rằng trước kia chủ trương sai lầm mà nay phải sửa đổi công việc thì sẽ bị người ta chê cười nên xấu hổ không làm, thế thỉ không biết chính vì không chịu thay đổi chủ trương mới phải cam chịu sai lầm. Như vậy có đáng hổ thẹn hơn không” ? (10).Theo Nguyễn Trường Tộ, triều đình Huế phải sửa chữa sai lầm bằng cách khẩn trương thực thi chương trình cải cách, hiện đại hóa đất nước.

Thật là đúng đắn khi Nguyễn Trường Tộ nhắc nhở triều đình là, bây giờ mới là cơ hội để làm được nhiều việc. Vừa qúy trọng quá khứ nhưng không nên chi có ngoảnh lại với quá khứ. "Thời đại nào có chế độ ấy, con người sinh ra thời đại nào cũng chỉ đủ làm công việc của thời đại ấy mà thôi. Vậy thì sinh vào thời xưa làm xong công việc của thời xưa, rồi dần dần thời thế đổi đời, làm sao có thể cứ nhất nhất ôm giữ phép xưa mới được ?" (11). Từ đó Nguyễn Trường Tộ khẳng định, sứ mệnh của người Việt Nam, của triều đinh Huế cuối thế kỷ XIX là canh tân đất nước, làm cho đất nước phú cường để bảo vệ độc lập dân tộc và đưa đất nước phát triển ngang hàng với các nước văn minh trên thế giới lúc bấy giờ.

Nguyễn Trường Tộ qua đời cách đây 120 năm, nhưng ngày nay khi đọc lại những tác phẩm của ông để lại, chúng ta không chỉ khâm phục tinh thần dân tộc cao cả của ông, tri thức khoa học uyên bác của ông mà chúng ta còn ngạc nhiên về những phương pháp, quan điểm trong sự nghiên cứu của ông. Chính từ ý thức dân tộc cao cả ấy, tri thức khoa học uyên bác ấy và với những quan điểm nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu ấy mà những tác phẩm, tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ đã vượt lên trên tất cả những người có học thức và muốn cứu nước đương thời, phù hợp với xu thế của thời đại và yêu cầu của lịch sử dân tộc lúc bấy giờ. Và cho đến nay, những vấn đề mà Nguyễn Trường Tộ nêu ra, những giá trị tư tưởng của ông vẫn còn có ý nghĩa thời sự.


(l) Nguyễn Trường Tộ.Di thảo số 3 (bài Trần Tình). Xem Trương Bá Cần.Nguyễn Trường Tộ: Con ngườivà di thảo. Nxb TP. HIồ Chí Minh, 1988, tr.123.

(2) Nguyễn Trường Tộ.Di thảo số 52 (Canh tân và mở rộng quan hệ ngoại giao). Sđd, tr.391.

(3) Nguyễn Trường Tộ.Di thảo số 9 (về việc mua tàuLondon). Sđđ tr.168.

(4) Nguyên Trường Tộ.Di thảo số 1 (Bàn về những tình thế lớn trong thiên hạ).Sđd, tr.l07.

(5) Nguyên Trường Tộ.Di thảo sổ 27 (Tám điều cần làm). Sđd, ti.229.

(6) Nguyễn Trường Tộ, như trên, tr.229.

(7) Nguyễn Trường Tộ.Di thảo số 18 (về việc học thực dụng), Sđd, tr.193.

(8) Nguyễn Trường Tộ.Di thảo số 52 (Canh tân và mở rộng quan hệ ngoại giao). Sđđ, tr.393.

(9) Nguyễn Trường Tộ.Di thảo số 27 (Tám điều cần làm) Sđd, tr.230.

(10) Nguyễn Trường Tộ -như trên.

(11) Nguyễn Trường Tộ -như trên, tr. 225.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời

    27/10/2005Nguyên PhướcNguyễn Trường Tộ là ai? Đó là một nhân vật lịch sử nổi bật với tinh thần cách tân đất nước mà cho đến ngày nay, tư tưởng của ông vẫn còn mang giá trị thời cuộc...